Thạc Sĩ Ngân hàng cho người nghèo - hướng đi cần thiết nhằm xóa bỏ chênh lệch giàu - nghèo tại việt nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/5/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
    1. Lý do chọn đề tài

    Hiện nay Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đó là tin mừng đối
    với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên điều đó cũng dẫn đến một thực
    trạng đáng lo ngại là sự mất cân bằng giàu - nghèo ngày càng cao. Và như vậy sẽ có một tỷ lệ
    lớn người nghèo không được tiếp cận với hệ thống tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn
    phát triển. Sự chuyển dịch của lực lượng lao động từ nông thôn về khu trung tâm kinh tế lớn
    cũng có xu hướng tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy hệ thống TCVM ngày càng phát triển rộng
    khắp toàn quốc nhưng phần lớn quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu của hầu hết người
    nghèo. Việc đòi hỏi một hệ thống TCVM hoàn hảo là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế phát
    triển của Việt Nam vì hoạt động TCVM được xem là một công cụ hữu hiệu trong chiến lược
    XĐGN của các nước đang phát triển. Qua bài nghiên cứu này chúng tôi muốn nghiên cứu một
    hướng tiếp cận mới của TCVM đó chính là mô hình Grameen Bank - ngân hàng cho người
    nghèo của Muhammad Yunus và hướng tới xây dựng mô hình này sao cho phù hợp hơn với
    tình hình thực tiễn của Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng và hy vọng rằng những vấn đề được đề
    cập trong bài nghiên cứu này sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu đối với ai quan tâm tới sự
    phát triển của TCVM ở Việt Nam.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu về mô hình Ngân hàng Grameen cũng như
    những thành tựu của nó trên thế giới. Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu thực trạng cho vay
    người nghèo của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam cùng với nhu cầu tín dụng vi mô ngày
    càng cao của người nghèo. Đề tài xoáy sâu vào thực trạng áp dụng phương pháp Grameen của
    một số TCTCVM tại Việt Nam qua đó thấy được thành tựu cũng như những hạn chế của các
    tổ chức này. Cuối cùng thông qua các cơ hội và thách thức, chúng tôi đưa ra những giải pháp
    nhằm hoàn thiện hơn mô hình Grameen Bank tại Việt Nam, cũng như cải thiện môi trường
    TCVM nhằm tạo điều kiện cho mô hình này phát triển.
    3. Nội dung nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình Ngân hàng Grameen. Phạm vi ứng dụng của mô
    hình này rất rộng, tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn việc ứng dụng mô
    hình vào mảng tín dụng vi mô - cho vay người nghèo.
    Tài liệu nghiên cứu tổng hợp trong và ngoài nước từ năm 2004 đến nay. Kết cấu đề tài bao
    gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận.
    Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam.
    Chương 3: Hướng tới xây dựng mô hình Grameen Bank cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Về phương pháp nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận, nhưng chúng tôi sử dụng những phương
    pháp sau: Phương pháp thống kê - mô tả, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, diễn dịch -
    quy nạp, phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn để khái quát những vấn đề mà đề tài nghiên
    cứu. Về thu thập số liệu chúng tôi sử dụng 2 phương pháp:
    - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua thu thập các nguồn thông tin từ internet,
    sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các đề tài, dự án có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp cơ sở tín dụng CEP và
    chính quyền địa phương, phỏng vấn hộ gia đình có thu nhập thấp bằng bảng câu hỏi có sẵn
    câu trả lời.
    5. Đóng góp của đề tài:
    Với sự phát triển của những hình thái kinh tế như hiện nay thì sự phân biệt giàu nghèo ngày
    càng tăng. Đề tài của chúng tôi nghiên cứu và khảo sát tới thực trạng cho vay người nghèo của
    các tổ chức tín dụng Việt Nam, cũng như nhu cầu của người dân nghèo đối với nguồn vốn tín
    dụng. Như vậy, thứ nhất đề tài của chúng tôi sẽ mang tới cái nhìn khái quát nhất về sự cần
    thiết phải có một định chế tài chính nhằm giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững.
    Thứ hai, chúng tôi cung cấp những giải pháp cùng những kiến nghị nhằm hiện thực hóa hơn
    đề tài của mình. Chúng tôi hy vọng, nếu đề tài này được áp dụng một cách rộng rãi, khoa học
    thì sẽ có tác dụng to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo hiện nay.
    6. Hướng phát triển của đề tài
    Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm những mô hình cho vay người nghèo khác trên thế giới nhằm
    tích hợp những lợi điểm của những mô hình này cùng với việc mở rộng thêm phạm vi khảo sát
    nhu cầu vốn tín dụng của người nghèo để hoàn thiện hơn nữa mô hình Grameen Bank khi áp
    dụng tại Việt Nam.

    MỤC LỤC
    Tóm tắt công trình 2
    Danh mục từ viết tắt 6
    Chương 1: Cơ sở lý luận
    7
    1. Giải thích các thuật ngữ liên quan 7
    2. Mô hình Grameen Bank . 9
    2.1 Sơ lược về mô hình Grameen Bank 10
    2.2 Ý tưởng xây dựng mô hình Ngân hàng Grameen 10
    2.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng Grameen. 11
    2.4 Nguyên tắc hoạt động và vận hành của mô hình Grameen Bank . 12
    2.5 Điểm khác biệt của mô hình Ngân hàng Grameen so với các ngân hàng khác 13
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16
    Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam 17
    1. Thành quả của Grameen 17
    1.1 Ở các nước nghèo 17
    1.1.1 Haiti . 17
    1.1.2 Ghana 17
    1.2 Ở các nước đang phát triển . 18
    1.2.1 Trung Quốc 18
    1.2.2 Ấn Độ 19
    1.3 Ở các nước phát triển . 20
    1.3.1 Mỹ 20
    1.3.2 Mehico . 21
    2. Thực trạng áp dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. 21
    2.1 Sơ lược về tình hình nghèo tại Việt Nam 21
    2.2 Thực trạng cho vay người nghèo của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam . 24
    2.2.1 Ngân hàng Thương mại. 24
    2.2.2 Các tổ chức TCVM không sử dụng phương pháp Grameen. 25
    2.2.2.1 Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) 25
    2.2.2.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam . 28
    2.2.3 Các TCTCVM sử dụng phương pháp Grameen. 30
    2.2.3.1 Quỹ trợ vốn CEP. 30
    2.2.3.2 Quỹ Tình Thương - Hội Liên hiệp Phụ nữ. 35
    2.2.3.3 Mạng lưới TCTCVM M7 38
    2.3 Khảo sát thực tế thực trạng vay vốn của các hộ gia đình . 41
    2.4 Cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam 44
    2.4.1 Cơ hội. 44
    2.4.2 Thách thức 48
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 50
    Chương 3: Hướng tới xây dựng mô hình Grameen Bank cho phù hợp với điều kiện
    Việt Nam
    52
    1. Nhóm giải pháp cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Grameen Bank
    cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. 52
    1.1 Giải pháp về khách hàng 52
    1.2 Giải pháp về sản phẩm - dịch vụ 53
    1.3 Giải pháp về phương thức cho vay và hoàn trả. 56
    1.4 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro 58
    2. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường bên ngoài tác động đến mô hình Grameen Bank.59
    2.1 Giải pháp thu hút vốn đầu tư 59
    2.2 Giải pháp về thông tin và công nghệ 60
    2.3 Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực . 61
    2.4 Liên kết với các tổ chức tư vấn về phương thức kinh doanh. 61
    3. Một số kiến nghị 62
    3.1 Kiến nghị về khung pháp lý cho hoạt động của TCTCVM. 62
    3.2 Kiến nghị về môi trường kinh tế vĩ mô. 63
    3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương, TCTCVM, người vay vốn 64
    3.4 Kiến nghị về mở rộng và cơ cấu lại hệ thống TCVM 66
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 68
    Danh mục tài liệu tham khảo I
    Danh mục phụ lục . III
    Danh mục bảng .XXVIII
    Danh mục biểu XXX
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    BHVM: Bảo hiểm vi mô.
    CEP: Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm.
    CNTT: Công nghệ thông tin.
    NHCSXH: Ngân hàng Chính sách Xã hội.
    NHNo&PTNTVN: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
    NHNN: Ngân hàng Nhà nước.
    NHTM: Ngân hàng Thương mại.
    NHTMCP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
    TCTCVM: Tổ chức Tài chính vi mô.
    TCVM: Tài chính vi mô.
    TYM: Quỹ tình thương - Hội Liên hiệp Phụ nữ.
    UBND: Uỷ ban Nhân dân.
    VPSB: Ngân hàng Chính sách Xã hội.
    XĐGN: Xoá đói giảm nghèo.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...