Báo Cáo Nền công nghiệp việt nam trong thời kỳ đổi mới

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Nền công nghiệp việt nam trong thời kỳ đổi mới


    NỀN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

    Là người Việt Nam ai cũng tự hào về dân tộc mình, về lịch sử và truuyền thống hào hùng cuả dân tộc, chúng ta là những anh hùng trên chiến trường, đã từng đánh bại và làm khiếp sợ bao kẻ thù xâm lược song trên mặt trận kinh tế liệu chúng ta có phải là những anh hùng?
    Có thể nói rằng thời đại của nhũng cuộc đọ sức bằng súng, những cuộc càn quét huy động đến hàng triệu người, nhằm chứng tỏ sức mạnh quân sự, sự giàu có và quyền lực đã qua rồi. Song điều đó không có nghĩa là thới đang hoà bình, không còn chiến tranh, không còn chạy đua nhằm thể hiện quyền làm chủ của mình mà đơn thuần chỉ là một sự chuyển đổi về hình tức đấu tranh, từ đấu sức chuyển sang đấu chí, từ đấu tranh trên mặt trận quân sự sang mặt trận kinh tế, và dĩ nhiên độ khốc liệt của nó chẳng hề thuyên giảm thậm chí còn gay go và quyết liêt hơn rất nhiều. Không chỉ là sự thay đổi về hình thức mà mặt trận đấu tranh cũng đã có bước chuyển đổi từ mặt trận quân sự sang mặt trận kinh tế. Nếu như trước đây vũ khí là công cụ để đấu tranh thì giờ đây trí tuệ là công cụ hữu ích, là vũ khí sắc bén nhất để quyết định thắng lợi.
    Là một dân tộc độc lập tự do và có chủ quyền, Việt Nam là một phần của thế giới đầy biến động này vì thế chúng ta chưa bao giờ la một ngoại lệ cho những cuộc đọ sức dân tộc. Trước đây trong thời đại đấu tranh quân sự, Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng của mình với thế giới và khiến nhân loại phải nể phục, khiền kẻ thù phải khiếp sợ. Dân
    Tộc nhỏ bế mà kiên cường ấy đã đấnh bại tất cả những kẻ thù hùng mạnh nhất để khẳng định chỗ đứng của dân tộc mình và trong thời đại hiện nay, chúng ta cũng đang từng buớc cố gắng để treo kịp sự phát triển của nhân loại.
    Là một nước nông nghiệp chem. Phát triển, Việt Nam có một xuất phát điểm không mấy thuận lợi, lại phải trải qua một thời kỳ chiến tranh tàn phá khốc liệt đã làm ảnh hưởng lớn đến nèn kinh tế nước nhà. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Việt Nam chính thức trở thành một nước độc lập, dân chủ nền kinh tế Việt Nam gần như ở mức xuất phát điểm, nhà nước vẫn đang thực hiện chế độ bao cấp - điều này đã gây ra những trở ngại lớn trong một thời gian dài cho nền kinh tế Việt Nam. Suốt 10 năm, từ năm 1975 đến năm 1986, nền kinh tế Việt Nam không hề khởi sắc, và một yêu cầu cấp bách đặt ra cho chúng ta là phải tiến hành cảI cách,đổi mới về kinh tế nhằm tìm ra một hướng đổi mới phù hợp cho dân tộc. Thấy rõ đựơc yêu cầu trên, năm trong đại hội đảng lần thứ 6 (12/1986), Đảng và nhà nước ra chính sách đổi mới đưa nền kinh tế Việt Nam vào thời kỳ mới: xoá bỏ bao cấp xây dựng nền kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới.
    Một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP là công nghiệp, đặc biệt đối với nước ta thì vấn đề này càng trở nên bức thiết bởi mục tiêu xuyên suốt và hàng đầu trong công cuộc đổi mới là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp Việt Nam trong thời đại mới đang và đã là vấn đề quan tâm hàng đầu quan tâm của Đảng và nhà nước.
    Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất và cũng khó khăn nhất mà các nền kinh tế chuyển đổi phải giải quyết để có thể nhanh chóng trở thành nền kinh tế thị trường là xoá bao cấp. Tôi cho xoá bao cấp là bài thuốc thử thành công của các nền kinh tế chuyển đổi. Có thể thông qua vấn đề xoá bao cấp mà lý giải rất nhiều quá trình diễn ra trong thời kỳ chuyển đổi. Và chần chừ hoặc va vấp trong việc giải quyết vấn đề này là lý do quan trọng nhất của sự chậm trễ trong công cuộc cải cách, mở cửa của nhiều quốc gia thuộc các nền kinh tế chuyển đổi.

     
Đang tải...