Thạc Sĩ Nét trong tranh khắc gỗ Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nét trong tranh khắc gỗ Việt Nam
    A. MỞ ĐẦU​​
    1. Lý do chọn đề tài
    Từ lâu nghệ thuật tạo hình đã sử dụng không gian và nét, một hiện tượng không có trong tự nhiên, làm ngôn ngữ biểu hiện để diễn đạt tình cảm của con người và của thiên nhiên, từ chỗ mô phỏng rồi mô tả sự vật mang đến sức biểu cảm của hình tượng, sáng tạo ra hình tượng tạo nên giá trị thẩm mỹ.
    Nét, màu sắc và không gian không những diễn tả được hình khối, tạo chất mà còn diễn tả được sự vận động tĩnh tại của sự vật và cao hơn nữa còn biểu đạt được những trạng thái tình cảm của con người và thái độ của con người với sự vật đó
    Người ta cho rằng đặc trưng của ngôn ngữ đồ họa là nghệ thuật dùng nét, mảng thật ra như thế chưa đúng hoàn toàn nhưng như thế cho thấy nét, mảng có vị trí rất quan trọng trong tạo hình đồ họa.
    Ở đồ họa, các yếu tố tạo hình thường gắn với nhau thành một khối thống nhất như màu sắc, không gian ánh sáng, bút pháp thể hiện đồng thời gây sức hấp dẫn ở yếu tố tạo hình đồ họa có thể sử dụng riêng nét - mảng - chấm, có khi thể hiện sự kết hợp ba yếu tố đó đặc điểm tâm sinh lý thị giác của con người có quan hệ với đường nét qua ảo giác của mắt trước đường nét hay tổ hợp đường nét gây cho ta liên tưởng” nét: hướng ngang chỉ sự bình lặng, trầm hơi buồn, bình lặng.
    Hướng chéo chỉ sự giao động: chéo / cho cảm giác vui khỏe và có sự phát triển chéo \ gây cảm giác buồn xuống dốc.
    Phối hợp nét cong và nét thẳng theo tiêt diện nhất định gây nên cảm giác niềm vui được nhân lên cho ta sự thỏa mãn thị giác mắt nhìn.
    Nét dài, nét ngắn kết hợp với nhau với tỉ lệ phù hợp nhất định tạo nên sự bền vững chặt chẽ và thỏa mãn tâm lý thị giác tốt nhất
    Nét to, nét nhỏ phối hợp với tỉ lệ tương ứng vừa phải cho cảm giác linh hoạt.
    Nếu ta tách riêng và xét các nét ở trạng thái độc lập của nó thì thông thường nó có những đặc tính, tính chất tương đối rõ nét và ngược lại nếu xét khi kết hợp với những đối tượng thị giác khác biệt thì nét kết hợp với nét cong nét thẳng, thẳng với thẳng, hoặc cong thẳng kết hợp với nhau cho ta cảm giác đặc tính khác nhau phụ thuộc vào tổng thể của chúng sự kết hợp hình thức lối trùng điệp lối xen kẽ với tổng hợp tạo hiệu quả bất ngờ phụ thuộc vào cảm hứng người nghệ sỹ.
    Nét có khả năng làm trung hòa các mảng màu định hình hỗn thể trong tranh.
    Ở Việt Nam nghệ thuật đồ họa xuất hiện từ rất sớm. Cách chúng ta hàng vạn năm có những hình chạm khắc nó đã tồn tại và phát triển qua mấy trăm năm nay đã đi vào đời sống nhân dân được nhân dân yêu thích giữ gìn.
    Qua nghiên cứu nội dung và phương pháp thể hiện các nhà nghiên cứu mỹ thuật nước ta đã phân chia các loại tranh khắc gỗ như sau:
    Tranh dân gian bao gồm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Làng Sình Huế, tranh kim Hoàng - Hà Tây và tranh thờ Miền Núi
    Tranh khắc gỗ hiện đại bao gồm: tranh khắc gỗ đen trắng và tranh khắc gỗ màu vậy thú chơi tranh của nhân dân ta từ mấy trăm năm nay là gì?
    Bằng những ưu thế về đường nét và hình nền tranh khắc gỗ cũng đem lại hiệu quả về nét về chiều sâu cho tác phẩm.
    Tranh khắc gỗ cho ta hiểu biết hơn về nguồn gốc, tính đân tộc cũng như tri thức, kỹ năng kỹ xảo và cách đơn giản hóa về hình mảng để kế thừa và phát triển tranh khắc gỗ nói riêng hòa cùng dòng chảy mỹ thuật Việt Nam. Đó là lý do để tôi chọn đề tài này.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài là muốn nghiên cứu về cách nhìn và cách diễn đạt “Nét” của nghệ nhân dân gian xưa và các họa sỹ Việt Nam hiện đại trong nghệ thuật khắc gỗ nước nhà.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nghệ thuật khắc gỗ Việt Nam
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu.
    “Nét” trong tranh khắc gỗ Việt Nam.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu.
    Tranh khắc gỗ Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Thu thập thông tin, tiếp cận, so sánh cùng phương pháp tư duy logic, nghiên cứu đánh gía những dòng tranh, đồng thời chỉ ra được những yếu tố đặc sắc trong tranh dân gian Đông Hồ
    Phương pháp đối chứng so sánh.
    Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
    Phương pháp tổng hợp, hệ thống phân tích. Các phương pháp được áp dụng sử lý các thông tin khai thác để so sánh, đối chiếu trong khi trình bày tiểu luận.
    Phương pháp tổng kết đánh gía.
    5. Những đóng góp của tiểu luận
    Giúp cho bản thân, cử nhân mỹ thuật hiểu hơn về “Nét” của tranh khắc gỗ Việt Nam hiện đại
    Cung cấp cho người xem kiến thức và kinh nghiệm để tiếp cận với nghệ thuật khắc gỗ Việt Nam cũng như khu vực và trên thế giới, gìn giữ và phát triển các dòng tranh dân gian đã bị mai một nhất là tranh Miền Núi.
    6. Bố cục của tiểu luận
    Chương 1: hiệu quả Nét trong tranh khắc gỗ.
    1.1. Vài nét về quá trình phát triển tranh khắc gỗ Việt Nam.
    1.2. Sự khác nhau giữa tranh khắc gỗ Việt Nam với tranh khắc gỗ khu vực và trên thế giới.
    Chương 2: Nét trong tranh khắc.
    2.1. Đường nét.
    2.2. Đường nét và không gian.
    2.3. Hình dạng và Nét.
    2.4. Màu sắc và Nét.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...