Báo Cáo Ngành điện lực ứng dụng và phát triển các công trình quản lý sử dụng Công nghệ thông tin

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: Cơ sở lý luận.
    1.1. Lý luận về dự án và quản lý dự án đầu tư.
    1.1.1. Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư.
    1.1.1.1. Khái niệm dự án.
    1.1.1.1.1. Khái niệm.
    Có nhiều cách định nghĩa dự án. Tuỳ theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh
    nào đó. Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án: cách hiểu “tĩnh” và
    cách hiểu “động”. Theo cách hiểu thứ nhất “tĩnh” thì dự án là hình tượng về một tình
    huống (một trạng thái) mà ta muốn đạt tới. Theo cách hiểu thứ hai “động” có thể định
    nghĩa dự án như sau:
    Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ
    thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế
    hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
    Như vậy theo định nghĩa này thì:
    - Dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác
    định.
    - Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà phải cấu trúc nên một thực
    thể mới.
    Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa dự án như sau:
    Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy
    nhất.
    Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính:
    2
    - Nỗ lực tạm thời (hay có thời hạn). Nghĩa là, mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt
    đầu và điểm kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu của dự án đã đạt được
    hoặc khi xác định rõ ràng mục tiêu của dự án không thể đạt được và dự án bị loại bỏ.
    - Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất là sản phẩm
    hoặc dịch vụ khác biệt so với những sản phẩm tương tự đã có hoặc dự án khác.
    Dù định nghĩa khác nhau nhưng có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của khái
    niệm dự án như sau:
    - Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm
    nhiệm vụ cần được thực hiện với một bộ kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu
    cầu nào đó. Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ
    phận khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về
    thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
    - Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Nghĩa là, giống
    như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có
    thời điểm bắt đầu và kết thúc.
    - Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận
    quản lý chức năng với quản lý dự án Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên
    hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ
    quan quản lý nhà nước . Tuỳ theo tính chất và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia
    của các thành phần trên là khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và nhóm
    quản lý dự án thường xuyên có quan hệ lẫn nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm
    vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Vì mục tiêu của dự
    3
    án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận
    quản lý khác.
    - Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ). Khác với quá
    trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản
    xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là
    duy nhất. Lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, nhiệm vụ không lặp lại .
    - Môi trường hoạt động “va chạm”. Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia
    nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của một tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và
    với các bộ phận chức năng khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị . Một số trường hợp,
    các thành viên quản lý dự án thường có hai thủ trưởng trong cùng một thời gian nên
    sẽ gặp khó khăn không biết thực hiện quyết định nào của cấp trên khi hai lệnh mâu
    thuẫn nhau.
    - Tính bất định và độ rủi ro cao. Hầu hết các dự án đòi hỏi lượng tiền vốn, vật tư
    và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời
    gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro
    cao.
    1.1.1.1.2. Chu kỳ của dự án đầu tư.
    Chu kỳ của hoạt động đầu tư là các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu
    từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động.
    Ta có thể minh hoạ chu kỳ của dự án theo sơ đồ sau đây:
    Chu kỳ một dự án đầu tư được thể hiện thông qua ba giai đoạn: Giai đoạn tiền đầu tư
    (Chuẩn bị đầu tư), giai đoạn đầu tư (Thực hiện đầu tư) và giai đoạn vận hành các kết
    quả đầu tư (Sản xuất kinh doanh)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...