Báo Cáo Ngành hàng lúa gạo của Đài Loan trong bối cảnh hội nhập WTO

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Gạo, biểu tượng của nền nông nghiệp Đài Loan, là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong các cuộc đàm phán kéo dài bắt đầu từ năm 1992. Tuy nhiên, theo những điều khoản thoả thuận gần đây với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Đài Loan đã cam kết mở cửa thị trường trong đó bao gồm cam kết dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với nhập khẩu gạo. Song song với việc mở cửa dần dần từng bước một ngành hàng lúa gạo vốn đã từng đóng kín và bảo hộ cao, Đài Loan cũng tiến hành điều chỉnh chính sách gạo để phù hợp với tình hình mới.

    Vai trò của lúa gạo trong sản xuất nông nghiệp

    Trong 5 thập kỷ qua, ngành lúa gạo Đài Loan có những biến chuyển mạnh mẽ. Ngành gạo vốn là phương tiện chính giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của Chính phủ như thu thuế, tự cung tự cấp, thu ngoại tệ và bình ổn giá cả. Ước tính, hỗ trợ đối với gạo chiếm khoảng 30-40% tổng trợ cấp của chính phủ đối với ngành nông nghiệp. Do tỷ lệ bảo hộ cao nên lúa vẫn là cây nông nghiệp chủ đạo được trồng với diện tích lớn và chiếm tỷ trọng lớn đất nông nghiệp.

    Hơn 25 năm qua, ngành lúa gạo Đài Loan đã giảm sút đáng kể. Sau khi đạt mức cao 2,7 triệu tấn (quy ra gạo lức), sản lượng gạo giảm xuống chỉ còn gần 1,5 triệu tấn năm 2000. Chương trình thu mua không hạn chế kết thúc vào năm 1977 là nhân tố chính gây nên sự sụt giảm này trước khi thực hiện chương trình đa dạng hoá cây trồng lần đầu tiên năm 1984.

    Mặc dù vẫn là một cây trồng quan trọng ở Đài Loan nhưng lúa không còn chiếm vị trí số một trong sản xuất nông nghiệp kể từ năm 1986 do tốc độ tăng trưởng mạnh của các sản phẩm giá trị cao, đặc biệt là thịt lợn. Trong khi đó, tiêu thụ gạo, thực phẩm thiết yếu của Đài Loan trong mấy thấp kỷ qua cũng giảm sút đáng kể. Kết quả của sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và đa dạng hoá chế độ ăn hàng ngày.

    Năm 1999, bình quân mỗi người dân tiêu thụ khoảng 54,9 kg gạo (chủ yếu là gạo hạt ngắn), chỉ bằng một nửa so với 2 thập kỷ trước. Vai trò của xuất khẩu gạo cũng chuyển từ xuất khẩu thu ngoại tệ sang giảm tồn kho với chi phí tài chính quá cao. Kể từ khi ký kết hiệp định về gạo với Mỹ năm 1984, xuất khẩu gạo của Đài Loan không nhiều do giá cả không cạnh tranh.

    Thực tế, việc trồng lúa không còn sức hấp dẫn bởi thiếu những ưu đãi mới cho nông dân. Thêm vào đó, giá đất và nhân công đều tăng làm chi phí sản xuất lúa cao. Đài Loan để mất những lợi thế cạnh tranh đã từng có trong sản xuất gạo như chi phí nhân công rẻ, đất đai sẵn có và nguồn nước dồi dào. Hiện nay, nông dân vẫn duy trì 2 vụ một năm ở hầu hết các khu vực phía Bắc.

    Nhiều nông dân đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn, có nên từ bỏ trồng lúa- nền tảng nông nghiệp Đài Loan hay không. Nông dân Đài Loan từ bao đời nay toàn trồng lúa và các hệ thống tưới đều được thiết kế cho phù hợp với sản xuất gạo. Lúa gạo ở Đài Loan ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão so với các loại cây trồng khác. Ngoài ra, các loại sâu bọ và dịch bệnh của lúa gạo đều bị khống chế hiệu quả. Máy móc thiết bị để sản xuất gạo khá tiên tiến.

    Và quan trọng hơn cả, không phải cạnh tranh với gạo nhập khẩu, giá mua của chính phủ bảo đảm cho người nông dân có thu nhập tương đối khá. Kết quả là diện tích trồng lúa (trên tổng số diện tích đất nông nghiệp) chỉ giảm nhẹ từ 49% giai đoạn 1960-1962 xuống còn 38% giai đoạn 1998-2000. Các trang trại trồng lúa vẫn chiếm hơn 40% tổng số trang trại mặc dù hầu hết nông dân chỉ làm việc nửa ngày. Sản xuất lúa vẫn là ngành chủ đạo, đóng góp hơn 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...