Tiểu Luận Nền kinh tế thị trường và một số đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Nền kinh tế thị trường và một số đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường Việt Nam
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]1- Những vấn đề về kinh tế thị trường
    Trong quá trình phát triển của mình, xã hội loài người đã đi từ một nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp. Khi sản xuất đã có sự phát triển nhất định, đã có phần sản phẩm dư thừa của mỗi gia đình, bộ tộc để trao đổi, mua bán, loài người bước vào nền kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên, chỉ khi đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản, các hàng rào cát cứ phong kiến bị phá bỏ, sản xuất phát triển cung cấp một khối lượng hàng hoá ngày càng lớn thì nền kinh tế thị trường mới thực sự hình thành và phát triển. Rõ ràng, kinh tế thị trường - kinh tế hàng hoá là sản phẩm của cả xã hội, nó là bước đi tất yếu khách quan của loài người gắn với sự phát triển của sản xuất. Nó không phải là giai đoạn lịch sử trước chủ nghĩa xã hội, càng không phải chỉ của chủ nghĩa tư bản như một số người quan niệm.
    Trong xã hội có giai cấp, có nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, với những lợi ích khác nhau thì nền kinh tế hàng hoá không thể thuần nhất. Gắn với mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã hội là một thành phần kinh tế có những đặc thù, có quá trình phát triển riêng. Bởi vậy, nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần cũng là một tất yếu khách quan của lịch sử. Điều đó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của giai cấp hay tầng lớp nào.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...