Tiểu Luận Nền kinh tế tri thức và tác động của nó

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Những đặc điểm của nền kinh tế tri thức
    1. Kinh tế tri thức là gì ? Tri thức là sức mạnh, bởi đó là chất dinh dưỡng cho sự phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo, trí tuệ vô tận của con người. Cá thể là hữu hạn nhưng nhân loại là vô cùng, dân tộc nào sớm nhận thức được những hạn chế những giới hạn của chính mình, làm phong phú giàu có bản thân mình thì dân tộc ấy chủ động tìm thấy triển vọng của mình, dân tộc đó sẽ phát triển và trường tồn. Do vậy “kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”. Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Trong các nước OECD kinh tế tri thức chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm hơn 60% lực lượng lao động. Nhiều người ước tính khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành nước có nền kinh tế tri thức.
    2. Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức
    a. Bước vào thế kỷ XXI loài người càng đẩy nhanh công cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên quy mô rộng lớn chưa từng có trong lịch sử. Các nghành công nghệ cao liên tiếp có những đột phá trong nền kinh tế như các lĩnh vực: tin học, vũ trụ năng lượng, . đã thúc đẩy sự ra đời của kinh tế tri thức. Hiện nay trên lĩnh vực công nghệ thông tin các doanh nghiệp tri thức phát triển rất nhanh chóng vượt xa những doanh nghiệp truyền thống có tên tuổi, có lịch sử lâu đời: microsoft của BILL GATE cũng chỉ mới hơn 20 năm trong số các doanh nghiệp lớn nhất thế giới và các doanh nghiệp công nghệ thông tin chiếm đa số.
    b. Kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển ở trình độ cao mà trụ cột của nó là các nghành mũi nhọn trong tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại sản xuất công nghệ là loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất của nền sản xuất trong tương lai và chuyển giao công nghệ chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường. Hiện nay các nghành sản xuất sử dụng công nghệ cao có tốc độ phát triển rất nhanh, sẽ trở thành các nghành sản xuất chủ đạo, thúc đẩy kinh tế phát triển, phương thức tổ chức và quản lý nghành sản xuất. Các sản phẩm có tính năng, công dụng và tiêu dùng mới do kỹ thuật cao mang lại, có thể dẫn đến thay đổi cả về phương thức sống và cách suy nghĩ của con người.
    c. Nghành sản xuất thông tin mở rộng nhanh chóng sẽ trở thành nghành trụ cột của nền kinh tế quốc dân, sẽ có sự khác nhau ngày càng lớn giữa nghành sản xuất thông tin với nghành dịch vụ cũ cung cấp sẽ là “tri thức” được hình thành nhờ đầu tư cao lại có hiệu ích cao, chứ không phải là dịch vụ thông thường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nơi, nối hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Mọi người đều có nhu cầu thong6tin và được truy cập vào các kho thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để nâng cao năng xuất, chất lượng hiệu quả, cũng chính vì vậy nền kinh tế tri thức là nền kinh tế số(0digital economi) hoặc nền kinh tế mạng.
    d. Xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hóa. Thông tin đến với mọi người, mọi người đều dễ dàng truy cập đến các thông tin cần thiết. Do đó vấn đề được đặt ra là phải dân chủ hóa các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các quyết định của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có liên quan đến họ có thể có ý kiến ngay nếu thấy không phù hợp. Vì vậy phải tạo được không khí dân chủ, cách làm việc dân chủ. Khi chuẩn bị ban hành các quyết định, các chính sách nhà nước, dễ dàng đưa ra lấy ý kiến nhân dân, việc tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân cũng rất dễ dàng thuận tiện. Nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” sẽ được thực hiện đầy đủ nhất. Cho nên công nghệ thông tin thúc đẩy sự phát triển dân chủ có dân chủ mới phát huy hết được khả năng sáng tạo của con người. Cách tổ chức quản lý cũng sẽ thay đổi nhiều, trong thời đại thông tin, mô hình phải chỉ huy tập trung, có đẳng cấp là không phù hợp, mà phải theo mô hình phi đẳng cấp, phi tập trung, mô hình mạng, trong đó tận dụng các quan hệ ngang vì thông tin đến được một cách thuận lợi, nhanh chóng tất cả mọi nơi, không đi qua các bước xử lý trung gian. Đó là mô hình tổ chức dân chủ, nó linh hoạt trong điều hành, để thích nghi với đổi mới, khơi dậy sự năng động và sáng tạo của mọi người.
    e. Xã hội thông tin là một xã hội học tập, giáo dục rất phát triển. Mọi người đều học tập, học thường xuyên, học ở trường học ở nhà, học ở trên mạng và bất cứ nơi đâu mà họ có thể, để không ngừng trau dồi kỹ năng, phát triển trí sáng tạo. Không học thường xuyên thì không phát triển được kinh tế tri thức. Mọi người thường xuyên được bổ túc, cập nhật kiến thức, chủ động theo kịp sự đổi mới và có khả năng thúc đẩy sự đổi mới. Hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho tất cả mọi người bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng có thể học tập được. Mạng thông tin có ý nghĩa quan trọng cho việc học tập suốt đời, phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội.
    f. Vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo ra sự tăng trưởng. Không phải như các nguồn lực khác bị mất khi sử dụng, tri thức và thông tin có thể được chia sẻ, và trên thực tế dư dật chứ không phải khan hiếm.
    g. Tri thức ngày càng trở nên quan trọng, là nhân tố trực tiếp của chức năng sản xuất. Đầu tư vào tri thức sẽ làm tăng khả năng của sản xuất, biến các yếu tố khác vào sản xuất thành sản phẩm mới, quá trình mới. Do đó đầu tư vào sản xuất thông tin trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn. Tri thức khác với vốn lao động ở chỗ người có kiến thức, nếu trao kiến thức cho người khác thì kiến thức sẽ không mất đi mà được sử dụng tốt hơn, càng trao cho nhiều người thì khả năng sử dụng nó tạo ra của cải, lợi ích càng nhiều, mặt khác chi phí cho việc phổ biến tri thức ra công chúng để làm tăng số người sử dụng gần bằng không.
    h. Tri thức trở thành nguồn vốn quý nhất sở hữu trí tuệ trở thành quan trọng nhất. ở việt nam vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật điều chỉnh từ những năm 1981 và 1997 hoạt động sở hữu trí tuệ tác động mạnh mẽ đến quá trình kinh tế của doanh nghiệp chính là con đường phát triển có hiệu quả và ngắn nhất cho phép Việt Nam gia nhập vào nhịp sống chung của kinh tế khu vực.
    i. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa. Thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu, một sản phẩm được sản xuất ở bất kỳ nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới, kết quả của công ty ảo, xí nghiệp ảo, làm việc từ xa, . quá trình toàn cầu hóa cũng là quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức thúc đẩy nhau, gắn liền với nhau, là hai anh em sinh đôi của cuộc cáh mạng khoa học công nghệ hiện đại. Hiện đại hóa một mặt tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tri thức ở các nước, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức rủi ro. Cho tới nay khoảng cách giàu nghèo đang tăng nhanh do chênh lệch nhiều về tri thức, nếu rút ngắn được về tri thức thì sẽ thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo.
    j. Sự thách thức về văn hóa. Trong nền kinh tế tri thức xã hội thông tin, văn hóa, có điều kiện phát triển nhanh và văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Do thông tin tri thức bùng nổ, trình độ văn hóa nâng cao, nội dung và hình thức các hoạt động văn hóa phong phú đa dạng nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân tăng cao. Nhờ các phương tiện truyền thông tức thời, nhất là internet, một sáng tác ra đời tức thời lan truyền đến khắp nơi trên thế giới. Giao lưu văn hóa hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hóa có thể tiếp thu những tinh hoa của nhân loại để phát triển văn hóa của mình. Nhưng mặt khác, các nền văn hóa đứng trước những rủi ro rất lớn: bị pha tạp, dễ mất bản sắc, dễ bị các sản phẩm văn hóa độc hại tấn công phá hoại mà không có cách gì ngăn chặn được. Nền văn hóa bị pha tạp lai căng, không cỏn là chính mình nữa sẽ rất dễ suy thoái, tiêu tan. Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao “hòa nhập chứ không hòa tan”. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
    II. Những tác động của nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam.
    1. Cách nhìn tổng quát: Nền kinh tế tri thức đã và đang tác động đối với kinh tế thế giới, nó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa, phân công lao động xã hội trở nên sâu sắc và rộng khắp toàn cầu. Cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi sâu sắc. Thế giới đang nằm trong thời kỳ quá độ chuyển sang nền kinh tế tri thức, trên cơ sở những ngành công nghiệp trụ cột: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin, các nước OECD(tổ chức kinh tế hợp tác và phát triển) nền kinh tế đang phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức. Khoảng 50% GDP của nền kinh tế OECD là dựa vào tri thức. Các nước đang phát triển nhiều quốc gia đã và đang vạch ra những chiến lược tiếp cận đi đến nền kinh tế tri thức. Các nước công nghiệp mới (NICS) như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đã chuyển mạnh theo hướng nền kinh tế tri thức.
    2. Nền kinh tế tri thức tác động đối với Việt Nam trên các khía cạnh sau: Làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế Việt Nam theo xu hướng hoạt động hóa các ngành sản xuất truyền thống, làm cho ngành đó trở nên thông minh hơn và do đó có hiệu quả hơn trong nền kinh tế Việt Nam, đẩy nhanh các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Đây là những ngành mũi nhọn để tiến tới kinh tế tri thức, tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng không gian kinh tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào kinh tế thế giới. Nền kinh tế tri thức tạo cơ sở kinh tế xã hội cho Việt Nam để quan hệ bình đẳng đối với các quốc gia, sức cạnh tranh của nền kinh tế chủ yếu được tạo nên bởi trí thông minh và sự sáng tạo, chứ không phải có sẵn trong tự nhiên.
    3. Đổi mới cơ chế quản lý Sự tác động của nền kinh tế tri thức đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới tư duy kinh tế thông qua việc phải thay đổi toàn cầu hóa. Để tiến đến kinh tế tri thức Việt Nam cần xác định rõ các ngành phát triển tuần tự đồng thời làm rõ các ngành mũi nhọn, đón bắt, đi tắt để rút ngắn con đường tiến đến kinh tế tri thức.
    4. Giáo dục và đào tạo VN là một nước đang phát triển, một nước nghèo nền kinh tế lạc hậu, công nghiệp mới bắt đầu phát triển, dân số nông thôn chiếm 76,5%(1999) theo thống kê của ngân hàng thế giới GNP/người của VN là 330USD xếp thứ 140, HDI xếp thứ 110 trên tổng số 174 nước so với lần đánh giá năm 1994(đứng thứ 115 trong tổng số 173 nước) đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nền kinh tế tri thức buộc VN phải đổi mới giáo dục-đào tạo. Để có nền kinh tế tri thức bên cạnh phát triển nhanh các ngành kinh tế mũi nhọn mở rộng không gian kinh tế, thì phải đổi mới toàn diện, đồng bộ giáo dục đào tạo theo hướng đào tạo kỹ năng của người lao động theo yêu cầu của sự phát triển các ngành kinh tế tri thức, phải có chính sách và cơ chế khuyến khích nhân tài, gắn giáo dục với thực tế, gắn trường học với nghiên cứu và các doanh nghiệp.
    5. Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ Có thể nói con đường ngắn nhất và có hiệu quả nhất để đất nước phát triển nhanh, tránh nguy cơ bị tụt hậu là đổi mới công nghệ, ứng dụng kịp thời những thành tựu khoa học kỹ thuật, tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, kể cả nguồn tiềm năng trí tuệ, nếu được phát huy sẽ là nhân tố trực tiếp, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ. Những thành tựu mà VN đạt được đó là sự phát triển mạnh của công nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn phát triển hàng loạt những hoạt động khác. Đó chính là cơ hội lớn cho chúng ta vươn lên bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.
    6. Định hướng phát triển khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta, khoa học và công nghệ phải hướng về những công nghệ cơ bản để nâng cao trình độ công nghệ của các nghành kinh tế, vừa phải tập trung vào công ngh65 tiên tiến chứa hàm lượng lớn ngành kinh tế vừa phải tập trung vào công nghệ sản xuất kinh doanh dịch vụ áp dụng công nghệ tiên tiến, nhanh chóng cải tiến thay thế các bộ phận trong dây truyền sản xuất, đối với nước ta đây là cơ hội và thách thức hết sức to lớn và quyết liệt.
    KẾT LUẬN
    Trong hai năm gần đây, nền kinh tế dựa trên tri thức thường xuyên được nói đến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Nhưng trong giới khoa học Việt Nam, nền kinh tế tri thức có ý nghĩa thực sự là gì và nền kinh tế dựa trên tri thức có phải là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thế giới hay không đang được tranh luận một cách sôi nổi. Một số người khẳng định nhất quyết rằng chúng ta phải cẩn trọng trong việc sử dụng từ ngữ “nền kinh tế dựa trên tri thức” bởi vì định nghĩa nó là không rõ ràng. Và một số người khác lại cho rằng nền kinh tế dựa trên tri thức. Ngày nay không chỉ là một nhận thức mà là một thực tế trong đời sống kinh tế của các nước đang phát triển cũng như đối với Việt Nam. Kinh tế tri thức là vấn đề khá mới mẻ và đầy cam go đối với những nước đang phát triển. Hiện nay, một số vấn đề lớn đặt ra đối với sự phát triển kinh tế như thế nào? Liệu rằng Việt Nam có áp dụng được nó vào trong nền kinh tế hay không?.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...