Luận Văn Nên giải quyết như thế nào khi xảy ra tranh chấp bởi “ quyết định miệng

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nên giải quyết như thế nào khi xảy ra tranh chấp bởi “ quyết định miệng



    MỤC LỤC

    Phần mở bài 3
    Phần nội dung .4
    Bài tập tình huống 1: Nên giải quyết như thế nào khi xảy ra tranh chấp bởi “ quyết định miệng ”? 4
    I. Lí luận: 5
    1. Quyết định quản lý .5
    2. Các hình thức của quyết định quản lý 5
    2. 1. Hình thức phi văn bản 6
    2. 2. Hình thức văn bản 6
    II. Các phương án trả lời .7
    1. Phương án 1: “ Ông A phải chịu trách nhiệm chính ” . .7
    2. Phương án 2:” Anh B không nên nhận công việc này ” .10
    3. Phương án 3: “ Cả ông A và anh B đều phải có trách nhiệm bồi hoàn ” .11
    4. Phương án 4: Ông A phải chịu hoàn trách nhiệm dân sự và hành chính 12
    Bài tập tình huống 2: Tính hợp pháp và hợp lý của một quyết định quản lý hành chính nhà nước 14
    I. Lý luận: .14
    1. Khái niệm về cán bộ quản lý kinh tế 14
    2. Đánh giá cán bộ quản lý kinh tế 14
    II. Các phương án trả lời : 15
    1. Phương án 1: Ông Nguyễn Văn T không nên có hành vi như vậy .15
    2. Phương án 2: Quyết định số 13/QĐ- UB của Chủ tịch UBND là một quyết định không hợp tình và hợp lý 16
    Phần kết luận 17
    Danh mục các tài liệu tham khảo . 18

    Phần mở bài


    Trên thực tiễn nước ta có rất nhiều bất cập, sai sót vẫn thường xảy ra trong hoạt động quản lý kinh tế mà chưa có một quy định nào về nhiệm vụ và nghĩa vụ để xử lý những hiện tượng “ vô tình” hiểu sai các qui định trong pháp luật, lợi dụng chức quyền để đưa ra những quyết định chưa hợp lý, chưa thoả đáng gây nên thiệt hại hay tiếng xấu cho nhà nước.
    Việc tìm ra giải pháp để từ đó biến thành qui định chung, để giải quyết hợp lý những tình huống trên là vấn đề cần thiết. Có làm được như vậy thì mới hạn chế được tệ nạn tham nhũng, tệ nạn của quyền tránh những thiệt hại cho nhà nước. Đồng thời đưa ra những giải pháp như vậy là cơ sở để bảo vệ cho những quyết định đúng đắn, lựa chọn những cán bộ có tài, có đức cho đất nước.











    PHầN NộI DUNG

    Bài tập tình huống 1:
    NÊN GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO KHI XẢY RA TRANH CHẤP BỞI “ QUYẾT ĐỊNH MIỆNG ”? Nên giải quyết như thế nào khi xảy ra tranh chấp bởi quyết định miệng, Nguyễn Viết Sâm, tạp chí Quản lý Nhà nước, số 123, tháng 4 năm 2006.
    Tại cơ quan X, văn phòng là đơn vị trực tiếp phụ trách phòng tài vụ, nhà ăn và đội xe. Đội xe quản lí và sử dụng 6 chiếc xe các loại( 1 xe tải nặng, 2 chiếc xe khách 24 chỗ và 36 chỗ ngồi, 2 chiếc 4 chỗ và 1 xe U-oát ). Với 6 lái xe, được phân công lái những chiếc xe phù hợp với hạng bằng lái của từng người, đội xe luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và chưa để xảy ra tai nạn hay bất cứ sai sót nào.
    Ngày 25- 8- 2004, có hai lái xe được cử đi học lớp “ lái xe công cụ”, 3 loại xe khác, 3 lái xe khác được điều đi công tác xa, chỉ còn anh Nguyễn Văn B được phân công lái chiếc xe 4 chỗ ngồi hiệu TOYOTA là phải trực ở cơ quan. Hôm đó, cơ quan phải chuyển một số bàn ghế mới mua nên cần sử dụng chiếc xe tải đi để chuyên chở, vì vậy ông Phạm Đình A là chánh văn phòng cơ quan đã điều động anh B đi làm nhiệm vụ( quyết định miệng). Khi được giao nhiệm vụ anh B đã xin phép ông A được từ chối không thực hiện nhiệm vụ trên vì anh B không có bằng lái xe tải, không lái xe quen nên không yên tâm. Tuy nhiên, ông A khăng khăng khẳng định rằng anh B có thể làm được, việc viện ra không có bằng lái xe chỉ là hình thức anh B trốn việc mà thôi. Ông A một mực yêu cầu anh B: “ Chú phải đi nếu không lỡ hết công việc của tôi! Nếu có vấn đề gì xảy ra tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”.
    Mặc dù vậy, anh B vẫn từ chối thi hành nhiệm vụ và xin được báo cáo yêu cầu trên đến giám đốc cơ quan, nhưng ông A nói chắc chắn rằng sẽ báo cáo sự việc sau với giám đốc vì giám đốc đang bận chủ trì một cuộc họp quan trọng. Trước tình thế đó, anh B đành chấp nhận đưa xe đi làm nhiệm vụ nhưng vẫn yêu cầu với ông A rằng: “ Tôi sẽ không chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra!”. Ông A nghe nhưng không nói gì thêm.
    Thật không may là chiếc xe vừa rời cổng cơ quan được khoảng 500 m, do lái xe không quen xe, không được kiểm tra tình trạng của xe trước( phanh không ăn và còi xe không có), do vậy anh B không làm chủ được và đã va quệt vào một chiếc xe khác chạy cùng chiều khi chiếc xe này chạy vượt lên làm chiếc xe do anh B điều khiển bị hư hỏng phần đuôi xe khá nặng. Chiếc xe kia cũng bị hư hỏng ở phần hông, chủ xe được yêu cầu được bồi thường 2 triệu đồng. Chi phí để sửa chữa chiếc xe tải do anh B lái mất 5 triệu đồng. Trước tình thế như vậy, phòng chi phí tài vụ cơ quan X phải tạm thanh toán toàn bộ chi phí nói trên.
    Đến ngày 6- 10 – 2004, tại cuộc họp giao ban của văn phòng cơ quan X, mọi người đã đưa ra ý kiến về vụ việc của anh B và đã quyết định anh B phải chịu một phần bồi thường thiệt hại về tài sản do không hoàn thành nhiệm vụ và để xảy ra về thiệt hại tài sản cho cơ quan( khoản tiền này phòng tài vụ sẽ trừ vào tiền lương hàng tháng). Anh B không đồng ý với quyết định đó, đã làm bản tường trình toàn bộ sự việc với đề nghị giám đốc cơ quan X giải quyết. Nhưng đến nay, đã hơn một năm trôi qua chưa có một quyết định nào của giám đốc cơ quan X về trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự của ông A và anh B. Ông A vẫn khẳng định rằng, ông chỉ phải chịu trách nhiệm trước giám đốc vì đã điều hành lái xe không đúng chuyên môn còn anh B phải chịu một phần bồi thường thiệt hại về tài sản( cơ quan hỗ trợ chi trả một phần). Ông A cũng cho rằng, anh B cố tình chống đối việc giao nhiệm vụ của ông đối anh ngày hôm đó nên mới xảy ra tai nạn như vậy. Sự việc đang gây ra dư luận không tốt trong nội bộ cơ quan X, có rằng cho rằng nhất thiết khi cấp nhận nhiệm vụ thì nhiệm vụ đó phải giao bằng văn bản trong đó phải ghi rõ quyền hạn và nghĩa vụ của người thực thi nhiệm vụ để tránh tình trạng cấp trên đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới khi có vấn đề không hay xảy ra. Những mệnh lệnh bằng miệng không thể đáng tin được, cho dù đó là mệnh lệnh của cấp trên. Một số cán bộ trong cơ quan X đề nghị giám đốc cơ quan X chỉ họp rút kinh nghiệm trong nội bộ cơ quan, họ cho rằng tiền thiệt hại thì đã do cơ quan chi trả rồi nên không cần truy cứu nữa. Vụ việc vẫn chưa có cách giải quyết thoả đáng và mỗi người một ý kiến.

     
Đang tải...