Tiểu Luận Nền kinh tế việt nam và vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Cho đến nay phân tích của chúng ta bỏ qua vai trò quan trọng của thương mại quốc tê. Điều này cũng dễ hiểu đối với nền kinh tế tương đối đóng cửa - một nền kinh tế ít tham gia vào thương mại quốc tế, nhưng không thích hợp với một nền kinh tế tương đối mở cửa. Độ mở cửa một nền kinh tế thường được tính bằng tỉ trọng của tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP. Nền kinh tế Việt Nam tương đối mở cửa với tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 127% GDP năm 2004.
    Thương mại quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập quốc dân. Xuất khẩu mở rộng thị trường cho các nhà sản xuất trong nước, trong khi nhập khẩu lại thu hẹp thị trường cho hàng hoá của các nhà sản xuất trong nước. Do đó, xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến đường tổng chi tiêu theo những cách khác nhau.
    Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2008 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, tác động nhiều đến hành vi của Chính phủ, Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
    Chương 1: Nền kinh tế Việt nam với chỉ tiêu xuất nhập khẩu.
    1.1. Giới thiệu chung về môn học, vị trí của môn học trong chương trình học đại học.
    1.1.1. Giới thiệu chung về môn học kinh tế vĩ mô.
    1.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô.
    Kinh tế học vĩ mô - Một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
    Nói cách khác là: kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập cho các thành viên trong xã hội.
    Những quan tâm cơ bản của chính sách kinh tế vĩ mô:
    Một là: Tại sao sản lượng và việc làm đôi khi lại tăng hoặc giảm. Làm thế nào có thể giảm bớt thất nghiệp?
    Hai là: Nguyên nhân gây ra lạm phát và có thể kiểm soát được lạm phát hay không?
    Ba là: Một quốc gia có thể đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của mình như thế nào?
    Trong các tình thế khó xử của kinh tế vĩ mô, khó khăn nhất là phải lựa chọn giữa lạm phát thấp và thất nghiệp thấp. Các nhầ kinh tế học kinh tế vĩ mô thường có bất đồng lớn khi đề xuất đề xuất một giải pháp thích hợp trong lúc phải đối mặt với lạm phát cao, thất nghiệp tăng. Song với những hiểu biết cơ bản về kinh tế học vĩ mô, ít nhất cũng có thể giảm thiểu được những thiệt khi mà phải lựa chọn một con đường tốt nhất.
    1.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu.
    Một nước có thể có nhiều cách lựa chọn khác nhau tuỳ thuộc vào các ràng buộc của họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị – xã hội. Song sự lựa chọn đúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về hoạt động mang tính khách quan của hệ thống kinh tế. Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp những kiến thức và công cụ phân tích kinh tế đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...