Báo Cáo Nền kinh tế việt nam: Câu chuyện thành công hay tình trạng lưỡng thể bất thường?

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG HAY TÌNH TRẠNG LƯỠNG THỂ BẤT THƯỜNG?

    David Dapice - 2004

    Một phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ


    Sự lưỡng thể

    Tiêu đề của tài liệu này có dùng chữ "lưỡng thể". Thuật ngữ này bắt nguồn từ những lý thuyết về phát triển kinh tế. Đây là khái niệm nói về một khu vực "truyền thống", ví dụ như khu vực nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động nhưng chỉ đạt mức thu nhập trung bình, và đặc biệt là thu nhập biên, rất thấp . Điều này có nghĩa là lương thấp và không có đủ công việc cho cả năm. Người ta nói rằng khu vực này có triển vọng tăng trưởng hạn chế. Bên cạnh đó là một khu vực "hiện đại", ví dụ như khu vực công nghiệp hay các ngành dịch vụ cao cấp. Đây là khu vực có năng suất lao động và mức lương cao hơn, triển vọng tăng trưởng và công nghệ tốt hơn. Khu vực này tạo ra lợi nhuận, tái đầu tư lợi nhuận, thu hút nhiều lao động từ khu vực truyền thống, vì vậy làm gia tăng mức lương và năng suất. Mô hình có hai khu vực như vậy là mô hình do Athur Lewis đưa ra và được phát triển thêm bởi các nhà kinh tế sau đó. Mô hình là sự mô tả cổ điển về con đường phát triển của một nền kinh tế. Lực lượng lao động sẽ chuyển từ khu vực có năng suất lao động và mức tăng trưởng thấp sang khu vực có năng suất lao động và mức tăng trưởng cao - đó cũng là khu vực sử dụng hiệu quả công nghệ để tạo ra lợi nhuận dùng cho đầu tư tiếp theo.

    Những điểm mạnh của kinh tế Việt Nam

    Việt Nam đã có một thập kỷ rất thành công vào những năm 90: tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 1990-1997 và tránh được những hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng một vài năm sau đó. Trong thời gian gần đây, sức mạnh kinh tế Việt Nam không gây ấn tượng như trong thập kỷ trước nhưng cũng có những điểm mạnh nổi bật.

    1 .Tốc độ tăng trưởng GDP: trong giai đoạn 1998-2002, Ngân hàng châu á (ADB) ước tính rằng, Việt Nam đạt mức tăng trưởng khoảng 5,5% mỗi năm, tức là bằng ấn Độ, và chậm hơn nhiều so với Trung Quốc và Băng-la-đét. (Theo số liệu chính thức thì mức tăng trưởng là 6%; IMF ước tính mức thấp hơn 5%). Dự tính là tốc độ tăng trưởng đạt 6-7% trong năm 2003, tuy nhiên cũng còn những rủi ra của kinh tế thế giới và dịch bệnh SARS.

    2. Xuất khẩu: điểm sáng là xuất khẩu đã tăng từ 9,1 tỷ USD năm 1997 lên 16,5 tỷ USD năm 2002, tức là ở mức 12%/năm. Đây là mức tăng cao hơn nhiều quốc gia khác và gần bằng Trung Quốc.

    3. Công nghiệp chế biến: Công nghiệp chế biến cũng đạt mức tăng trưởng lành mạnh, trung bình là 10%/năm trong giai đoạn 1998-2002 tính theo GDP giá cố định. Tổng sản lượng công nghiệp còn tăng nhanh hơn, đạt mức trên 14%/năm từ 1988-2002.

    4. Ổn định kinh tế vĩ mô: lạm phát thấp và thâm hụt ngân sách đã được kiềm chế xuống mức chấp nhận được. Nợ xấu theo báo cáo ở các ngân hàng đã giảm xuống tới mức có thể quản lý được dưới 10% tổng dư nợ. Nợ nước ngoài cũng ở mức chấp nhận được.

    5. Đầu tư tư nhân: khu vực tư nhân chính thức trong nước là khu vực phát triển năng động nhất kể từ năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp được thông qua. Công nghiệp tư nhân, chưa tính đến thành phần 20%/năm kể từ 1999 mặc dù xuất phát điểm còn thấp. Toàn bộ khu vực tư nhân chính thức đã tạo ra thêm 1,75 triệu việc làm từ năm 2000 đến năm 2002. Trong khi toàn bộ khu vực nhà nước hầu như không tạo ra thêm việc làm.

    6. Giảm nghèo: Tính theo chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nghèo đã giảm từ 58% vào năm 1992/1993 xuống 37% vào năm 1997/1998 và hiện nay là 32%. Việc trong vòng 10 năm mà giảm được gần một nửa tỷ lệ nghèo là một thành tựu tuyệt vời; thành tựu này đi cùng với tỷ lệ nhập học tăng nhanh ở tất tả các cấp và những cải thiện về sức khoẻ và dinh dưỡng . Bất bình đẳng về thu nhập mặc dù có tăng những vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế.

    Những thành tựu nêu trên là đáng kể và cũng đáng để các nhà lãnh đạo Việt Nam tự hào. Mặc dù không được liệt kê ở trên , nhưng cũng cần ghi nhận các thành công khác như việc tăng nhanh số điện thoại cố định, điện thoại cầm tay và lượng khách du lịch tăng gấp đôi từ 1995 đến 2002. Những chuyển biến tích cực cũng ghi nhận nữa là sự tiến bộ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và người Việt Nam bình thường cũng có nhiều của ăn của để hơn. Vì vậy, cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu người Việt Nam là những người tỏ ra lạc quan nhất trong số 44 nước được Trung tâm Nghiên cứu Pew khảo sát về những kỳ vọng của người dân ở các nước đó đối với tương lai; các kết quả khảo sát được đề cập trên tờ Diễn đàn Thông tin Quốc tế (lnternational Herald Tribune) ngày 5/12/2002.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...