Luận Văn Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy
    nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải,
    góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành
    kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị
    vượt trội. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, các
    nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, .đã rất chú
    trọng phát triển ngành công nghiệp ô tô của riêng mình trong quá trình công
    nghiệp hoá để phục vụ không chỉ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các
    thị trường khác.
    Đứng trước thực tế hàng năm nước ta bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để nhập khẩu xe
    ô tô trong khi xuất khẩu gạo của 70% dân số lao động trong ngành nông nghiệp
    chỉ thu về được tiền triệu, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp
    ô tô của riêng mình với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến
    tới xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của
    ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện
    lợi thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh
    nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng. Nhưng sau 12
    năm xây dựng và phát triển ngành, công nghiệp ô tô Việt Nam dường như vẫn
    chỉ ở điểm xuất phát.
    Thực tế này đã buộc Chính phủ phải yêu cầu các cơ quan Bộ Ngành liên quan,
    các doanh nghiệp trong ngành cùng vào cuộc nhằm vạch ra một chiến lược cụ
    thể cho việc phát triển ngành. Bởi lúc này đây họ đã ý thức được tính cấp thiết
    và bức bách cần phải xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp ô tô thực sự
    của riêng Việt Nam.
    Chính vì thế, người viết đã chọn đề tài "Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực
    trạng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển" với hi vọng góp phần cùng tìm hiểu
    Ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển
    Trần Thị Bích Hường - Anh8 - K38 - KTNT 2
    thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đồng thời nghiên cứu
    con đường đi tới tương lai của ngành công nghiệp này.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu thực trạng của ngành công ngiệp ô tô Việt Nam và quá trình hình thành
    và phát triển, phân tích những khó khăn tồn tại cũng như những cơ hội và thách
    thức đối với việc xây dựng và phát triển ngành trong thời gian tới nhằm giúp cho
    bản thân, những người trong và ngoài ngành hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng
    của ngành công nghiệp này, từ đó mỗi người có cái nhìn đúng đắn hơn về hiện
    tại và cả tương lai của ngành nhằm khuyến khích sự đóng góp của mỗi cá nhân,
    tổ chức cho sự phát triển của ngành công nghiệp cực kỳ quan trọng này trong
    quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá nước nhà.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề liên quan đến ngành công
    nghiệp ô tô của Việt Nam trong thời gian qua như quá trình hình thành và phát
    triển, thực trạng cũng như định hướng phát triển ngành trong thời gian tới của
    Chính phủ. Người viết tập trung đi sâu nghiên cứu các chính sách của Nhà nước
    đối với việc xây dựng và phát triển ngành đồng thời phân tích những khó khăn và
    tồn tại của ngành công nghiệp này từ đó mạnh dạn đưa ra các giải pháp đẩy
    mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp này.
    Để làm rõ thêm đối tượng của đề tài, phạm vi nghiên cứu mở rộng sang nghiên
    cứu ngành công nghiệp ô tô của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và các
    nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và một số nước khác nhằm cung
    cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện hơn về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
    đồng thời đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong con đường xây dựng và phát
    triển ngành công nghiệp ô tô quan trọng của nước mình.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để làm rõ đề tài này, người viết lựa chọn các phương pháp tổng hợp, thống kê,
    so sánh, phân tích và phương pháp quy nạp, diễn giải.
    5. Kết cấu khoá luận
    Ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển
    Trần Thị Bích Hường - Anh8 - K38 - KTNT 3
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    của khoá luận bao gồm ba chương:
    Chương I: Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô thế
    giới
    Chương II: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
    Chương III: Giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp ô
    tô Việt Nam
    Người viết thực sự đã rất cố gắng để mang đến cái nhìn toàn cảnh về nền công
    nghiệp ô tô Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu là một đề tài lớn và phức
    tạp, cùng với những hạn chế về mặt thời gian và tài liệu nên khoá luận này
    không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi mong nhận được những ý kiến
    đóng góp của thầy cô và bạn đọc quan tâm đến đề tài này, để bản khoá luận
    được hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...