Chuyên Đề Nền kinh tế tri thức khái niệm, tiêu chí phản ánh và nhận dạng phát triển ở nước ta

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Nền kinh tế tri thức khái niệm, tiêu chí phản ánh và nhận dạng phát triển ở nước taI. Khái niệm

    Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (KBE - Knowledge - Based Economy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao. OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) dịch nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD 1996)

    Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế” (APEC 2000).

    Ngân hàng Thế giới (WB, 2000) đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức. Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức".

    Trong vài năm gần đây, nổi lên một sự công nhận rộng rãi về vai trò ngày càng tăng của tri thức trong các quy trình sản xuất và sự chuyển biến của các nền kinh tế công nghiệp thành nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức (KBE).
    Trong KBE, khả năng sáng tạo và sử dụng tri thức là điều quyết định cho sự thành công của tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả các ngành "Công nghệ cao" và các ngành truyền thông.

    Một sự phát triển mới có liên quan mật thiết với xu thế phát triển nền kinh tế tri thức, đó là xu thế đang nổi lên hiện nay trong số các nền kinh tế thành viên APEC để hướng tới nền kinh tế mới (New Economy). Trong hầu hết các năm gần đây các nền kinh tế APEC phát triển nhất, đạt nhiều thành tích cao nhất và tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ thất nghiệp và mức lạm phát thấp, ổn định. Một yếu tố then chốt trong thành tích đáng ghi nhận đó là sự gia tăng nhanh tốc độ tăng năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp - Total Factor Productivity- TFP). Ví dụ như ở Mỹ, việc đạt được thành tích tăng năng suất lao động mạnh mẽ chính một phần là nhờ vào việc tăng nguồn vốn và đặc biệt là nguồn vốn công nghệ thông tin và truyền thông. Bên cạnh đó, vai trò của công nghệ thông tin và mạng Intemet tăng lên nhanh chóng đã dẫn đến sự xuất hiện của đầu tư tư bản vô hình, trong đó có sự sáng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, thiết kế lại công tác quản lý và các quy trình sản xuất.

    Về khái niệm, thuật ngữ "Nền kinh tế mới" được xác định theo các quan điểm khác nhau. Trong khi một số nhà phân tích cho rằng khái niệm này đồng nghĩa với khái niệm nền kinh tế tri thức, thì một số công trình nghiên cứu khác cho thấy rằng thuật ngữ "Nền kinh tế mới" liên quan trực tiếp hơn đến sự tăng trưởng bền vững và phi lạm phát với mức độ đầu tư cao hơn vào công nghệ thông tin truyền thông (ICT) và tái cơ cấu lại nền kinh tế, như chúng ta đã từng chứng kiến ở Mỹ vào cuối những năm 90. Nền kinh tế mới chú trọng vào từng vai trò riêng của ICT và vào sự tái cơ cấu trong tăng năng suất của tổng yếu tố trong khi KBE nhấn mạnh đến tầm quan trọng ngày càng tăng của tri thức trong mọi hoạt động kinh tế.
    Từ năm 2000, Uỷ ban kinh tế (EC) của APEC đã tiến hành thực hiện các nghiên cứu đánh giá về nền kinh tế tri thức và xu thế đang nổi lên hiện nay về sự phát triển của nền kinh tế mới tại các quốc gia thuộc APEC, trong đó phân tích các đặc tính của KBE theo 4 khía cạnh then chốt: môi trường kinh doanh, hệ thống đổi mới, phát triển nguồn nhân lực (HRD) và cơ sở hạ tầng ICT. Nhận thấy rằng, sự tăng trưởng kinh tế sẽ trở nên bền vững nhất đối với các nền kinh tế phát triển theo hướng KBE, các nghiên cứu của EC đã tiến hành đánh giá về phạm vi, mà trong đó có thể áp dụng các đặc tính của KBE cho các nền kinh tế APEC và tiến hành xem xét kỹ lưỡng môi trường chính sách mà các nền kinh tế APEC đã và nên tuân theo nhằm đạt được năng suất lao động cao hơn của một "kiểu mẫu nền kinh tế mới".

    EC đã tiến hành nghiên cứu 16 trường hợp điển hình, trong số 12 nền kinh tế APEC để phát hiện ra những bằng chứng kinh tế vĩ mô và vi mô minh hoạ về những ích lợi và những thách thức nảy sinh trong khi theo đuổi các chính sách cơ cấu, mà nếu thiếu sự áp dụng các chính sách này trong các lĩnh vực như ICT, vốn con người, đổi mới và tinh thần kinh doanh, thì sẽ không mang lại hiệu quả cho việc khích lệ sự chuyển biến cần thiết để đưa các nền kinh tế APEC hướng tới hoà nhập vào nền kinh tế mới toàn cầu. Bên cạnh đó các nghiên cứu của EC cũng xem xét khả năng hợp tác chặt chẽ hơn trong khối APEC để giúp các nước thành viên phát triển theo hướng nền kinh tế mới và nền kinh tế tri thức.

    Trong các nghiên cứu của mình, Uỷ ban Kinh tế APEC đã tiến hành phân tích một loạt các vấn đề quan trọng liên quan tới các động lực thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế mới và coi đó là các khía cạnh cần lưu ý trong các chính sách quốc gia của các nước thành viên APEC để hướng tới nền kinh tế mới. Đó là các vấn đề: Vai trò của đổi mới trong ngành dịch vụ trong nền kinh tế mới; sự đóng góp của ICT cho sự tăng năng suất lao động; các chương trình nghiên cứu và triển khai (R-D) quốc gia và đóng góp của R-D đối với tăng trưởng kinh tế, các kinh nghiệm tổ chức và các chiến lược kinh doanh; và tầm quan trọng của tinh thần kinh doanh trong nền kinh tế mới.

    Tri thức thể hiện ở các ý tưởng, sáng chế, phát minh quy trình, trong sản xuất và đời sống. Trên phương diện hành vi có thể quan sát được thì tri thức là khả năng của một cá nhân hay một nhóm người trong việc hướng dẫn, thuyết phục những người khác thực hiện một quy trình tạo ra sự chuyển hoá.

    Trên phương diện kinh tế, tri thức là tư liệu sản xuất. Nó được sinh ra, trao đổi và sử dụng sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Tri thức phải được đánh giá, có giá trị và được mua bán trên thị trường.

    Đo lường và đánh giá tri thức là một việc khó. Vì nó là sản phẩm vô hình, trừu tượng, chuyển tải bằng thông tin (vì vậy, có người quan niệm nền kinh tế tri thức là nền kinh tế thông tin) và trong kinh tế thị trường, giá cả phải được hình thành và xác định thông qua thị trường, qua thoả thuận giữa người mua và người bán. Muốn thế, tri thức phải xác định được sở hữu và giá trị được đảm bảo trong xã hội thực thi nghiêm ngặt sở hữu trí tuệ. Như vậy, xã hội được tổ chức quản lý cao theo phương thức thị trường, đặc biệt là thị trường khoa học công nghệ là một cột trụ của kinh tế tri thức.

    Tri thức có được khi con người rút ra kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống, học hỏi người khác và từ hoạt động nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ. Vì vậy, một cột trụ nữa của nền kinh tế tri thức là nguồn nhân lực với chất lượng cao.
    Tri thức đi vào sản xuất chủ yếu qua công nghệ cao. Công nghệ cao vừa là kết tinh của tri thức, vừa là công cụ, phương tiện của tri thức tác động vào kinh tế và đời sống nhân dân. Vì vậy, người ta cho rằng công nghệ cao là cốt lõi của nền kinh tế tri thức. Chúng ta có thể coi công nghệ cao là một cột trụ của nền kinh tế tri thức.

    Một cột trụ nữa của nền kinh tế tri thức là mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là mạng Bưu chính viễn thông, Intemet.

    Như vậy, nền kinh tế tri thức có 4 cột trụ là Công nghệ cao, nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng kinh tế và thị trường.
    Trong một xã hội, một quốc gia, nền kinh tế tri thức tồn tại song song với kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và có khi chúng kết hợp, trộn lẫn với nhau trong một sản phẩm. Nền kinh tế Mỹ, có người đánh giá là 20% thuộc kinh tế tri thức, nông nghiệp chỉ còn 1,3%, là quốc gia dẫn đầu thế giới hiện nay về nền kinh tế tri thức. Xã hội loài người về phương diện kinh tế đi từ trồng trọt, chăn nuôi lên tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp đại cơ khí và nay bắt đầu chuyển sang kinh tế tri thức. Công ty Microsoft là công ty điển hình về nền kinh tế tri thức.
    Nền kinh tế tri thức được phản ảnh, đo lường, định lượng bằng thống kê như thế nào; đây là vấn đề mới đặt ra cho các nhà kinh tế, đặc biệt là các nhà thống kê.

    II. Tiêu chí phản ánh nền kinh tế tri thức
    1. Vấn đề tính giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất của nền kinh tế tri thức.
    Vấn đề mấu chốt là vạch ra khái niệm sản phẩm của nền kinh tế tri thức. Sản phẩm có hàm lượng chất xám cao là sản phẩm của nền kinh tế tri thức. Nhưng hàm lượng cao là bao nhiêu và chất xám đo bằng gì?
    Công nghiệp phần mềm mà sản phẩm là các chương trình máy tính có giá trị gia tăng thường trên 80% được coi là bộ phận cấu thành của nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, những sản phẩm (vật chất và dịch vụ) có giá trị tăng thêm trên 50% nhưng được tạo ra bởi đội ngũ lao động cao cấp, chất lượng cao (đại học trở lên) là sản phẩm của nền kinh tế tri thức.
    Sản phẩm của R - D có thể được coi là sản phẩm của nền kinh tế tri thức. Như vậy, tổng khối lượng giá trị thực hiện (trao đổi mua bán) trên thị trường khoa học Công nghệ có thể tính vào tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế tri thức.
    Các khu Công nghệ cao tạo ra các sáng chế, phát minh và sản phẩm có hàm lượng chất xám cao có thể coi là thuộc khu vực kinh tế tri thức. Giá trị tăng thêm của các khu Công nghệ cao được tính trong GDP của khu vực kinh tế tri thức.
     
Đang tải...