Thạc Sĩ Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài:


    Dân tộc Việt Nam có một kho tàng ca dao vô cùng phong phú, đa dạng. Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian. Là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam qua bao thế hệ. Từ cái thủa vẫn còn nằm nôi, chúng ta đã được nghe những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm qua lời ru của bà, của mẹ. Có thể nói ca dao có một sức lôi cuốn hết sức mạnh mẽ đối với con người Việt Nam, bởi nó rất gần gũi với suy nghĩ, tâm hồn của nhân dân, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động. Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao trữ tình người Việt là nơi thể hiện rõ nhất "điệu tâm hồn dân tộc" (Tố Hữu), bởi cảm hứng cội nguồn, chức năng chủ đạo và nội dung căn bản của ca dao là sự phô diễn trực tiếp thế giới tâm hồn của con người, biểu đạt những tình cảm, cảm xúc đa dạng của nhân dân. Do đó một trong những nét chủ đạo của ca dao truyền thống là sự thể hiện hết sức phong phú tư tưởng tình cảm của con người nói chung, người phụ nữ nói riêng. Ca dao viết về người phụ nữ là một vấn đề hết sức hấp dẫn và lôi cuốn, bởi qua đó phần nào ta hiểu được đời sống tâm hồn, tình cảm của họ trong xã hội xưa và nay.
    Ca dao viết về người phụ nữ, từ trước cho tới nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có những bài viết có giá trị đặc sắc. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu mới chỉ tập trung vào phản ánh từng khía cạnh, yếu tố riêng lẻ về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao và hầu như mới chỉ tập trung làm rõ nỗi khổ của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
    Qua việc tìm hiểu bước đầu, chúng tôi nhận thấy hình ảnh của người phụ nữ được phản ánh trong ca dao cổ truyền khá đậm nét. Điều đó cho thấy người phụ nữ Việt Nam đã giữ một vai trò quan trọng đặc biệt trong lao động sản xuất nông nghiệp và hoạt động xã hội. Từ nghìn xưa người phụ nữ đã có một vị trí xứng đáng trong các hoạt động xã hội của nền sản xuất đó, mặc dù chế độ phong kiến đã cố tình đánh giá thấp kém vai trò của họ. Cùng với các thể loại

    khác của văn học dân gian, ca dao đã phản ánh vai trò và vẻ đẹp của người phụ nữ trong sản xuất lao động, trong gia đình và trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc.
    Trong xã hội phong kiến người phụ nữ không được coi trọng, họ không được tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhưng trong văn học dân gian, nhất là ở ca dao người phụ nữ đã được ngợi ca cả về vẻ đẹp hình thức và tâm hồn. Vẻ đẹp của người phụ nữ đã góp phần làm nên vẻ đẹp của con người Việt Nam, khẳng định sức sống và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
    Hơn nữa ca dao là thể loại được nghiên cứu và giảng dậy ở nhiều cấp học khác nhau. Cho nên là một nhà giáo, tôi thấy việc đi sâu nghiên cứu nét đẹp của con người, nhất là nét đẹp của người phụ nữ sẽ có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho việc giảng dạy và giáo dục nhân cách của học sinh trong sự nghiệp "trồng người".
    Ngoài ra, trong số những tài liệu mà chúng tôi bao quát được từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Do vậy chúng tôi đã chọn đề tài:
    Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt .




    MỤC LỤC

    Mở đầu 1


    1. Lý do chọn đề tài .1

    2. Lịch sử vấn đề 2

    3. Mục đích nghiên cứu .8

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu .9

    6. Phương pháp nghiên cứu 10

    7. Đóng góp của luận văn 10

    8. Cấu trúc của luận văn .11

    Nội dung luận văn .12

    Chương 1: NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN VÀ TRONG

    CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT .
    12

    1.1. VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN .12

    1.1.1 Luật lệ " Tam tòng" 12

    1.1.1.1. Ý thức " tại gia tòng phụ" 13

    1.1.1.2. Ý thức " xuất giá tòng phu" .14

    1.1.1.3. Ý thức " phu tử tòng tử" . 15

    1.1.2. Người phụ nữ với " Tứ đức" ( Công, Dung, Ngôn, Hạnh) . 16

    1.2. HÌNH ẢNH, VỊ THẾ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ TRONG CA DAO

    CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT . . 16

    1.2.1. Hình ảnh,vị thế người phụ nữ trong Văn học dân gian . 16

    1.2.2. Hình ảnh, vị thế người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt .20

    1.2.2.1. Nguyên nhân của vị thế người phụ nữ trong ca dao cổ truyền .20

    1.2.2.2. Hình ảnh, vị thế người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt .25

    TIỂU KẾT 31

    Chương 2: NÉT ĐẸP HÌNH THỨC VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG

    CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT .
    .33

    2.1.NÉT ĐẸP VỀ HÌNH THỨC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT.33

    2.1.1. Quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền 33

    2.1.2. Nét đẹp về thể chất của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền 35

    2.1.2.1. Thống kê các hình ảnh về nét đẹp thể chất của người phụ nữ 35

    2.1.2.2. Ca ngợi nét đẹp thể chất của người phụ nữ 37

    2.1.2.3. Nét đẹp thể chất của người phụ nữ trong tình yêu lứa đôi 42

    2.1.3. Nét đẹp trang phục của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền 52

    2.1.3.1.Thống kê các hình ảnh về trang phục của người phụ nữ 52

    2.1.3.2. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt . 53

    2.1.3.3 Nét đẹp trong trang phục của người phụ nữ 56

    2.2. NÉT ĐẸP TINH THẦN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT .70

    2.2.1. Người phụ nữ thuở con gái và nét đẹp tinh thần 70

    2.2.2. Người phụ nữ khi thành gia thất và nét đẹp tinh thần . 78

    TIỂU KẾT 89

    Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG

    CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT 91


    3.1. NHẬN THỨC VÀ HƯỚNG LÝ GIẢI . .91

    3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ THI PHÁP .92

    3.2.1. Đặc điểm cấu trúc .93

    3.2.1.1. Kết cấu đối đáp 94

    3.2.1.2. Kết cấu gợi mở 96

    3.2.1.3. Hiệu quả của thể lục bát .99

    3.2.2. Thế giới biểu tượng 102

    3.2.2.1. Một số biểu tượng biểu đạt nét đẹp của người phụ nữ .102

    3.2.2.2. Biểu tượng hoa với vẻ đẹp người phụ nữ 107

    3.2.3. Thời gian, không gian nghệ thuật .114

    3.2.3.1. Thời gian nghệ thuật .115

    3.2.3.2. Không gian nghệ thuật 117

    TIỂU KẾT 120

    KẾT LUẬN .121

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC 125
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...