Luận Văn Ngân Hàng TW - Thực trạng & Giải pháp

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngân Hàng TW - Thực trạng & Giải pháp




    Lời nói đầu

    Sau ba mươi năm xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hơn mười năm qua Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCH. Trong hơn mười năm đổi mới vừa qua chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng không chỉ trong nước mà cả trong quan hệ quốc tế. Đồng thời chúng ta cũng phải đối mặt với những vấn đề do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng gây ra. Đóng góp vào những thành tựu to lớn đó, ngành Ngân hàng có những đóng góp đáng kể.

    Có thể nói các hoạt động của ngành Ngân hàng có vai trò không nhỏ cho sự thắng lợi của quá trình đổi mới của đất nước ta. Chính vì vậy, nghiên cứu nắm bắt về vai trò, chức năng, hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung, Ngân hàng Trung Ương nói riêng là sự cần thiết để có thể hiểu rõ thực trạng và đề ra những giải pháp cụ thể cho quá trình phát triển của ngành Ngân hàng và quá trình đổi mới của đất nước. Đối với em chọn đề tài Ngân hàng Trung Ương - Thực trạng và giải pháp ,bởi lẽ đây là một đề tài hay và có tính thực tiễn cao

    Tuy vậy do thời gian có hạn và nhận thức còn chưa thật thấu đáo nên bài làm không tránh khỏi những sai sót, nhược điểm. Em mong thầy cô thông cảm và góp ý cho em.

    Em xin chân thành cảm ơn thầy cô.

    Trong đề tài này, em xin trình bày nội dung chính như sau:

    I. Vai trò và chức năng của Ngân Hàng TW

    II. Thực trạng Ngân Hàng TW trong những năm gần đây

    III. Những giải pháp để khắc phục nhược điểm





    B. Nội dung

    I. Vai trò và chức năng của Ngân hàng Trung Ương

    Để hiểu rõ được thực trạng của Ngân hàng Trung Ương nước ta trước hết chúng ta phải hiểu rõ được vai trò và chức năng chung của mỗi Ngân hàng Trung Ương.

    1.1. Vai trò của Ngân hàng Trung Ương

    Như chúng ta đã biết, ngày nay tất cả các quốc gia lớn nhỏ đều có một Ngân hàng Trung Ương. Ngân hàng này thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản sau:

    - Đóng vai trò chủ Ngân hàng đối với các Ngân hàng thương mại, đảm bảo cho hệ thống Ngân hàng hoạt động không bị trục trặc.

    - Đóng vai trò chủ Ngân hàng đối với chính phủ, gắn trách nhiệm kiểm soát hệ thống tiền tệ và việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ.

    1.2. Các chức năng của Ngân hàng Trung Ương

    Để thực hiện vai trò đó Ngân hàng Trung Ương có những chức năng cơ bản sau đây:

    - Ngân hàng của các Ngân hàng thương mại: Ngân hàng Trung Ương giữ các tài khoản dự trữ cho các Ngân hàng thương mại, thực hiện tiến trình thanh toán cho Ngân hàng thương mại. Như ta đã biết bất kỳ một hệ thống Ngân hàng nào có nguồn dự trữ ít rất dễ bị ảnh hưởng bởi những cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ do đủ dự trữ các Ngân hàng này không để đáp ứng các nhu cầu rút toàn bộ tiền ký gửi cùng một lúc, mọi dấu hiệu của hiện tượng rút tiền nhiều có khả năng trở thành một lời tiên đoán hiện thực khi người ta đổ xô đến rút tiền ra trước làm cho Ngân hàng bị phá sản.Cần phải có sự đảm bảo rằng các Ngân hàng có thể nhận được tiền mặt và chỉ có thể nhận được tiền mặt khi có sự cần thiết. Và chỉ có thể tạo ra tiền mặt với số lượng không hạn chế đó là Ngân hàng Trung Ương.

    - Quản lý nợ và tài trợ thâm hụt với vai trò là chủ Ngân hàng của chính phủ Ngân hàng Trung Ương phải đảm bảo rằng chính phủ có khả năng đáp ứng những khoản chi tiêu khi nó đang có thâm hụt.

    Ngoài các khoản vay từ nước ngoài của chính phủ, có hai cách tài trợ cho nhu cầu vay mượn của khu vực công cộng. Thứ nhất, chính phủ có thể vay tiền của dân và trong nước bằng cách bán ra các chứng khoán tài chính, kỳ phiếu của chính phủ và công trái cho công chúng. Điều này được thực hiện như sau. Chính phủ bán các chứng khoán cho Ngân hàng lấy tiền mặt bù đắp cho nhưng thâm hụt. Đến lượt mình Ngân hàng Trung Ương tiến hành một nghiệp vụ thị trường mở bán những chứng khoán này trên thị trường mở để lấy tiền mặt.

    - Kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế. Một Ngân hàng Trung Ương có thể tác động đến việc cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế do vậy lượng cung ứng tiền tệ một phần là một khoản nợ của Ngân hàng Trung Ương và một phần là những khoản nợ của các Ngân hàngthương mại. Có ba công cụ quan trọng nhất mà Ngân hàng Trung Ương có thể sử dụng để tác động đến lượng cung ứng tiền tệ: Dự trữ bắt buộc tỉ suất chiết khấu và những nghiệp vụ của thị trường mở.

    + Dự trữ bắt buộc.

    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một tỷ lệ tối thiếu dự trữ tiền mặt so với các khoản ký gửi mà Ngân hàng Trung Ương yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải duy trì.

    + Tỷ lệ chiết khấu

    Tỷ lệ chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng Trung Ương tính với các Ngân hàng thương mại khi họ muốn vay tiền khi tỷ suất chiết khấu còn là một phần quan trọng trong kiểm soát tiền tệ


    + Nghiệp vụ thị trường mở

    Một nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành khi Ngân hàng Trung Ương thay đổi cơ số tiền bằng cách mua vào hoặc bán ra các chứng khoán tài chính trên thị trường mở.

    II. Thực trạng Ngân hàng Trung Ương trong những năm gần đây

    Trong bối cảnh chung nền kinh tế, hoạt động Ngân hàng trong những năm gần đây cũng luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc đặt ra, trong đó đáng chú ý là do tình hình kinh tế trì trệ nên việc mở rộng đầu tư tín dụng của các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn; hiệu quả kinh doanh của nhiều Ngân hàng giảm sút. Tuy vậy với những cố gắng, lỗ lực trong những năm qua Ngân hàng nói chung, Ngân hàng Trung Ương nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    2.1. Điều hành cung ứng tiền

    Như chúng ta đã biết Ngân hàng Trung Ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền, nên toàn bộ lượng tiền mặt đang lưu hành hợp pháp đều do Ngân hàng Trung Ương phát hành. Căn cứ để cung ứng tiền cho nền kinh tế là dựa vào nhu cầu tiền phục vụ cho trao đổi hàng hoá và chi trả dịch vụ.

    Như vậy, tiền trong lưu thông không chỉ có tiền mà còn có các loại tiền gửi. Song để có tiền mặt lưu hành phải có một quá trình phát hành tiền của Ngân hàng Trung Ương. Ở Việt Nam hiện nay, tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn khá cao.

    Năm 1992 chiếm 39%

    Năm 1993 chiếm 45%

    Năm 1994 chiếm 42%

    Năm 1995 chiếm 34%

    Năm 1996 chiếm 33%

    Năm 1997 chiếm 30,8%

    Năm 1998 chiếm 26,6%

    Năm 1999 chiếm 29,1%

    Thanh toán không dùng tiền mặt thường được áp dụng cho các chi trả giữa các doanh nghiệp lớn.

    Như vậy việc đIều hành cung ứng tiền tệ là mục tiêu của chính phủ. Mức cung ứng tiền năm 1999 đạt 100 % kế hoạch và thực hiện tốt các mục tiêu chỉ định của chính phủ.

    2.2. Công cụ lãi suất

    Trong những năm gần đây, trước tình hình thiểu phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Ngân hàng Trung Ương đã điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất trần và được điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ và theo xu hướng nới lỏng tiền tệ giảm tiền tệ lãi suất cho vay đối với nền kinh tế nhằm thực hiện chỉ đạo của chính phủ về các giải pháp kích cầu. Trong nửa đầu năm 1999 Ngân hàng Trung Ương đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay VNĐ từ mức 1,25 % / tháng đối với vay trung, dài hạn và 1,2 % / tháng đối với vay ngắn hạn xuống 0,85 % / tháng với khu vực đô thị và 1 % / tháng đối với khu vực nông thôn. LãI suất huy động ngoại tệ của các pháp nhân cũng được điều chỉnh giảm từ 3 - 3,5 % / năm xuống còn 2,5 - 3 % / năm, nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất phù hợp với việc giảm trần lãi suất VNĐ


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...