Tiểu Luận Nền kinh tế thị trường-định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG-ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


    MỞ ĐẦU​
    Như ta đã biết, Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà về thực chất đây chính là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xhcn.
    Xét về phương diện lý luận, mô hình trên đã khẳng định tính tất yếu của Việt Nam phải trải qua kinh tế thị trường. Đây là hoàn toàn đúng đắn, không chỉ xét riêng về phương diện lý luận mà nhận thức này đã được kiểm chứng bằng thực tiễn của cả nhân loại và Việt Nam. Không còn nghi ngờ gì nữa, cho đến nay trên thế giới những nước có nền kinh tế phát triển nhất cũng chính là những nước có bề dày phát triển kinh tế thị trường dài nhất. Cả thế giới ngày nay đang bị sức hút, đang bị hấp dẫn bởi tình độ phát triển ngoạn mục của các nước ở đỉnh cao của phát triển kinh tế thị trường. Một số nước đi sau chỉ trong một thời gian ngắn (chừng 30 năm) hoá thành rồng (đó là các nước NICS), bởi vì, trước hết, họ chấp nhận và đi theo mô hình kinh tế thị trường ngay từ đầu, họ biết khai thác tối đa kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trái lại, mô hình kế hoạch hoá tập trung qua thực tiễn 70 năm tồn tại, rốt cuộc, đã đẩy chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng. Việt Nam nhờ sớm nhận thức được tính tất yếu phải phát triển kinh tế thị trường, đề ra đường lối đổi mới, nên 20 năm qua đã thu được những thành tựu bước đi đáng khích lệ. Sự kiểm chứng qua thực tiễn phát triển qua nhân loại như trên đủ để xác nhận tính đúng đắn, về mặt lý luân, tính tất yếu phải trải qua kinh tế thị trường của mọi quốc gia có trình độ phát triển lực lượng sản xuất lạc hậu muốn tiến lên cùng thời đại. Đây là sự nhận thức hoàn toàn đúng đắn, xét về công tác nghiên cứu lý luận của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Rất tiếc, sự nhận thức về kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay trong nhiều trường hợp mới chỉ đến thế.
    Khi đi sâu vào nghiên cứu, cụ thểhoá những điều kiện cho sự hình thành, phát triển (tức là cơ sở khách quan) của kinh tế thị trường còn khá nhiều vấn đề mang tính chủ quan, duy ý chí, mang tính giáo điều mà chúng ta sẽ có dịp nói đến sau này.
    Trên cơ sở nghiên cứu những học thuyết về vài trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và những tìm tòi tham khảo tài liệu sách báo trong những năm gần đây cùng với sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn, emđã chọn đề tài “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Đồng thời đề tài cũng giúp em hiểuvà thấy được những chính sách, giải pháp và hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam.
    Với những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, những sai sót mắc phải trong khi thực hiện sẽ là điều không thể tránh khỏi, em rất mong nhận được những lời phê bình và góp ý quý báu của cô giáo.
    Em xin chân thành cảm ơn.


    NỘI DUNG
    I.BẢN CHẤT CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
    XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM​ 1. Lý luận chung về thị trường.
    Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá; các yếu tố của sản xuất như đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý; các sản phẩm và dịch vụ tạo ra; chất xám đều là đối tượng mua bán, là hàng hoá.
    Kinh tế thị trường được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế, khi các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường.
    Kinh tế thị trường là các tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
    a. Ưu điểm.
    Với cách hiểu như trên ta có thể thấy kinh tế thị trường có một số ưu điểm như sau:
    -Kinh tế thị trường thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm hàng hoá phong phú đa dạng, giá thành hạ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh. Bởi mục đích của người sản xuất hàng hoá làcó lãi cao nhất, do đó họ phải làm thế nào để có giá trị cá biệt của hàng hoá là thấp nhất. Muốn vậy, họ phải tăng năng suất lao động. Vì vậy phải caỉ tiến kĩ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, tổ chức quản lý sản xuất trong đó yếu tố quan trọng nhất, yếu tố có tính chất quyết định là kĩ thuật. Cải tiến kĩ thuật lúc đầu ứng dụng ở từng người, từng xí nghiệp sau lan rổnga toàn xã hội làm xuất hiện một ngành mới. Và nhưvậy lực lượng sản xuất đã phát triển thêm một bước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...