Tiểu Luận Nền kinh tế nhiều thành phần với phát huy các nguồn lực để phát triển

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Nền kinh tế nhiều thành phần với phát huy các nguồn lực để phát triển
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]1 – Sự cần thiết của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
    Một trong những thành tựu lớn nhất của gần 18 năm đổi mới ở nước ta là đổi mới kinh tế, tạo nên những tiềm lực mới cho sự phát triển của đất nước.Từ Đại hội VI (1986), Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó có đổi mới kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế với nhiều hình thức rất phong phú, đa dạng và sáng tạo. Nhờ đó, chỉ sau hơn 10 năm, vẫn những con người ấy, cũng những điều kiện tự nhiên ấy, từ một đất nước thiếu ăn quanh năm, trông chờ chủ yếu vào sự viện trợ từ bên ngoài; hàng tiêu dùng khan hiếm, người lao động không có việc làm đã trở thành một đất nước không những đủ ăn, mà còn có lương thực, thực phẩm dự trữ và đến nay xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới; nhu cầu tiêu dùng trong nước được thỏa mãn về nhiều mặt, kết cấu hạ tầng phát triển, nền kinh tế – xã hội sôi động, đất nước không ngừng phát triển. Chính nhờ đổi mới cơ chế, chính sách nhằm không ngừng phát triển các thành phần kinh tế, các tiềm năng của xã hội được khai thác, nội lực được phát huy, sức mạnh của bên ngoài được huy động.Chính sách đối với phát triển các thành phần kinh tế là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
    Từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định thực hiện nhất quán nền kinh tế nhiều thành phần với ý nghĩa nêu trên và được coi như một giải pháp chiến lược góp phần giải phóng và khai thác mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất. Nghị quyết Trung ương 6, khóaVI, chỉ rõ: "Trong điều kiện nước ta, các hình thức kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu nền kinh tế hàng hóa đi lên chủ nghĩa xã hội". Đại hội VIII của Đảng nêu 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Đại hội IX của Đảng xác định, ở nước ta hiện nay, cần phát triển 6 thành phần kinh tế, tức là ngoài 5 thành phần kinh tế nêu trên, có thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhấn mạnh các thành phần kinh tế đó đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Có thể nói đây là quá trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt, nó tạo điều kiện cho mọi cá nhân, đơn vị, tập thể khai thác phát huy mọi tiềm năng, nội lực, tạo ra một tổng hợp lực thật sự cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc xác định và phát triển các loại hình sở hữu, phân định các thành phần kinh tế là cần thiết, hợp quy luật làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế nói chung và tạo điều kiện cho từng thành phần kinh tế nói riêng phát triển, phát huy được mọi nguồn sức mạnh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy, cạnh tranh lẫn nhau làm cho nền kinh tế của đất nước thực sự năng động phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Những thành phần kinh tế này có diện mạo riêng nhưng đều nằm trong sự thống nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lâu dài, vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh góp phần phát triển vững mạnh nền kinh tế nước ta trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...