Tài liệu Ngân hàng và các nghiệp vụ ngân hàng

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngân hàng và các nghiệp vụ ngân hàng


    I. Lý luận chung về ngân hàng
    rong phần này các lý luận chung về ngân hàng sẽ cung cấp một hệ thống kiến thức có
    tính tổng hợp về ngân hàng, để từđó các phần sau của chương sẽđược triển khai xây
    Tdựng dựa trên cơ sở của phần này.


    1.Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng
    Từ khi con người bắt đầu biết sử dụng tiền như là một phương tiện trao đổi và phương
    tiện thanh toán, các nhu cầu về tiền tệ cũng bắt đầu nảy sinh và ngày càng trở nên đa dạng,
    chính điều này đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của một loại hình trung gian tài chính
    chuyên kinh doanh về tiền tệ: các ngân hàng.


    a. Sựra đời của ngân hàng105


    ựra đời của các ngân hàng được đánh dấu bởi sự gia tăng trong sản xuất xã hội,
    Svà cùng với sự lưu hành của đồng tiền vàng. Khi vàng được sử dụng làm tiền tệ
    trong xã hội, con người bắt đầu nảy sinh mong muốn cất trữ vàng của mình tại
    một nơi nào đó an toàn hơn so với để trong nhà. Khi đó, sự lựa chọn tốt nhất là đem vàng đến
    ký gửi tại các hiệu vàng, vốn là nơi trung gian mua bán vàng của khu vực. Để có thể ký gửi
    vàng tại các hiệu vàng này, người dân phải nộp một khoản phí cho thợ vàng vì dịch vụ giữ hộ
    này. Tuy nhiên, các chủ hiệu vàng cũng nhận ra được lợi ích của việc đem số vàng mà mình
    nhận giữ hộ cho những người đang cần tiền vay để lấy lãi. Lâu dần, để có thể có thêm tiền cho
    những người có nhu cầu vay lại, các chủ hiệu vàng không những không thu phí giữ hộ vàng
    mà còn trả tiền lãi cho những người đến gửi vàng. Như vậy, hai nghiệp vụ cơ bản của một
    ngân hàng đã bắt đầu được hình thành, đó là nghiệp vụ huy động tiền gửi và nghiệp vụ cho
    vay106. Sự kết hợp hai nghiệp vụ này tạo ra chức năng cơ bản đầu tiên của các ngân hàng, đó


    là chức năng trung gian tín dụng. Cũng từ phân tích này có thể thấy, nghiệp vụ cho vay ra đời
    đã kéo theo nó là nghiệp vụ tiền gửi, hay nói cách khác, trong giai đoạn ra đời của các ngân
    hàng, nhu cầu cho vay đã quyết định nhu cầu huy động vốn. Và cũng từ lúc các nghiệp vụ
    trung gian tín dụng được hoàn thiện, các thợ vàng đã chuyển vai trò của mình từ những người
    thương nhân thành những ông chủ ngân hàng.
    Cùng lúc đó, với khả năng tập trung vốn, cùng với khả năng cho vay đa dạng, các ngân hàng
    còn đảm nhiệm thêm một vai trò nữa, đó là vai trò trung gian trong các hoạt động mua bán,
    thanh toán giữa các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các chủ thểở những vùng khác nhau và sử
    dụng những đồng tiền khác nhau. Lúc đầu vai trò trung gian thanh toán của các ngân hàng chỉ
    dừng lại ở việc đổi từđồng tiền này sang đồng tiền khác, giúp cho việc thanh toán được dễ
    dàng hơn, nhưng sau đó, các ngân hàng đảm nhận luôn việc làm cầu nối giữa người bán và
    người mua. Và đến lúc này, các ngân hàng đã phát huy chức năng thứ hai, chức năng trung
    gian thanh toán.
    Quê hương của các ngân hàng là nước Ý107, vào khoảng 500 năm trước công nguyên tại đây


    đã bắt đầu xuất hiện những hoạt động cho vay dựa trên cơ sở cầm cố, đặc biệt là vào khoảng
    năm 200 B.C, hoạt động tài chính của toàn bộ khu vực Địa Trung Hải xoay quanh một trung
    tâm, Rome, thủ phủ của đế chế La mã.108 Trong thời kỳđầu, dưới chếđộ xã hội nô lệ và


    phong kiến, hoạt động của các ngân hàng chủ yếu dựa trên quan hệ tín dụng cho vay nặng lãi,
    với lãi suất rất cao, vì vậy đã kìm hãm sự phát triển của quan hệ tín dụng trong xã hội. Chủ nợ
    thường là giai cấp vua chúa phong kiến hay tầng lớp tăng lữ. Con nợ chủ yếu là những người
    sản xuất nhỏ, và một bộ phận là giới quý tộc phong kiến. Nhưng với mức lãi suất có thể lên
    tới 100%/tháng, chếđộ phong kiến đã ngăn cản sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ


    105 Ởđây được hiểu là các ngân hàng thương mại
    106 Còn gọi là nghiệp vụ nợ và nghiệp vụ có của ngân hàng.
    107 Bản thân từngân hàng có nguồn gốc từ một từ tiếng Italia “Banca”, có nghĩa là cái ghế dài “bench”
    108 Có lẽcâu nói nổi tiếng “Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome” một phần bắt nguồn từ lý do này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...