Luận Văn Ngân Hàng TW - Thực trạng & Giải pháp

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngân Hàng TW - Thực trạng & Giải pháp

    ​Lời nói đầu
    ​Sau ba mươi năm xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hơn mười năm qua Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCH. Trong hơn mười năm đổi mới vừa qua chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng không chỉ trong nước mà cả trong quan hệ quốc tế. Đồng thời chúng ta cũng phải đối mặt với những vấn đề do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng gây ra. Đóng góp vào những thành tựu to lớn đó, ngành Ngân hàng có những đóng góp đáng kể “Bởi vậy trong hội nghị giám đốc Ngân hàng tổ chức tại Hà Nội trong các ngày 1 - 2 / 2 / 1999, đồng chí Lê Khả Phiêu ( nguyên tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ) nêu bật những khó khăn thuận lợi cũng như thành tựu của Ngân hàng Trung Ương đồng thời cũng đánh giá cao những lỗ lực của ngành Ngân hàng trong quá trình đổi mới của đất nước “. Trích thông báo kết luận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 77 - TP/ VP5 ngày 12/ 2/ 1999.
    Có thể nói các hoạt động của ngành Ngân hàng có vai trò không nhỏ cho sự thắng lợi của quá trình đổi mới của đất nước ta. Chính vì vậy, nghiên cứu nắm bắt về vai trò, chức năng, hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung, Ngân hàng Trung Ương nói riêng là sự cần thiết để có thể hiểu rõ thực trạng và đề ra những giải pháp cụ thể cho quá trình phát triển của ngành Ngân hàng và quá trình đổi mới của đất nước. Đối với em chọn đề tài Ngân hàng Trung Ương - Thực trạng và giải pháp ,bởi lẽ đây là một đề tài có tính thực tiễn cao

    B. Nội dung
    I. Vai trò và chức năng của Ngân hàng Trung Ương
    Để hiểu rõ được thực trạng của Ngân hàng Trung Ương nước ta trước hết chúng ta phải hiểu rõ được vai trò và chức năng chung của mỗi Ngân hàng Trung Ương.
    1.1. Vai trò của Ngân hàng Trung Ương
    Như chúng ta đã biết, ngày nay tất cả các quốc gia lớn nhỏ đều có một Ngân hàng Trung Ương. Ngân hàng này thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản sau:
    + Nó đóng vai trò chủ Ngân hàng đối với các Ngân hàng thương mại, đảm bảo cho hệ thống Ngân hàng hoạt động không bị trục trặc.
    + Nó đóng vai trò chủ Ngân hàng đối với chính phủ, gắn trách nhiệm kiểm soát hệ thống tiền tệ và việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ.
    1.2. Các chức năng của Ngân hàng Trung Ương
    Để thực hiện vai trò đó Ngân hàng Trung Ương có những chức năng cơ bản sau đây:
    - Ngân hàng của các Ngân hàng thương mại: Ngân hàng Trung Ương giữ các tài khoản dự trữ cho các Ngân hàng thương mại, thực hiện tiến trình thanh toán cho Ngân hàng thương mại và hoạt động như một “ người cho vay của phương sách cuối cùng của các Ngân hàng thương mại trong trường hợp khẩn cấp“. Bởi lẽ hệ thống Ngân hàng hiện đại với nguồn dự trữ ít ỏi cho phép xã hội tạo ra phương tiện trao đổi với lượng đầu vào tương đối ít về các nguồn lực khan hiếm đất đai, lao động và vốn. Tuy nhiên vẫn phải trả một cái giá cho việc tạo ra một cách có hiệu quả của các phương tiện trao đổi này. Nhưng ta đã biết bất kỳ một hệ thống Ngân hàng nào có nguồn dự trữ giỏi dễ bị ảnh hưởng bởi những cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ do các Ngân hàng này không đủ dự trữ để đáp ứng các nhu cầu rút toàn bộ tiền ký gửi cùng một lúc, mọi dấu hiệu của hiện tượng rút tiền nhiều có khả năng trở thành một lời tiên đoán hiện thực khi người ta đổ xô đến rút tiền ra trước làm cho Ngân hàng bị phá sản. Để tránh cho việc khủng hoảng đó trước tiên cần đảm bảo cho người gửi tin rằng Ngân hàng không bao giờ nói dối. Cần phải có sự đảm bảo rằng các Ngân hàng có thể nhận được tiền mặt và chỉ có thể nhận được tiền mặt khi có sự cần thiết. Và chỉ có thể tạo ra tiền mặt với số lượng không hạn chế đó là Ngân hàng Trung Ương.
    - Quản lý nợ và tài trợ thâm hụt với vai trò là chủ Ngân hàng của chính phủ Ngân hàng Trung Ương phải đảm bảo rằng chính phủ có khả năng đáp ứng những khoản chi tiêu khi nó đang có thâm hụt.
    Hãy tạm gác khả năng chính phủ có thể vay từ bên ngoài, có hai cách tài trợ cho nhu cầu vay mượn của khu vực công cộng. Thứ nhất, chính phủ có thể vay tiền của dân và trong nước bằng cách bán ra các chứng khoán tài chính , kỳ phiếu của chính phủ và công trái cho công chúng. Điều này được thực hiện như sau. Chính phủ bán các chứng khoán cho Ngân hàng lấy tiền mặt bù đắp cho nhưng thâm hụt. Đến lượt mình Ngân hàng Trung Ương tiến hành một nghiệp vụ thị trường mở bán những chứng khoán này trên thị trường mở để lấy tiền mặt. Khi quá trình này kết thúc, những người dân giữ trong tay những chứng khoán có lãi của chính phủ nhưng lượng cung lớn tiền tệ không thay đổi. Qua việc chi dùng khoản thâm hụt chính phủ đã đưa trở lại nền kinh tế số tiền mặt mà chính phủ đã rút ra khi bán các chứng khoán và Ngân hàng Trung Ương qua việc bán các chứng khoán này, đã thu hồi số tiền mặt mà chính phủ vay ban đầu. Thứ hai, chính phủ có thể tài trợ cho thâm hụt bằng cách in thêm tiền thực chất loà chính phủ bán chứng khoán cho Ngân hàng Trung Ương lấy tiền mặt trang trải cho khoản chi tiêu vượt quá khoản thuế. Khối lượng các chứng khoán chính phủ nằm trong các Ngân hàng thương mại hay ở các cá nhân các công dân không thay đổi, nhưng cơ số tiền đã tăng lên. Lượng cung ứng tiền đã tăng lên nhiều so với hệ số tiền. Vai trò của Ngân hàng Trung Ương vượt quá việc đảm bảo cho khoản thâm hụt hiện hành được tài trợ bằng cách bán chứng khoán và in tiền. Do chính phủ đã phải gánh chịu một khoản thâm hụt trong quá khứ, nên các Ngân hàng thương mại và các công dân vẫn còn giữ các chứng khoán còn tồn.
    Do vậy lúc nào cũng có một số chứng khoán được chuộc lại. Ngân hàng Trung Ương chịu trách nhiệm bán ra những chứng khoán mới để huy động tiền mua lại những chứng khoán cũ đến hạn phaỉ chuộc. Việc quản lý nợ và tập hợp những đánh giá do đó người mua quyết định chi tiết của chứng khoán mới để phát hành trong các thời điểm tương lai mà đến lúc đó chính phủ cam kết chuộc lại chứng khoán và lãi suất phải trả có sức hấp dẫn đối với người mua.
    - Kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế. Một Ngân hàng Trung Ương có thể tác động đến việc cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế do vậy lượng cung ứng tiền tệ một phần là một khoản nợ của Ngân hàng Trung Ương và một phần là những khoản nợ của các Ngân hàng thương mại. Để hiểu rõ chúng ta mô tả ba công cụ quan trọng nhất mà Ngân hàng Trung Ương có thể sử dụng để tác động đến lượng cung ứng tiền tệ: Dự trữ bắt buộc tỉ suất chiết khấu và những nghiệp vụ của thị trường mở.
    + Dự trữ bắt buộc.
    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một tỷ lệ tối thiếu dự trữ tiền mặt so với các khoản ký gửi mà Ngân hàng Trung Ương yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải duy trì. Nếu một khoản dự trữ bắt buộc đã có hiệu quả các Ngân hàng thương mại có thể giữ lượng tiền mặt cao hơn lượng dự trữ tiền mặt theo yêu cầu, nhưng không được giữ ít hơn. Nếu lượng tiền mặt của họ giảm xuống thấp hơn lượng dự trữ bắt buộc họ phải vay tiền ngay, thường họ phải vay tiền của Ngân hàng Trung Ương để khôi phục lại lượng dự trữ bắt buộc. Do vậy khi Ngân hàng Trung Ương quy định một khoản dự trữ bắt buộc cao hơn tỷ lệ dự trữ mà những Ngân hàng thận trọng phải duy trì trong bất kỳ tình hình nào, thì hậu quả là giảm bớt việc tạo ra những khoản ký gửi của các Ngân hàng , làm giảm trị số của thừa số tiền và giảm lượng cung ứng tiền với bất kỳ cơ số tiền nhất định nào. Tương tự, khi một yêu cầu dự trữ cụ thể đã có hiệu lực, thì bất kỳ mức tăng nào và yêu cầu dự trữ sẽ làm giảm lượng cung ứng tiền. Khi Ngân hàng Trung Ương quy định một mức cao hơn khoản dự trữ mà các Ngân hàng muốn giữ nếu không có quy định đó các Ngân hàng sẽ tạo ra các khoản ký gửi ít hơn và cho vay ít hơn khoản mà họ muốn làm. Do vậy một khoản dự trưc bắt buộc có tác dụng như một khoản thuế đánh vào các Ngân hàng buộc họ phải duy trì một tỷ lệ dự trữ cao hơn trong tổng số các khoản dự trữ dưới dạng dự trữ Ngân hàng và một tỷ lệ thấp hơn của các khoản cho vay có lãi suất cao.
     
Đang tải...