Tiểu Luận Nên hay không nên xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Việt Nam không hiệu quả, là quyết định sai lầ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất là NMLD đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21. Nhà máy Nhà máy chiếm diện tích khoảng 338 ha mặt đất và 471 ha mặt biển và có công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tương đương 148.000 thùng/ngày dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam. NMLD Dung Quất được xây dựng nhằm giúp Việt Nam chế biến dầu thô trong nước, đảm bảo từng bước về an ninh năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ nước ngoài, tạo nền tảng phát triển KKT Dung Quất, cùng với KKT mở Chu Lai từng bước trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền Trung và cả nước. Ngoài ra đây sẽ là một đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên và trở thành cầu nối với thị trường Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan. Tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng; góp phần tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực; tạo sự lan toả ra các vùng xung quanh, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác trong cả nước.

    Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ USD (khoảng 40.000 tỉ đồng) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN.

    Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký với Tổ hợp nhà thầu Technip gồm các Nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha).

    Để mô tả khối lượng công việc lớn của dự án tổng thầu của Technip đã so sánh: "Tổng số tài liệu thiết kế và sổ tay vận hành chất đầy khoảng 100 xe tải; diện tích các gói thầu chính xấp xỉ 600 hecta, tương đương với 1.200 sân bóng đá; hơn 150.000 tấn vật tư, thiết bị, tương đương với một triệu xe máy; trên 5 triệu mét dây cáp điện, đủ để căng 2 lần từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; gần 17.000 tấn thép các loại, đủ để xây dựng 2 tháp Eiffel – Paris; và một nhà máy điện công suất trên 100 Megawatt đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi." Technip cũng thông báo: việc thiết kế thực hiện với tiêu chí sử dụng tối đa các nguồn lực và phương tiện kỹ thuật của Việt Nam, cho nên 75% công việc của nhà máy sẽ do người Việt đảm nhận. Đã có 1.046 kỹ sư và nhân viên nhà máy được đưa đi đào tạo ở nước ngoài để chuẩn bị đảm đương việc vận hành nhà máy Dung Quất trong tương lai.

    Nhà máy ngoài góp phần tạo công ăn việc làm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao còn, tham gia có hiệu quả nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân không chỉ ở Dung Quất mà còn ở các vùng sâu vùng xa khác của Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận. NMLD Dung Quất và các nhà máy sau lọc dầu đã tạo ra nhu cầu công nghiệp phụ trợ cho lọc hoá dầu, nhu cầu cung ứng các dịch vụ cao cấp, làm tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, biến Quảng Ngãi trở thành đầu tầu của kinh tế khu vực miền Trung và Tây Nguyên. NMLD Dung Quất ngoài việc đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước, giảm bớt nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, còn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với doanh số hàng năm dự kiến đạt trên 75.000 tỷ đồng, NMLD Dung Quất đã đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước, tham gia tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu dịch vụ của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung, đưa kinh tế của Quảng Ngãi phát triển nhảy vọt, vươn lên tỉnh có thu ngân sách cao trong cả nước, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1.400 lao động trực tiếp trong Nhà máy và hàng vạn lao động trong các ngành phụ trợ khác”.

    Bên cạnh đó có nhiều ý kiến trái chiều nhau về sự xuất hiện và tồn tại của NMLD Dung Quất. Trong đó, đặc biệt có ý kiến trong nước cho rằng xây dựng NMLD ở Việt Nam là không hiệu quả dựa trên kết quả tính toán sau. Trong năm 2002, giá dầu thô xuất khẩu từ Việt Nam là 191 $/tấn, giá nhập khẩu xăng dầu đã lọc là 202 $/tấn. chênh lệch là 11 $/tấn. Như vậy, đối với Việt Nam thì cả khâu lọc dầu dẫn vận chuyển dầu chỉ có giá trị trung bình không quá 11 $/tấn. Điều này có nghĩa một NMLD với công suất chế biến 6,5 triệu tấn/năm có giá trị gia tăng là 72 triệu $/năm theo mức giá thế giới , không tính đến chi phí dầu thô. Chi phí đầu tư của NMLD Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/năm dự kiến sẽ là 1,5 tỷ $ khi tính cả số lãi vay phải trả trong thời gian xây dựng nhà máy. Với mức lãi suất thấp nhất là 10%/năm, chỉ riêng trả lãi suất cũng là khoảng 150 triệu $/năm. Thêm vào đó, chi phí cho nhiên liệu sử dụng khi lọc đầu, hóa chất, lao động, sửa chữa, . sẽ vào khoảng 50 triệu $/năm. Như vậy, mỗi năm Việt Nam phải chi 200 triệu $ nếu lọc dầu ở Việt Nam, nhưng chỉ phải chi 72 triệu $ cho việc lọc dầu ở nước ngoài nếu Việt Nam nhập dầu lọc. Ngoài ra, NMLD được đặt ở Dung Quất nhằm tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng và giúp các tỉnh nghèo thì đó là một quyết định không nên làm. Ý kiến cho rằng nếu Việt Nam nhập dầu và đánh thuế ở mức mà giá người tiêu dùng phải trả cũng tương đương như giá vượt trội của Dung Quất thì mỗi năm Việt Nam có thêm gần 130 triệu $ để chi cho đường xá, trường học, thủy lợi, điện và chợ ở các tỉnh nghèo. Cách làm như vậy sẽ tạo ra tác động tích cực lớn hơn nhiều đối với sự phát triển vùng và cuộc sống của người nghèo.,

    Như vậy, xoay quanh sự ra đời của NMLD Dung Quất có nhiều quan điểm ủng hộ cũng có nhiều quan điểm phản đối cho rằng đầu tư dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất là quyết định sai lầm. Sau đây nhóm 4 xin phân tích quan điểm: xây dựng NMLD ở Việt Nam là không hiệu quả, là quyết định sai lầm.

    Bài thảo luận xem xét trên hai khía cạnh: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Từ đó thấy được NMLD Dung Quất không mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội. Đồng thời nhóm 4 xin đưa ra một số giải pháp giải quyết vấn đề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...