Luận Văn Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm





    Lời nói đầu.

    Để trở thành một cử nhân kinh tế, mỗi sinh viên không chỉ cần có kiến thức về lý thuyết mà còn cần những hiểu biết về thực tế. Những kiến thức được nghiên cứu tại nhà trường giúp cho chúng tôi có được một nền tảng lý luận, một phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề khoa học. Những hiểu biết thực tế lại giúp chúng tôi vận dụng những gì đã học tại nhà trường để tạo ra hiệu quả công việc thực sự. Với sinh viên chúng tôi, thời gian thực tập cuối khoá học là dịp để tìm hiểu về thực tế, làm quen với tác phong cách thức làm việc tại cơ sở, đồng thời có cơ hội tìm tòi, phân tích, tổng hợp và đưa ra những ý kiến đóng góp của mình để hoàn thành các báo cáo, luận văn tốt nghiệp của mình.
    Chính vì vậy, với sự giúp đỡ của khoa Ngân hàng - Tài chính, trường đại học Kinh tế Quốc dân và ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, tôi đã được xuống thực tập tại ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Sau thời gian đầu thực tập tại ngân hàng , tôi đã có một vài hiểu biết sơ bộ về ngân hàng và hoàn thành được bản báo cáo tổng hợp gồm những nội dung sau:
    1. Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
    2. Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua.
    3. Phương hướng nhiệm vụ của ngân hàng năm 2002.
    Qua đây tôi cũng xin được chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quang Ninh, khoa Ngân hàng - Tài chính và ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian đầu thực tập, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản báo cáo này.

    PHẦN MỘT:
    Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức
    của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.

    1.1 QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP.
    Trước năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn là hệ thống ngân hàng một cấp, ngân hàng vừa là ngân hàng Nhà nước lại vừa là ngân hàng thương mại. Nhận thấy sự không hiệu quả trong hoạt động của mô hình này, Nhà nước ta đã ban hành hai pháp lệnh ngân hàng năm 1990 chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Và ngay sau đó, ngân hàng Công thương Việt Nam đã được thành lập ngày 14/11/1990 ( chuyển thành từ Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam). Ngày 8/2/1991, 69 chi nhánh ngân hàng Công thương được thành lập và ngày 27/3/1993, 77 chi nhánh ngân hàng Công thương trên cả nước được thành lập và thành lập lại trong đó có ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
    Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là đơn vị thành viên của ngân hàng Công thương Việt Nam, có trụ sở tại 37 Hàng Bồ - Hà Nội. Sau một loạt những khó khăn trong hoạt động, năm 1997 ngân hàng đã được đổi mới về cơ cấu tổ chức, trong sạch hoá các hoạt động, đem lại cho ngân hàng một sinh khí mới và một tương lai phát triển.
    1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC.
    Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ngoài ban giám đốc còn có 9 phòng ban với tổng số 215 cán bộ.
    ã Phòng kinh doanh: thực hiện các nghiệp vụ cho vay.
    ã Phòng kinh doanh đối ngoại: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ.
     
Đang tải...