Báo Cáo Ngân sách nhà nước, thực trạng và giải pháp đảm bảo ổn định thu ngân sách nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Tính cần thiết của việc nghiên cứu đề tài:
    Ngân sách Nhà nước (NSNN), hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "NSNN" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN. NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Để có kinh phí chi các hoạt động đó, Nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN bảo đảm cho các hoạt động điều chỉnh nền kinh tế, xã hội Vì vậy, ổn định thu NSNN là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới.

    2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về thu ngân sách và các phạm trù liên quan đến thu ngân sách, đi vào thực tiễn thu ngân sách ở nước ta sau khi gia nhập WTO, giải pháp nhằm ổn định thu NSNN.

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề thu ngân sách và các giải pháp nhằm ổn định thu ngân sách.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Không gian: Nền kinh tế Việt Nam.
    + Thời gian: Trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
    4. Phương pháp nghiên cứu: Quan sát, tìm hiểu, thu thập số liệu, sau đó tiến hành phân tích dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm kiếm được.

    5. Kết cấuđề tài:

    - Lời mở đầu.
    - Phần I: Cơ sở lý thuyết.
    - Phần II: Thực trạng thu ngân sách ở Việt Nam, giải pháp nhằm ổn định thu ngân sách.
    - Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...