Báo Cáo Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội (thực tiễn ở một số nước

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang

    Lời mở đầu 4

    Chương 1: Lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nước 6

    1.1. Ngân sách nhà nước: 6

    1.1.1.Khái niệm và bản chất của NSNN: 6

    1.1.2.Các nguyên tắc quản lý NSNN: 8

    1.1.3.Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường: 9

    1.1.3.1.Vai trò huy động nguồn tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: 9

    1.1.3.2. Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước: 10

    1.2.Thu ngân sách nhà nước: 14

    1.2.1.Khái niệm thu NSNN: 14

    1.2.2.Cơ cấu thu NSNN ở Việt Nam: 15

    1.2.3.Vai trò thu NSNN: 16

    1.3.Chi ngân sách nhà nước: 17

    1.3.1Khái niệm chi NSNN: 17

    ` 1.3.2.Đặc điểm chi NSNN: 18

    1.3.3.Vai trò chi NSNN: 18

    Chương 2: Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội. 23

    2.1. Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: 23

    2.1.1. Vai trò huy động nguồn tài chính của ngân sách nhà nướcđể đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: 23

    2.1.2. Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hỗi của ngân sách nhà nước: 26

    2.1.2.1. Vai trò kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước: 26

    2.1.2.2. Ngân sách là công cụ góp phần ổn định thị trường, giá cả và chống lạm phát: 33

    2.1.2.3. Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội: 37

    2.2. Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Mỹ: 46

    Chương 3: Một số kiến nghị 49

    3.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020: 49

    3.1.1. Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường: 49

    3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020: 51

    3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội: 58

    Kết luận 62










    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong lịch sử loài người, nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn ápvà các nhiệm vụ xã hội.

    Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình nhà nước cần phải có nguồn lực tài chính - đó là cơ sở vật chất cho nhà nước tồn tại và hoạt động – Ngân sách nhà nước. Điều đó cũng giải thích vì sao sự hình thành, phát triển của ngân sách Nhà nước luôn gắn với sự ra đời của Nhà nước.

    Ngày nay nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò của ngân sách nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Vì vậy phát triển kinh tế xã hội bền vững là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, trong đó Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng vai trò chủ đạo.

    Ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ vởi tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính đặc bịêt là tài chính doanh nghiệp và tín dụng. Hơn nữa NSNN là kế hoạch tài chính vi mô là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính quyết định sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng thực hiện công bằng xã hội.

    Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng tôi chọn đề tài “NSNN nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tễ xã hội ở các nước và Việt Nam hiện nay” với mong muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về ngân sách nhà nước, thực tiễn chi ngân sách cho phát triển kinh tế xã hội ở một số nước và Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đưa ra những kiến nghị và biện pháp cho Việt Nam trong thời gian tới.


    Kết cấu đề tài:

    Chương I: Những lý luận cơ bản về NSNN.

    Chương II: Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

    Chương III: Một số kiến nghị.

    Tuy nhiên, NSNN là một vấn đề mang tính vĩ mô, với trình độ hiểu biết cũng như trình độ lý luận có hạn nên bài viết của nhóm không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

    Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thanh Dương đã hướng dẫn và góp ý để nhóm nghiên cứu hoàn thành bài viết của này
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...