Luận Văn Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực châu Á

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Lời nói đầu 4
    Chương I: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy khu vực châu á . 6
    I. Vai trò của ngành giấy trong nền kinh tế thị trường 6
    II. Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy các nước trong
    khu vực châu á 10
    1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng giấy 10
    2. Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng giấy 17
    2.1. Thị trường bột giấy 17
    2.2. Thị trường giấy loại 19
    2.3. Thị trường giấy thành phẩm 20
    III. Dự báo nhu cầu của thế giới và khu vực đối với mặt hàng giấy
    trong thời gian tới 21
    1. Thị trường giấy 21
    2. Thị trường bột giấy 24


    Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy
    Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực 26
    I. Vài nét khái quát về lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam 26
    1. Nghề làm giấy cổ truyền và những tiền đề để phát triển ngành giấy ở
    Việt Nam 26
    2. Vài nét về công nghiệp giấy nước ta 30
    II. Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong
    những năm gần đây 33
    1. Tình hình sản xuất các mặt hàng giấy của Việt Nam 33
    2. Tình hình tiêu thụ các mặt hàng giấy của Việt Nam 38
    2.1.Tình hình tiêu thụ trong nước 38
    2.2. Tình hình xuất khẩu ra nước ngoài 40
    3. Tình hình nhập khẩu các mặt hàng giấy từ nước ngoài 41
    3.1. Thị trường nhập khẩu 41
    3.2. Kim ngạch nhập khẩu 42
    III. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
    ngành giấy Việt Nam 44
    1. Khó khăn 44
    1.1. Còn quá nhiều bất cập trong việc cung cấp nguyên liệu cho
    ngành giấy 44
    1.2. Công nghệ lạc hậu 48
    1.3. Trình độ quản lý yếu kém 49
    1.4. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp 50
    1.5. Thủ tục phê duyệt dự án đầu tư phức tạp và kéo dài 53
    1.6. Quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm chạp 54
    2. Thuận lợi 55
    2.1. Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giấy tương đối lớn 55
    2.2. Vùng nguyên liệu trong nước rất rộng lớn 56
    2.3. Đây là ngành được Nhà nước quan tâm đầu tư 59



    Chương III: Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của
    ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực . 61
    I. Các cơ hội và thách thức đối với ngành giấy Việt Nam trong điều kiện
    hội nhập kinh tế khu vực 61
    1. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam 61
    2. Các cơ hội 64
    3. Các thách thức 66
    II. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam 67
    1. Về phía Nhà nước 67
    1.1. xây dựng phương án chủ động về nguyên liệu cho ngành giấy 67
    1.2. Xúc tiến việc triển khai các dự án đầu tư cho ngành giấy 74
    1.3. Định hướng lại chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường 75
    1.4. Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngành giấy 77
    2. Về phía doanh nghiệp 78
    2.1. Nâng cao trình độ công nghệ 78
    2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm 83
    2.3. Nâng cao trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 85
    2.4. Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại 86
    Kết luận . 88
    Tài liệu tham khảo .90



    Lời nói đầu
    Trước khi giấy viết ra đời, ngay từ thời cổ con người đã biết viết, biết vẽ trên nhiều chất liệu khác nhau như đá, mai rùa, xương thú vật, đất sét, đất nung, thẻ tre, nứa, trúc, lá cọ, lụa, đồng, . Từ xa xưa, ở nước ta, cả người Kinh lẫn người Thái, Mường, Tày, Nùng, Chăm, Khơmer, . đều đã biết viết vẽ trên một số chất liệu như vậy.
    Ngày nay, người ta đã khẳng định một người Trung Quốc tên là Thái Luân sống vào đầu thời Hán chính là người đầu tiên phát minh ra giấy. Ông được người Trung Quốc tôn làm ông Tổ của nghề làm giấy. Giấy viết ra đời thực sự đánh dấu một bước phát triển cao của khoa học - kỹ thuật và đưa loài người bước vào kỷ nguyên văn minh. Giấy là loại sản phẩm đặc biệt, phục vụ rộng rãi các lĩnh vực từ văn hoá, giáo dục, sản xuất công nông nghiệp đến những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Chính vì thế, đã có lúc người ta đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia qua lượng tiêu thụ giấy bình quân đầu người của nước đó. Ngành giấy, vì thế, đã trở thành một ngành được xã hội dành cho nhiều ưu đãi. Ngành giấy Việt Nam cũng vậy, cũng được Nhà nước dành cho rất nhiều ưu đãi và đã có một lịch sử phát triển tương đối lâu dài.
    Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là một xu thế diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở Việt Nam. Đứng trước xu thế đó, ngành giấy - một ngành được coi là "đứa con cưng" của công nghiệp Việt Nam - sẽ làm gì để khắc phục những khó khăn, thách thức do quá trình hội nhập đặt ra, làm gì để tận dụng những cơ hội mà hội nhập đem lại và làm gì để biến những thách thức thành cơ hội cho chính mình? Câu hỏi đó chính là lý do thúc đẩy tôi tìm hiểu sâu hơn về ngành giấy Việt Nam để có thể đóng góp một số giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại của ngành giấy, đưa ngành giấy bắt kịp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực của cả nước hiện nay.

    Tôi đã chọn đề tài: "Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực châu á" cho luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn bao gồm các phần sau:
    ã Chương I: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy khu vực châu á
    ã Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực
    ã Chương III: Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực
    Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thạc sĩ Phạm Thu Hương, xin cảm ơn Khoa kinh tế ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...