Tài liệu Ngân hàng bán cổ phần cho nước ngoài

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Ngân hàng bán cổ phần cho nước ngoài: Chỉ từ hạt cát hôm nay
    [TABLE=width: 126, align: left]
    [TR]
    [TD][​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Chỉ từ “hạt cát” bỏ vào các ngân hàng cổ phần Việt Nam hôm nay, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu được giá trị gấp bội trong tương lai
    Đó là nhận định của ông Phan Đào Vũ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Indovina, về khả năng sinh lời của dòng đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Việt Nam đang nóng ở thời điểm này.

    “Đây là thời điểm thuận lợi nhất để họ đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam. Nếu bỏ ra 10 đồng ở thời điểm này, giá trị trong tương lai sẽ tăng gấp bội”, ông Vũ nói.

    Tuy nhiên, theo ông Vũ, dòng đầu tư này có 2 mục đích cần phải đánh giá cụ thể. Đó là mục đích đầu tư thương mại thu lãi đơn thuần và mục đích thôn tính.

    Với mục đích thứ nhất, nhìn vào thị trường vốn Việt Nam hiện nay, khả năng sinh lời trong tương lai là rất lớn. Với mục đích thứ hai thì phải chờ đợi và phải có cơ hội. Nếu không đạt được mục đích thứ hai thì ít nhất các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể thu lãi từ đầu tư thương mại đơn thuần.

    Theo cách nói của ông Vũ, 17,3 triệu USD của HSBC đầu tư vào Techcombank, hay 20 triệu, 22 triệu USD từ ANZ hay từ những nhà đầu tư khác chỉ là “hạt cát” đối với quy mô của họ, nhưng “hạt cát” đó có thể sẽ là “kim cương” trong tương lai.

    TS. Jyoti Gupta, giáo sư tài chính, Trường Quản lý châu Âu (ESCP – EAP), chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng có cùng nhận định trên. Theo ông, những khoản đầu tư “hạt cát” nói trên có thể chưa bằng thu nhập hàng tháng của Chủ tịch Hội đồng quản trị của HSBC hay của những ngân hàng khổng lồ trên thế giới, nhưng giá trị trong tương lai sẽ rất lớn.

    “Đặc biệt, những khoản đầu tư đó sẽ mang lại những lợi ích, và những lợi ích đó đều có thể chuyển thành tiền. Họ sẽ nhận được những thành quả từ nhận định về tiềm năng của các ngân hàng TMCP Việt Nam, về quyết định đầu tư của họ”, TS. Jyoti Gupta nói.

    Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, ngân hàng vừa bán 10% cổ phần cho HSBC, cũng cho rằng lượng vốn đầu tư của các ngân hàng nước ngoài vào các ngân hàng cổ phần Việt Nam “không là gì” đối với chiến lược toàn cầu của họ. Nhưng, đổi lại, họ thiết lập được sự hiện diện, tạo được điều kiện mở rộng cơ hội đầu tư tại Việt Nam sau này.

    “Nhưng tôi có thể nói rằng họ mua không đắt, cái gì cũng có cái giá của nó”, ông Vinh khẳng định. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có được thuận lợi từ mạng lưới, khách hàng và đội ngũ nhân lực của ngân hàng nội địa. Ngược lại, các ngân hàng trong nước cũng có thêm cơ hội để tiếp cận những kinh nghiệm quản lý, khả năng cộng nghệ và cả những định hướng được hỗ trợ nhất định trong kinh doanh. Và tất nhiên, yếu tố đồng vốn là lợi ích đầu tiên mà các ngân hàng TMCP thu được.

    “Cái gì cũng có cái giá của nó”. Ngân hàng trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều được hưởng lợi, và không chỉ là một “hạt cát”. Đây cũng là lý do khiến bán cổ phần cho nhà nước ngoài đang là xu hướng nóng trong các ngân hàng TMCP hiện nay.

    “Xu hướng đó có cái lý của nó và tâm lý muốn có một đối tác chiến lược là nhà đầu tư nước ngoài để kéo mình đi là tâm lý có thực”, ông Vinh nói.
    Admin (Theo VnEconomy)
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

    • 14-.doc
      Kích thước:
      39.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...