Tiểu Luận Nêu điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh( 8đ)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động, ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại mà Người đã sống và hoạt động. Đó là hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối XIX – đầu XX, là yếu tố quê hương, gia đình, và bối cảnh thời đại Người ra đi tìm đường cứu nước.

    1. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối XIX – đầu XXĐể hình thành một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc làm kim chỉ nam cho con đường Cách mạng Việt Nam là cả quá trình học tập, tiếp thu bền bỉ và lâu dài của Hồ Chí Minh ngoài ra còn có những điều kiện tác động từ bên ngoài. Trong số đó có bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
    Là một người sinh ra và lớn lên vào những năm cuối thế kỷ XIX -đầu thế kỷ XX Hồ Chí Minh đã chịu tác động từ hoàn cảnh thực tế của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ trong nhận thức, suy nghĩ và hành động của mình.
    Đầu tiên, có thể thấy rằng xã hội Việt Nam thế kỷ XIX là một xã hội phong kiến bảo thủ và phản động, thể hiện ở chỗ:
    * Triều đình nhà Nguyễn nắm giữ quyền lực nhà nước và vẫn duy trì thực hiện những chính sách của mình đã đặt ra từ trước. Nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách bóc lột ở bên trong và thực hiện “Bế quan tỏa cảng” không tiếp thu những thành tựu văn minh bên ngoài. Chính những yếu tố này đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.
    * Nhà Nguyễn vẫn duy trì một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và trì trệ. Và chính sự không tiếp thu các nền văn minh từ bên ngoài mà triều đình phong kiến không tập trung phát triển công nghiệp và thương nghiệp.
    * Về xã hội thì cơ cấu xã hội ở thời kì này vẫn giữ nguyên cơ cấu cũ, truyền thống: Nhà – làng – nước. Xã hội Việt Nam còn mang nặng ảnh hưởng nho giáo, cùng với đó là những chính sách về kinh tế - xã hội của triều đình nhà nguyễn đã khiến đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Chính vì vậy mà không ít các cuộc đấu tranh phản đối chính quyền của nhân dân nổ ra liên tục.
    * Yếu tố văn hóa, tư tưởng: Văn hóa nước ta thời kì này vẫn mang nặng tư tưởng nho giáo từ vua cho đến quan lại dẫn đến ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Triều đình nhà Nguyễn vẫn cố ra sức tác động đối với nhân dân. Bên cạnh đó, những tư tưởng mới nhằm canh tân đất nước của một số cá nhân có tư tưởng tiến bộ như: Phạm Văn Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện, Nhưng đều bị triều đình nhà Nguyễn bác bỏ hết và cự tuyệt mọi đề án cải cách, canh tân của nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đương thời.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...