Tiểu Luận Nền kinh tế tri thức

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: ​Nền kinh tế tri thức
    A. LỜI MỞ ĐẦU

    Lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã giành được những thắng lợi, những thành tựu của cách mạng luôn gắn liền với quá trình vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể của thời đại, trên cơ sở thực tiễn Việt Nam.
    Những đóng góp, bổ sung và phát triển cũng như sự vận dụng sáng tạo, những quy luật của học thuyết Mác - Lênin vào quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. Sự vận dụng quy luật phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta nói riêng. Đã đạt được những kết quả to lớn. Đây là sự đòi hỏi phải có những quan tâm của Đảng, Nhà nước của mọi người nhất là khi trên thế giới một nền kinh tế mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ, đó là kinh tế tri thức, nền kinh tế ấy trước hết thể hiện trình độ mới lực lượng sản xuất. Một trình độ có đặc trưng ơ bản là tri thức đóng vai trò quy định số một.Vì vậy sự vận dụng quy luật này vào nước ta hiện nay là rất cần thiết và cấp bách.
    Cùng với những thành tựu về công nghệ sinh học: công nghệ gen, nhân bản vô tính đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc làm đảo lộn toàn bộ nền kinh tế thế giới và toàn bộ xã hội loài người đưa con người đi vào thời đại kinh tế tri thức. Rất nhiều nước trên thế giới nhất là các nước TBCN trên thế giới đều có tăng trưởng kinh tế tri thức. Việt Nam vẫn đang là một trong những nước nghèo và kém phát triển so với khu vực và trên thế giới. Mặt khác chúng ta đang trên con đường tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước chính vì thế Việt Nam phải đặt mình vào tri thức, phát triển tri thức để đưa nền kinh tế nước ta bắt kịp và phát triển cùng thế giới.
    Góp phần vào chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra mỗi cá nhân sinh viên nói riêng thế hệ trẻ của Việt Nam ta cần phải đóng góp vốn tri thức và phải nghiên cứu tri thức, để tìm hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế tri thức phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đất nước trong sự phát triển vận động không ngừng của nền kinh tế tri thức chính vì vậy mà em đã chọn đề tài này.
    B. NỘI DUNG

    I. LÝ LUẬN
    1. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
    Phương thức sản xuất là cách thức mà con người tiến hành sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Cách thức này một mặt biểu hiện trong việc sử dụng công cụ lao động nhất định (sản xuất bằng cái gì). Mặt khác biểu hiện trong việc tổ chức hoạt động sản xuất với những quan hệ sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất do hai mặt kết hợp thành là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong đó lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình thức của phương thức sản xuất
    1.1. Lực lượng sản xuất
    Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là kết quả của năng lực thực tiễn của con người lực lượng sản xuất là kết quả cái đã đạt được bởi con người là sản phẩm của hoạt động đã qua của con người, chứ không phải là những cái mà tự nhiên cho sẵn.
    Lực lượng sản xuất được gom góp, chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi thế hệ dựa trên những

    KẾT LUẬN

    Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hóa ngày càng cao thì vai trò của người lao động có tri thức lại càng quan trọng, trong lực lượng sản xuất. V.L.Lênin đã chỉ ra: Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động.

    MỤC LỤC

    A. Lời mở đầu 1
    B. Nội dung 2
    I. Lý luận 2
    1. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 2
    1.1. Lực lượng sản xuất 2
    1.2. Quan hệ sản xuất 4
    2. Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tổ chức và trình độ của lực lượng sản xuất 5
    2.1.Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất 5
    2.2. Tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất 5
    II. Vận dụng 8
    1. Kinh tế tri thức 8
    1.1. Nền kinh tế tri thức 8
    1.2. Một số đặc điểm nền kinh tế tri thức 8
    2. Vận dụng mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam 11
    2.1. Nền kinh tế tri thức nhìn từ góc độ lực lượng sản xuất 11
    2.2. Nền kinh tế tri thức xét từ góc độ quan hệ sản xuất và cơ cấu kinh tế 12
    3. Phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta 14
    3.1. Cơ hội và thách thức 14
    3.2. Chiến lược và giải pháp 15
    C. Kết luận 18

    ĐỀ CƯƠNG
    Đề tài:
    Vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để phát triển nền kinh tế tri thức

    A. Lời mở đầu
    B. Nội dung
    I. Lý luận
    1. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
    1.1. Lực lượng sản xuất
    1.2. Quan hệ sản xuất
    2. Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tổ chức và trình độ của lực lượng sản xuất
    2.1.Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
    2.2. Tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
    II. Vận dụng
    1. Kinh tế tri thức
    1.1. Nền kinh tế tri thức
    1.2. Một số đặc điểm nền kinh tế tri thức
    2. Vận dụng mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
    2.1. Nền kinh tế tri thức nhìn từ góc độ lực lượng sản xuất
    2.2. Nền kinh tế tri thức xét từ góc độ quan hệ sản xuất và cơ cấu kinh tế
    3. Phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta
    3.1. Cơ hội và thách thức
    3.2. Chiến lược và giải pháp
    C. Kết luận
    ​​
     
Đang tải...