Tài liệu Nền kinh tế mở trong dài hạn

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đến đây, chúng ta đã có được một bức tranh của nền kinh tế vĩ mô gần như toàn diện
    trong dài hạn, bao gồm:
    ã Y được quyết định bởi K, L và công nghệ.
    ã r được quyết định bởi cân bằng trong thị trường vốn vay
    ã Tăng trưởng Y phụ thuộc vào tăng trưởng dân số và tiến bộ công nghệ
    ã P phụ thuộc vào M và π được xác định bởi tốc độ tăng trưởng của M
    Nhưng chúng ta vẫn chưa xét đến ngoại thương.
    2. Một số thực tế:
    a. Thế giới ngày càng trở nên hội nhập về kinh tế thông qua mở rộng ngoại thương.
    Hơn 30 năm qua, ngoại thương trên thế giới đã tăng với tốc độ gấp đôi tốc độ tăng
    trưởng GDP {khoảng 11% sản lượng thế giới được xuất khẩu năm 1965; đến năm
    1995, là khoảng 22%}
    b. Trong một nghiên cứu gần đây, Sachs và Warner xem xét mức độ mở cửa và phát
    triển: họ tìm thấy giữa 1970 vào 1990, các nền kinh tế đang phát triển mở cửa và
    hiệu quả hơn đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 4,5% trong khi
    những nền kinh tế khác mặc dù có mở cửa nhưng lại kèm theo nhiều hạn chế đối
    với ngoại thương nên tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt 0,7%.
    c. Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào ngoại thương (xuất khẩu có tốc độ
    tăng trưởng nhanh hơn 2-3 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP, còn nhập khẩu
    là 2-4 lần)
    Năm 1996, xuất khẩu đạt 30% GDP, nhập khẩu là 47% GDP; nên thâm hụt
    thương mại là 17% GDP. [So với Mỹ: xuất khẩu đạt 11%, nhập khẩu là 12%].
    Để tài trợ cho khoản thâm hụt thương mại này, Việt Nam đã vay các nước khác
    trên thế giới.
    Điều này cho thấy sự kết nối chặt chẽ giữa các luồng hàng hóa và dịch vụ với
    những dòng tài chính giữa các nước. Công việc đầu tiên trong chương này là làm
    sáng tỏ mối quan hệ trên. Sau đó, kết hợp yếu tố phức tạp này vào mô hình xác
    định thu nhập dài hạn cơ bản (cổ điển). Cuối cùng, chúng ta sẽ phát triển một lý
    thuyết dài hạn về tỉ giá hối đoái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...