Tiểu Luận Nền HCNN Việt Nam trong những năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1945-NAY

    2.1. Hành chính nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà thời kỳ 1945-1959.


    Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời trong điều kiện của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chưa hoàn thành. Mặc dù nhà nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh vào 2/9/1945, nhưng ngay sau đó hoạt động của cả bộ máy nhà nước vẫn còn trong thời kỳ “bắt đầu”.

    2.1.1. Tổ chức hành chính nhà nước trung ương


    Ngay sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ liên hiệp lâm thời đã được thành lập từ chính phủ lâm thời. Số bộ bao gồm nhiều thành phần, đảng phái. 18 thành viên của chính phủ liên hiệp.
    Sau tổng tuyển cử, chính phủ mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập có 12 thành viên.

    Giai đoạn 1945-1955 là giai đoạn cả nước có chiến tranh, chính vì vậy mô hình tổ chức bộ máy chính phủ trung ương rất linh hoạt và điều hành các loại công việc có sự phân công cụ thể giữa các thành viên.
    Chính phủ giai đoạn này đã quy tụ nhiều đại diện các đảng phái, các miền. Tập trung vào các công việc nhằm bảo đảm cho hoạt động của nhà nước non trẻ là một nhà nước của dân, do dân và vì dân.

    Tập trung quyền lực khá cao và do đó cũng là đòi hỏi để điều hành công việc chung của đất nước.
    Giai đoạn 1954-1959 là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử nhà nước Việt Nam. Nhà nước phải chấp nhận sự chia cắt đất nước thành hai miền với hai chế độ nhà nước hoàn toàn khác nhau.
    Trên thực tế, mô hình chính phủ, thực chất là mô hình hành pháp mạnh - tổng thống theo kiểu của Pháp. Thủ tướng chính phủ có quy định, nhưng vai trò quản lý, điều hành và ban hành văn bản pháp luật rất hạn chế.

    Về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ, Hiến pháp 1946 qui định: chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc; chính phủ gồm có chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, phó chủ tịch và nội các. Nội các có thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng và có thể có phó thủ tướng.
    Trên thực tế, trong thời gian này, việc tổ chức chính phủ chưa hoàn toàn như hiến pháp qui định. Chưa có thủ tướng, chưa có phó thủ tướng, chưa tổ chức nội các, nhưng tổ chức hội đồng chính phủ. Về chức năng, quyền hạn, khi chưa có quốc hội, chính phủ hoàn toàn nắm quyền quản lí và điều hành xã hội. Từ khi quốc hội được thành lập, do hoàn cảnh bó buộc nên hoạt động của quốc hội có nhiều hạn chế, chính phủ đã kết hợp với ban thường trực quốc hội giữ vai trò chủ yếu trong việc hướng dẫn quốc dân, phát triển sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
    Vấn đề cải cách hành chính ở cấp trung ương trong giai đoạn này cũng có nhiều hạn chế do điều kiện chiến tranh. Chính quyền trung ương cần phải được giữ vững, ổn định để có thể thống nhất chỉ huy cuộc kháng chiến. Các vấn đề thay đổi, kiện toàn bộ máy chính quyền thường chỉ tập trung vào các đơn vị hành chính địa phương.
    2.1.2. Chính quyền địa phương


    Tổ chức hành chính địa phương theo hướng pháp 1946 và các văn bản pháp luật từ giai đoạn 1945- 19954 ( trước khi ký hiệp định Giơneve 1954).
    Trước khi có Hiến pháp 1946 do Quốc hội nước Việt nam dân chủ Cộng hoà ban hành, sự phân chia địa giới hành chính và tổ chức hành chính địa phương của Việt Nam theo mô hình của Pháp trong đó khu vực Miền trung được thực hiện theo nguyên tắc tự quản.

    Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam được thành lập, quản lý hành chính nhà nước ở địa phương đã được quy định theo mô hình mang tính chất truyền thống của các nước Châu Âu – “mô hình Hội đồng và Uỷ ban”.

    "Để thực hiện chính quyền nhân dân địa phương trong nước Việt Nam, sẽ đặt hai thứ cơ quan: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
    Hội đồng nhân dân do dân bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ quan thay mặt cho dân.
    Uỷ ban hành chính do các Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan hành chính vừa thay mặt cho dân vừa đại diện cho Chính phủ.
    ở hai cấp xã và tỉnh có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ở các cấp huyện và kỳ chỉ có Uỷ ban hành chính.
    Cách tổ chức quyền hạn và cách làm việc của các cơ quan nói trên sẽ quy định theo như sắc lệnh này" [[1]].

    Cách thức tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình “Hội đồng – Uỷ ban” không thay đổi về bản chất trong suốt cả cả quá trình phát triển của nhà nước Vịêt nam từ 19945 - 2005 (60 năm). Trên thực tế tên goi, cấp và loại chính quyền địa phương có thể thay đổi, nhưng tư tưởng “Hội đồng – Uỷ ban” nhất quán.

    Sắc lệnh 63/SL năm 1945 của Chính phủ lâm thời quy định khá cụ thể về cách thức tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong điều kiện mới được thành lập. Đây là một bản sắc lệnh quy định cụ thể và rất rõ ràng:

    - Cách thức thành lập các tổ chức chính quyền địa phương.
    - Mối quan hệ giữa các cấp trong hệ thống chính quyền địa phương
    - Phân cấp rất triệt để quyền của cấp trên đối với cấp dưới khi giải quyết các hoạt động vi phạm pháp luật.

    Những quy định trên tạo cơ hội để hệ thống hành chính có thể hoạt động một cách thống suốt và cấp trên đối với cấp dưới mang tính thứ bậc chặt chẽ.
    Sự giám sát của chính quyền địa phương cấp trên với chính quyền địa phương cấp dưới trong mô hình nhà nước đơn nhất đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất của việc thực thi pháp luật nhưng cũng trao cho mỗi một cấp hành chính quy tự chủ, nhưng bị giám sát. Đây là một cách tiếp cận phổ biến của nhiều nước cho đến nay.

    Mô hình mối quan hệ giữa các cấp chính quyền địa phương mô tả ở các hình vẽ từ 2 đến .

    Cấp huyện không có Hội đồng Nhân dân, nhưng có Uỷ Ban hành chính. Cách thức tổ chức Uỷ ban Hành chính cấp huyện theo quy định của Sắc lệnh 63/SL thể hiện đó là một cơ quan mang tính chất phối hợp các xã hơn là một cơ quan trực tiếp quản lý, điều hành.
    Tỉnh là một đơn vị chính quyền địa phương, có cả Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính.

    Cách thức thành lập Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính cũng được quy định cụ thể sự phân cấp trong hệ thống chính quyền địa phương (hành chính),ít bị lệ thuộc vào lập pháp hay tư pháp.

    Mối quan hệ giữa Hội đồng Nhân dân tỉnh và Uỷ ban Hành chính tỉnh cũng như mối quan hệ với hành chính cấp trên là kỳ cũng được quy định và xác định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của từng chủ thể đối với hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương cấp tỉnh. Những công việc nào được giải quyết bằng mối quan hệ cụ thể đã được quy định, các cấp, các chủ thể căn cứ vào đó để thực hiện.

    Những thể chế như: từ chức, bị giải tán, mất tư cách hội viên Hội đồng Nhân dân tỉnh đều được quy định khá cụ thể mà mang tính chất phân cấp rất rõ ràng.

    Kỳ là một đơn vị hành chính và chỉ có Uỷ ban Hành chính, không có Hội đồng Nhân dân. Đây cũng là một thể chế đặc biệt cần chú ý khi bàn về khía cạnh hoạt động của chính quyền địa phương. Giống như huyện, kỳ chỉ mang tính chất phối hợp các hoạt động trên địa bàn của kỳ với sự tham gia của nhiều huyện. Mặc dù sắc lệnh quy định cụ thể mối quan hệ giữa Uỷ ban Hành chính kỳ với tỉnh, nhưng sự quan hệ đó thể hiện tính phối hợp.



    Các điều khoản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thuộc chính quyền địa phương theo Sắc lệnh 63/SL năm 1945 thể hiện mức độ phân công và phân cấp rất cụ thể và trách nhiệm của các cấp cũng rất cao.
    Tuy nhiên, những quy định đó mang tính lâm thời do chính phủ chỉ thành lập lâm thời.

    Trong giai đoạn trước khi có Hiến pháp 1945, vấn đề tổ chức các khu đô thi cũng đã được xác định bằng sắc lệnh 77/SL Về nguyên tắc, các khu đô thi được gọi là thị xã- nhưng lại được xác định là cấp xã và trực tiếp chịu sự quản lý của tỉnh.
    "Các thị trấn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thuỷ, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt và Sài Gòn Chợ Lớn đều đặt làm thành phố.
    Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền Chính phủ trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền các kỳ.
    ở mỗi thành phố sẽ đặt ba thứ cơ quan: Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố và Uỷ ban hành chính khu phố.
    Riêng ở Đà Lạt không có Hội đồng nhân dân thành phố và Uỷ ban hành chính thành phố mà chỉ có các Uỷ ban hành chính khu phố thôi. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính tỉnh Lâm Viên sẽ kiêm cả nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính thành phố Đà Lạt luôn" [[2]].


    [HR][/HR][1] Sắc lệnh của Chủ tịch chính phủ lâm thời số 63/SL ngày 23/11/1945 về chính quyền địa phương.

    [2] Sắc lệnh số 77/SL ngày 21/12/1945 về thành phố và thị xã.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...