Tài liệu Nền tảng Nho giáo của tư tưởng xã hội hài hòa

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khi nghiên cứu về nền tảng lý luận truyền thống của xã hội hài hòa, một số học giả Trung Quốc cho rằng Đạo gia chỉ bàn về hài hòa giữa con người và tự nhiên, còn Nho giáo chỉ bàn về hài hòa giữa con người với con người (l). Tuy nhiên không hẳn như vậy. Đúng là Đạo gia có những cống hiến rất lớn trong việc đưa ra những quan niệm về hài hòa giữa con người và tự nhiên. Sự hài hòa giữa con người và tự nhiên được các nhà tư tưởng sáng lập Đạo gia bàn đến với những sắc thái riêng biệt. Sự hài hòa giữa con người và tự nhiên này mở ra một không gian mới, hay cung cấp những ý tưởng mới cho sự hài hòa trong xã hội. Nhân vật đại diện của Đạo gia là Lão Tử đã có ý niệm về một xã hội hài hòa Nước nhỏ dân ít, có nhiều khí cụ mà không dùng, khiến dân trọng sự chết mà không đi xa; tuy có xe cộ cũng không đi; tuy có áo giáp, giáo nhọn cũng không động đến; khiến người ta trở lại thắt nút dây mà dùng(2). Ở đây, Lão Tử cho rằng tiền đề của xã hội hài hòa là loại trừ tất cả kỹ thuật, cởi bỏ mọi thứ mà văn minh đã trói buộc con người. Dưới cách nhìn này, xã hội hài hòa là sự thống nhất giữa con người với tự nhiên, con người phải quy thuận tự nhiên, quay trở về với tự nhiên.


    Song thực ra, quan niệm hài hòa giữa con người và tự nhiên là một đặc trưng chủ yếu trong lịch sử triết học Trung Quốc. Chú trọng vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên (Thiên nhân quan hệ) là một trong những đặc điểm nổi bật của tư tưởng Trung Quốc truyền thống. Nhìn từ góc độ lịch sử triết học Trung Quốc, chúng ta có thể thấy một hiện tượng là hầu như nhà tư tưởng nào của Trung Quốc từ thời Tiên Tần cho đến cuối nhà Thanh đều có quan niệm trời - người của riêng mình. Các quan niệm trời - người này có thể quy về ba hệ thống lớn: một là, học thuyết thuận theo tự nhiên, quay về tự nhiên của Lão Tử; hai là, học thuyết khắc chế tự nhiên của Tuân Tử(2); ba là, học thuyết hài hòa giữa con người và tự nhiên của Kinh Dịch.


    Kinh Dịch được các nhà nho xếp vào loại kinh điển quan trọng nhất của Nho giáo, “lục kinh chi thủ”. Dịch truyện hay còn gọi là “Thập dực” (mười chiếc cánh nâng đỡ Dịch Kinh) là sản phẩm chung của vô số thế hệ học giả Trung Quốc từ Khổng Tử cho đến trước Tần Thủy Hoàng, thể hiện tương đối hệ thống quan điểm của tiên nho về mối quan hệ giữa trời và người, cụ thể là:
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      21.8 KB
      Xem:
      0
Đang tải...