Tiểu Luận Ngành dệt may Việt Nam với thị trường Trung Quốc - Những thách thức và cơ hội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I- Thực trạng ngành Dệt - May Việt nam, mỗi quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc
    1. Thực trang ngành Dệt - may Việt nam

    Vào thập kỷ 90 của thế kỉ XX ngành Dệt - may Việt nam đã có những thay đổi căn bản từ nhận thức đến hoạt động thực tiễn, từ thiết bị đến công nghệ sản phẩm. Từ chỗ, chỉ lo sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước và thực hiện một phần theo Nghị định thư với Liên xô cũ và các nước XHCN Đông âu; đầu vào, đầu ra do Nhà nước quyết định. Nhưng sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tự làm từ đầu đến cuối: từ chọn mua nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tự quyết định giá mua, giá bán. Đến nay, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định mình, đứng vững và phát triển ổn định; sản phẩm của ngành Dệt - may Việt nam đã thoả mãn một phần nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và có kim ngạch xuất khẩu lớn sang các thị trường khó tính trên thế giới như: EU, Nhật Bản, Mỹ.
    Ngành Dệt - Việt nam có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cung cấp mặt hàng thiết yếu cho xã hội, mở rộng xuất khẩu và đóng góp nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm bình quân từ 9  11% ngành công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 chiếm 14,6% so với kim ngạch xuất khẩu cả nước và tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động công nghiệp.
    Tuy vậy, ngành Dệt - may Việt Nam còn gặp các khó khăn và chứa đựng các yếu kém tồn tại:
    - Môi trường kinh tế vĩ mô có nhiều bất cập:
    + Hệ thống tài chính - ngân hàng, giá cả chưa thật sự được xây dựng theo các qui luật kinh tế cơ bản của thị trường, nhiều chính sách còn mang dấu ấn của cơ chế bao cấp áp đặt cho qui luật kinh tế khách quan.
    + Chưa có hệ thống văn bản pháp quy (Luật) để khuyến khích cạnh tranh hợp pháp và kiểm soát độc quyền (trong nền kinh tế thị trường không thể thiếu "Luật chống độc quyền" và "Luật chống phá giá"). Trong thể chế quản lý, các yếu tố của thị trường chưa hoàn chỉnh: nhất là thị trường đất đai, thị trường bất động sản, thị trường lao động. Khung pháp luật chưa đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh, lại hay thay đổi, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp; họ không thể xoay xở kịp một khi cơ chế, chính sách thay đổi, do đó nhiều khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, gây ra thua lỗ. Phần việc tìm kiếm thị trường cho đầu ra sản phẩm đang là đòi hỏi gay gắt của các doanh nghiệp, thế nhưng chỉ riêng bản thân doanh nghiệp không thể giải quyết nổi, trong khi đó hiện nay thì sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước còn quá yếu. Đó là chưa kể những thủ tục hành chính, những hành vi nhũng nhiễu của không ít bộ máy hành chính đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, ví dụ: còn chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.
    - Hệ thống quản lý hành chính còn có quá nhiều cấp, ngành trực tiếp can thiệp công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Tình trạng phân cấp trên dưới, ngang dọc chưa rõ ràng đã gây ra tình trạng doanh nghiệp chịu nhiều cấp, nhiều ngành cùng ra sức "tăng cường quản lý", nhưng khi có rủi ro chỉ có giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Việc phân chia "quốc doanh Trung ương", "quốc doanh địa phương" đã tạo ra nhiều bất hợp lý ảnh hưởng đến kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nếu so với doanh nghiệp dân doanh thì doanh nghiệp Nhà nước đang được nhiều ưu đãi, nhất là trong việc vay vốn; nếu không trả được thì giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ hoặc chuyển từ vốn vay sang vốn ngân sách cấp. Một số doanh nghiệp được hưởng ưu thế độc quyền, không phải đặt trong thế cạnh tranh, trong một sân chơi bình đẳng với doanh nghiệp dân doanh. Điều này tưởng như là ưu ái với doanh nghiệp Nhà nước vì vị trí và vai trò của nó, thế nhưng đã gây cho doanh nghiệp nhà nước tâm lý ỷ lại, thiếu tích cực nâng cao hiệu quả kinh doanh.
    - Trong mỗi một doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức quản lý còn quá cồng kềnh so với doanh nghiệp dân doanh; biên chế doanh nghiệp Nhà nước nhiều gấp tới 2  3 lần so với doanh nghiệp dân doanh cùng ngành nghề và qui mô. Cùng có số tài sản cố định như nhau nhưng doanh nghiệp nghiệp Nhà nước có số lượng lao động hành chính văn phòng gấp nhiều lần doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
    - Thực lực và quyền tự chủ của doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều hạn chế, trong gần 600 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần tham gia xuất khẩu hàng dệt may dưới nhiều hình thức thì số doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 triệu USD trở lên chưa quá 5% và đạt kim ngạch từ 1 triệu USD trở lên chưa quá 30%, trong đó xét về giá trị thực thu còn nhỏ hơn nhiều (chỉ đến 25  30%) do hàng xuất là gia công.
    Nhiều doanh nghiệp khi đầu tư thì dự án trình duyệt đều nêu có hiệu quả, việc phê duyệt dự án còn mang tính hình thức, tạo tâm lý thụ động, khi sai - không hiệu quả thì thường không được quy rõ trách nhiệm nên sai lầm vẫn tiếp diễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...