Luận Văn Nêu bật tính khác biệt của kinh tế thị trường ở Việt Nam với kinh tế thị trường nói chung

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Nêu bật tính khác biệt của kinh tế thị trường ở Việt Nam với kinh tế thị trường nói chung
    LỜI MỞ ĐẦU
    Năm 1945, giải phóng Miền Nam, đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, hai miền Nam Bắc thống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cả nước xây dựng CNXH. Nhiệm vụ lớn nhất đặt ra trước mắt là phải khắc phục được hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại và cải tạo nền kinh tế cho phù hợp với mô hình XHCN. Mặt khác cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế XHCN, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế, kìm hãm sản xuất làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và phát sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong XH, cơ chế cũ gắn liền vối tư duy kinh tế dựa trên những quan điểm giản đơn về CNXH, mang nặng tính chất chủ quan duy ý chí.
    Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta và đã được nghị quyết Đại hội V; Đại hội V, chiến lược phát triển kinh tế-XH 1991-2000 và nhiều nghị quyết TW Đảng đã khẳng định. Đảng và nhà nước quyết tâm thực hiện quá trình đổi mới thông qua một chương trình đổi mới về thể chế một cách sâu rộng, triệt để và toàn diện nhằm thực hiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
    Do vậy, việc nghiên cứu : “ Nêu bật tính khác biệt của kinh tế thị trường ở Việt Nam với kinh tế thị trường nói chung ”, sẽ giúp chúng ta có được những hiểu biết căn bản về nền kinh tế thị trường trong nước, đồng thời thấy rõ sự khác biệt nổi bật của nền kinh tế thị trường trong nước nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. Qua đây ta thấy được đường lối mới, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng cũng như nỗ lực phấn đấu của toàn dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và rất quan trọng đó là : đã thoát khỏi khủng hoảng, đạt tốc độ phát triển nhanh , đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh quốc gia được giữ vững. Từ một nền kinh tế hiện vật, kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, dựa trên quy luật giá trị và tín hiệu cung cầu của thị trường, có sự quản lý của nhà nước thông qua sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế. Từ một nền kinh tế đơn thành phần, chúng ta chuyển sang nền kinh tế đa thành phần với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, chỉ quan hệ với một số nước, chúng ta đã tranh thủ thời cơ từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, đa dạng hoá, đa phương hoá, phát triển kinh tế với hầu hết các nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...