Tiểu Luận Nêu và phân tích những đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    * Khái niệm nguồn nhân lực:
    Lịch sử văn minh nhân loại đã trải qua hơn 4.000 năm xây dựng và phát triển. Từ thời cổ đại xa xưa cho đến thế giới cận đại ngày nay, chúng ta đều thấy những dấu ấn của bàn tay lao động với trí lực, tâm lực, thể lực của loài người đã cải biến thế giới đầy khắc nghiệt trở thành một xã hội tiến bộ, văn minh giàu đẹp. Con người là chất xúc tác để biến những cái không thể thành những cá có thể, những việc không tưởng thành hiện thực xã hội như khám phá những vũ trụ bao la, chinh phục đại dương, những công trình khoa học đồ sộ phục vụ xã hội, phục vụ đời sống nhân loại. Con người là nguồn lực vô giá, quan trọng nhất trong các nguồn lực xã hội khác như nguồn lực tài chính, nguồn lực tài nguyên, nguồn lực cơ sở vật chất, Hay nói cách khác, con người chính là nguồn nhân lực trong hệ thống các nguồn lực xã hội.
    Nguồn nhân lực là một bộ phận của các nguồn lực xã hội có khả năng huy động, quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Là khả năng lao động của xã hội, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động.
    Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, là nguồn sức lao động cung cấp cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số tạo ra giá trị về của cải vật chất, văn hoá và các công việc dịch vụ, xã hội.
    * Những ưu điểm của nguồn nhân lực Việt Nam:
    1. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và tăng nhanh: Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ hai Đông Nam Á và thứ 13 thế giới. Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu người. Mỗi năm, Việt Nam có từ 1 đến 1,2 triệu lao động gia tăng. Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, . Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực, nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
    2. Nguồn nhân lực Việt Nam cần cù lao động, chịu thương, chịu khó: Xuất phát từ nền văn hoá nông nghiệp và lịch sử hơn 4.000 năm xây dựng và bảo vệ đất nước, người Việt Nam có truyền thống cần cù lao động, chịu thương chịu khó trong mọi hoàn cảnh để tham gia phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn.
    3. Thông minh, sáng tạo, ham học hỏi: Con người Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ vì tài năng và trí thông minh. Các kỳ thi về toán học, vật lý, hoá học đều được vinh danh những học sinh, sinh viên giỏi Việt Nam. Trong lao động sản xuất, con người Việt Nam cũng nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm được các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao.
    4. Ngoài ra người Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn, có thể hy sinh tất cả kể cả bản thân mình để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất của tổ quốc. * Những mặt còn hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam:
    1. Do nước ta đi lên từ xuất phát điểm rất thấp, đồng thời trải qua các cuộc chiến tranh kéo dài, nguồn ngân sách đầu tư cho công tác giáo dục đào tạo vẫn còn hạn hẹp do đó chất lượng nguồn nhân lực bị hạn chế rất nhiều. Tỷ lệ lao động không qua đào tạo chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số lao động. Số lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 72% cả nước. Trong đó, lao động ở nông thôn chiếm 84%. Chúng ta phải cần thời gian từ 10 – 20 năm để thay thế đội ngũ nhân lực kém chất lượng này bằng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao hơn. Đặc điểm này của nguồn nhân lực Việt Nam có ảnh hưởng không tốt đối với quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của nước ta. Nó tạo ra khoảng cách giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Lực lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, không làm chủ được các công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới, không cạnh tranh được với thị trường lao động của khu vực và trên thế giới do đó nó sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước.
    2. Cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu so với thế giới, đặc biệt so với các nước phát triển. Người lao động Việt Nam còn tập trung quá nhiều ở khu vực nông nghiệp, chiếm tới 62,56%, tỷ lệ ở các ngành công nghiệp và dịch vụ thì lại chiếm rất ít: 13,5% và 24,29%. Trong đó ở Anh, tỷ lệ lao động trong công nghiệp 30%, Nhật bản là 34%. Mặc dù trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến nhưng tỷ lệ người lao động nông nghiệp vẫn còn rất cao trong khi đó ở các nước phát triển thì tỷ lệ này là rất thấp.
    3. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94 . Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ, y – dược .lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động như: Kinh doanh, tài chính ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...