Tài liệu Nét độc đáo của quy phạm pháp luật trong bộ luật hồng đức

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG
    BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC


    Bộ luật Hồng Đức là bộ luật thành văn nổi tiếng và có giá trị bậc nhất trong cổ pháp Việt Nam. Bộ luật này gồm 722 Điều, được chia làm 13 Chương, đa phần các điều luật được xây dựng theo phương thức cả 3 bộ phận là giả định, quy định và chế tài đồng thời xuất hiện trực tiếp, thậm chí ngay trong cùng một Điều luật.

    1. Muốn xây nhà phải có gạch, từng viên gạch trong tòa nhà pháp luật chính là các qui phạm pháp luật. Một qui phạm pháp luật thường rất chặt chẽ vì xét về mặt logic nó gồm có 3 bộ phận là giả định, qui định và chế tài. Giả định trả lời câu hỏi chủ thể nào, thời gian nào, hoàn cảnh nào phải thực hiện pháp luật? Bộ phận qui định trả lời câu hỏi nếu đặt vào hoàn cảnh đã nêu ở phần giả định thì chủ thể đó sẽ phải xử sự như thế nào, và bộ phận chế tài trả lời câu hỏi trường hợp không xử sự đúng yêu cầu đó thì chủ thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi như thế nào?

    Bộ luật Hồng Đức là bộ luật thành văn nổi tiếng và có giá trị bậc nhất trong cổ pháp Việt Nam. Bộ luật này gồm 722 Điều, được chia làm 13 Chương, đa phần các điều luật được xây dựng theo phương thức cả 3 bộ phận là giả định, quy định và chế tài đồng thời xuất hiện trực tiếp, thậm chí ngay trong cùng một Điều luật.

    Chẳng hạn như:

    Điều 586 có ghi: “Trâu của 2 nhà đánh nhau, con nào chết thì 2 nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì 2 nhà cùng cày, trái luật thì sẽ xử phạt 80 trượng”. Trong đó: trâu của 2 nhà đánh nhau là giả định; con nào chết thì 2 nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì 2 nhà cùng cày là quy định; trái luật thì sẽ xử phạt 80 trượng là chế tài.

    Hoặc, Điều 89: “Trước sau ngày hoàng đế lên ngôi một tháng, cấm các nhà ở trong kinh thành cử hành việc tang, người nào phạm phải thì phạt 50 roi, biếm một tư”. Trong đó: Trước sau ngày hoàng đế lên ngôi một tháng là giả định; cấm các nhà ở trong kinh thành cử hành việc tang là qui định; trái luật thì sẽ xử phạt 80 trượng là chế tài.

    Với cách mô tả hành vi vi phạm pháp luật và chế tài đối với chủ thể thực hiện hành vi đó rõ ràng như vậy, người dân sẽ biết được hành vi nào nên làm, hành vi nào nên tránh. Quan xử án cũng biết được cần phải xử như thế nào, mức cụ thể ra sao.

    Tính chất cụ thể, rõ ràng của cách diễn đạt thể hiện rất rõ ở việc mô tả ngắn gọn lại một tình huống cụ thể. Thí dụ như điều 393: “Người cha lấy vợ trước sinh được một con trai, phần hương hoả đã giao cho giữ; nhưng người con trai ấy lại chỉ sinh được một người con gái; mà cha có vợ lẽ hay nàng hầu lại sinh được một con trai nhưng lại bị cố tật, người con trai cố tật ấy sinh được cháu trai, thì ruộng đất hương hoả phải giao cho người cháu trai con kẻ cố tật, để tỏ ra rằng dòng họ không thể để tuyệt.”. Hoặc thí dụ, Điều 395: “Cha mẹ sinh được hai con trai, người con trai trưởng chỉ sinh con gái, con thứ lại có con trai thì phần hương hỏa giao cho con trai người con thứ; nhưng con trai người con thứ chỉ sinh cháu gái thì phần hương hỏa trước kia lại phải giao trả cho con gái người con trưởng”. Ưu điểm của cách qui định ngắn gọn một tình huống, ngoài việc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ vận dụng còn cho thấy từ một vấn đề pháp lý khá phức tạp đã được chuyển hóa thành một tình huống rất đơn giản.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...