Tiểu Luận Nêu ý nghĩa của công tác hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính đối với hoạt động áp dụng quy phạm p

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word




    Đề bài: Nêu ý nghĩa của công tác hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính đối với hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính hiện nay.
    BÀI LÀM
    Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nhà nước.Trong quá trình thực hiện hoạt động này phát sinh rất nhiều quan hệ xã hội vô cùng đa dạng về thể loại và phức tạp về nội dung cần sự điều chỉnh của luật hành chính. Luật hành chính là ngành luật có khối lượng quy phạm rất lớn. Điều này không chỉ xuất phát từ sự phức tạp và phạm vi điều chỉnh rộng của luật hành chính mà còn do tính chất của hoạt động quản lí nên có rất nhiều cơ quan ở các cấp khác nhau ban hành những văn bản có cấp độ hiệu lực khác nhau chứa quy phạm pháp luật hành chính. Từ thực tế đó dẫn đến tình trạng là các văn bản – nguồn của luật hành chính chồng chéo nhau, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ, hoặc bỏ trống nhiều vấn đề không được điều chỉnh. Điều đó đã làm ảnh hưởng tới việc thực hiện, áp dụng chúng, gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Vì vậy, công tác hệ thống hoá nguồn của luật hành chính là vô cùng cấp thiết.
    Hệ thống hóa nguồn của luật hành chính là hoạt động nhằm chấn chỉnh các quy định của luật hành chính, đưa chúng vào hệ thông nhất định.
    Công tác hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính có ý nghĩa rất quan trọng cho phép các cơ quan có thẩm quyền có sự nhìn nhận tổng quát đối với quy phạm pháp luật hành chính hiện hành, phát hiện những điểm không phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo để từ đó có biện pháp khắc phục, hoàn thiện.
    Hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính cũng phục vụ trực tiếp cho việc giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính. Đối với hoạt động bảo vệ pháp luật thì điều đó càng quan trọng. Sự sắp xếp có trình tự và hệ thống những quy phạm pháp luật hành chính cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng tìm kiếm những quy phạm pháp luật hành chính cần thiết, làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của chúng để áp dụng một cách đúng đắn, chính xác.
    Hệ thống hoá nguồn của luật hành chính có mục đích:
    Tạo ra một hệ thống văn bản pháp luật hành chính hoàn chỉnh, thống nhất, trong đó có vai trò của các đạo luật, pháp lệnh ngày càng quan trọng đối với sự điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lí hành chính Nhà nước.
    Khắc phục tình trạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của pháp luật hành chính.
    Làm cho nội dung các quy định của pháp luật hành chính phù hợp với những nhu cầu của quản lí hành chính nhà nước trong nền kinh tế thị trường, có hình thức rõ ràng, dễ hiểu và dễ áp dụng.
    Có thể tiến hành hoạt động hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...