Tiểu Luận Nêu ra một số loại trẻ em chưa thành niên có nguy cơ phạm tội. Đưa ra quan điểm cá nhân trong công t

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài 5: Nêu ra một số loại trẻ em chưa thành niên có nguy cơ phạm tội. Đưa ra quan điểm cá nhân trong công tác dạy và giáo dục con người.
    Bài làm.
    Trong tự nhiên có một quy luật hiển nhiên đó là sự phát triển của cộng đồng luôn đi cùng sự phát triển của thành viên cộng đồng, trong giai đoạn 10 năm trở lại đây Việt Nam thực sự đã chuyển mình một cách vô cùng mạnh mẽ và nhanh chóng, sự phát triển của kinh tế tạo điều kiện cho xã hội quan tâm nhiều hơn đến giáo dục thế hệ trẻ. Không thể phủ nhận rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hơn 10 năm qua tuy nhiên vẫn tồn tại một thực tế là song hành với sự đầu tư của xã hội cho giáo dục, cho thế hệ trẻ thì tỉ lệ tội phạm vị thành niên càng gia tăng. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Hình sự thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện.[1] Không chỉ gia tăng về số lượng mà mức độ nguy hiểm của những hành vi tội phạm này cũng trở nên đáng báo động. Từ thực tế này, một nghịch lý đã được đặt ra: tại sao khi xã hội đầu tư nhiều hơn đến giáo dục thế hệ trẻ thì tỉ lệ tội phạm của thế hệ này lại tăng nên? Phải chăng chúng ta không nên đầu tư nhiều hơn đến giáo dục thế hệ trẻ ? Hay phương pháp giáo dục thế hệ trẻ của chúng ta có vấn đề?
    Để trả lời câu hỏi này trước tiên cần phải hiểu tại sao những trẻ em vị thành niên này lại thực hiện hành vi phạm tội, điều gì thúc đẩy những đứa trẻ hồn nhiên lương thiện trở thành những tên tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội?




    Theo khảo sát của các nhà tâm lý học tội phạm thì những trẻ em vị thành niên dưới đây có tỉ lệ phạm tội cao nhất:


    Trẻ em lang thang: vì những lý do nào đó (chính đáng hay không chính đáng), đã lìa bỏ mái ấm gia đình, sống cuộc đời lang thang.
    Trẻ em hư: còn gọi là trẻ khó bảo hay trẻ khó giáo dục, trẻ chậm tiến.
    Trẻ em phạm pháp: là trẻ có hành vi vi phạm pháp luật hiện hành (mang tính chất hành chính hay hình sự) đã hoặc chưa bị phát hiện và xử lý.
    Một điều đặc biệt là những loại trẻ em trên đây có thể được chuyển hóa lẫn nhau. Dù được phân làm nhiều loại khác nhau nhưng khi tổng kết lại thì những trẻ em này đều có những đặc điểm chung.


    Về trí tuệ: so với trẻ em bình thường, người chưa thành niên phạm tội chậm phát triển hơn về trí tuệ, tư duy trừu tượng kém, nặng về tư duy cụ thể, không biết phân tích, đánh giá đúng hiện tượng.
    Về hứng thú: thường thiên về ham muốn vật chất, không có hứng thú học tập. Thích đua đòi, ăn chơi như người lớn, thích những trò chơi, phim, truyện mang tính chất bạo lực, gây cảm giác mạnh.

    Về tình cảm: thiếu bền vững, dễ dàng thay đổi nhưng lại rất mạnh mẽ, trong nhiều trường hợp mang tính cực đoan. Tình cảm mang tính xung động cao, dễ bị kích động, bồng bột, sôi nổi.
    Về quan hệ: trong gia đình, có xu hướng muốn thoát ly gia đình, trong khi vẫn còn bị phụ thuộc vào gia đình.
    Về tính cách: có sự đan xen giữa tính cách trẻ con và người lớn. Có tính độc lập và tự trọng cao. Phản ứng khá cực đoan và mạnh mẽ khi bị xúc phạm. thích lao vào nguy hiểm để chứng tỏ bản lĩnh của mình
    Từ tổng kết được những đặc điểm chung của trẻ em vị thành niên phạm tội đã giúp phát hiện những nguyên nhân căn bản trong giáo dục dẫn đến việc trẻ em vị thành niên phạm tội qua đó đưa ra những phương pháp giáo dục có hiệu quả hơn.
    Về tâm mặt sinh lý, trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên đang ở giai đoạn dậy thì, giai đoạn có những thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong quá trình phát triển của con người, đây là giai đoạn mà trẻ có những thay đổi bất thường, những thay đổi mà các em chưa từng trải qua. Từ việc thiếu những hiểu biết cần thiết về sự phát triển của mình cộng với việc đây cũng là giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập với những áp lực lớn từ phía gia đình cũng như xã hội rất dễ khiến các em có những tư tưởng lệch chuẩn, cực đoan. Nhìn lại thực trạng xã hội trong thời gian qua mới thấy thật là chính xác, trong suốt nhiều năm dài ngành giáo dục hoàn toàn không thực hiện việc giáo dục cho trẻ vị thành niên những kiến thức về tâm – sinh lý cần thiết, đặc biệt các áp lực trong việc học tập và những kì vọng của cha mẹ vào các em càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nhiều em vì kết quả học tập kém đi, lại chưa hiểu biết được sự thay đổi tâm sinh lý trong mình, nhận thức vẫn chưa hoàn thiện đã xuất hiện những tư tưởng lệch chuẩn dần dần tiến đến thực hiện những hành vi tội phạm vô cùng nguy hiểm cho xã hội. Bởi vậy, việc tăng cường giáo dục tâm sinh lý vị thành niên đang được tiến hành gần đây được coi là một giải pháp hiệu quả tuy nhiên điều thực sự có hiệu quả là việc tăng cường đội ngũ những chuyên gia tư vấn tâm lý giúp các em hiểu về bản thân, có được những nhận thức đúng đắn và bài trừ những tư tưởng lệch chuẩn thì chưa được thực hiện triệt để và hiệu quả. Có thể nói đây sẽ là một trong những mục tiêu mà công tác giảng dạy và giáo dục phải thực hiện trong thời gian tới.
    Nguyên nhân kinh tế cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng nguy cơ phạm tội ở trẻ em vị thành niên. Nhiều trẻ em vì hoàn cảnh kinh tế mà không thể đến trường, không thể tiếp nhận một nền giáo dục giảng dạy hiệu quả, điều này chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến việc gia tăng nguy cơ phạm tội ở trẻ em lang thang, đặc biệt ở những trẻ đã thực hiện những hành vi phạm pháp dù chưa đến mức phải truy tố trách nhiệm hình sự. Bởi vậy đã đến lúc cả xã hội phải chung tay giúp đỡ những trẻ em này có cơ hội được giáo dục như những trẻ em bình thường khác. Hiện nay chúng ta đã có trong tay những trung tâm bảo trợ xã hội, những trường giáo dục thường xuyên, những trường giáo dưỡng giành cho trẻ em nhưng trên thực tế chúng mới chỉ phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tại thành phố Đà Nẵng những mô hình trườnh vừa học vừa làm dành cho trẻ vị thành niên đang có những hiệu quả tích cực, vừa giúp các em có thể học tập trong môi trường giáo dục tốt lại có thể tạo được thu nhập giúp đỡ gia đình, thiết nghĩ đây là một mô hình cần phải được nhân rộng ra cả nước.
    Tuy nhiên công tác giáo dục không thể chỉ đến từ xã hội, không thể phủ nhận rằng trong xã hội hiện nay có rất nhiều những gia đình có kinh tế ổn định, tạo điều kiện vật chất đầy đủ cho các em nhưng các em vẫn thực hiện những hành vi phạm tội. Điều này xuất phát chính là từ việc giáo dục của cha mẹ của các em, rất nhiều em chỉ vì được cha mẹ nuông chiều quá mức trở thành những trẻ em hư, nhiều em chỉ vì những áp lực quá mức từ cả phía nhà trường và gia đình mà dần dần trở thành tội phạm. Bởi vậy thiết nghĩ phương pháp, mô hình giáo dục hiệu quả nhất phải đến từ chính gia đình của trẻ em vị thành niên, các bậc cha mẹ là những người có thể trực tiếp quan sát các con mỗi ngày, có thể nhận ra từ những mầm mống nhỏ nhất của những tư tưởng lệch chuẩn cực đoan. Tuy nhiên việc giáo dục trẻ em vị thành niên cần thiết phải có cảm thông và thấu hiểu, điều các em cần thực sự là có sự giúp đỡ của gia đình trước những sự thay đổi tâm sinh lý của mình, giúp các em điều chỉnh bản thân chứ không phải những áp lực đang đè nặng lên vai các em, những áp lực đẩy các em vào con đường phạm tội.

    Trên đây là phương pháp giáo dục chính dẫn đến việc nguy cơ phạm tội ở trẻ vị thành niên tăng cao trong giai đoạn gần đây. Đương nhiên trong một bài viết thì không thể đưa ra một cách chi tiết những phương pháp này nhưng phương hướng giáo dục thì về cơ bản đã đầy đủ. Trẻ em vị thành niên là một trong những đối tượng đặc biệt trong xã hội, các em không chỉ cần có sự giáo dục đặc biệt từ nhà trường mà còn cần cả giáo dục của gia đình, xã hội. Chỉ một chút lơ là từ nhà trường gia đình hay xã hội, việc xuất hiện những tên tội phạm vị thành niên là điều không thể tránh khỏi.


    [HR][/HR][1] Bài viết : Nhìn lại tội phạm hình sự trong năm 2012, xem chi tiết tại website :http://petrotimes.vn/news/vn/phap-luat/nhin-lai-toi-pham-hinh-su-trong-nam-2012.html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...