Tài liệu Nara, Cố đô cổ kính và duyên dáng.

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nara, Cố đô cổ kính và duyên dáng.
    Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần
    Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành phố Nara có dân số là 364.869
    người với mật độ 1.724 người trên 1 km2. Diện tích tòan thành phố là
    211,6 km².
    Các thành ph kết nghĩa với Nara trên thế giới gồm Gyeongju – kinh đô cổ
    của vương quốc Silla thuộc miền Nam Hàn Quốc, Trường An – kinh đô cổ
    của nhà Đường tại Trung Hoa, Toledo – thủ đô của Tây Ban Nha thời Trung
    cổ, Versailles – cung điện nổi tiếng nước Pháp và Canberra – thủ đô nước
    Úc.
    Từ Osaka, ta có thể tới Nara bằng xe bus hoặc tàu JR (Japanese Rail), cả
    hai phương tiện này đều đi mất khỏang một tiếng rưỡi để tới nhà ga
    Kintetsu. Từ đó ta nên dùng xe bus, khá rẻ và tiện lợi, để tới Công viên
    Nara, trung tâm thành phố. Tại đây, ta có thể đi bộ để thưởng lãm hầu
    hết các danh thắng của thành phố.
    Công viên Nara (Nara Koen) là một công viên rộng ở trung tâm Nara, xây
    dựng vào năm 1880. Nơi đây chứa hầu hết những thắng cảnh của Nara
    như Chùa Tôdaiji, Đền Kasuga Taisha, Chùa Kofukuji và Bảo tàng Quốc gia
    Nara, một bảo tàng tập trung vô số những sưu tập về nghệ thuật Phật
    giáo. Đây cũng là nơi ở của hàng trăm con hươu hoang dã tự do lang
    thang. Theo Thần đạo Shinto, hươu được xem là sứ giả của các thần linh,
    do đó những con hươu ở Nara đã trở thành biểu tượng của thành phố và
    thậm chí được đăng kí để thành Tài sản Quốc gia. Lũ hươu được tự do
    lang thang khắp công viên, có lẽ cũng nhờ phân của chúng gồm nhiều hạt
    nhỏ như đầu ngón tay, khô và không dính bết, không hôi lắm và được các
    nhân viên liên tục quét dọn.
    Lọai đặc sản bánh trái nổi tiếng nhất của Nara là shika-senbei, được bày
    bán khắp mỗi góc phố và tại mọi dãy bán đồ lưu niệm. Tuy nhiên xin bạn
    đừng thử ăn bánh, shika-senbei có nghĩa là bánh xốp bột gạo dành cho
    hươu ăn! (shika là con hươu, senbei hay ôsenbei là lọai bánh xốp bột gạo
    đặc sản của Nhật). Một số con hươu đã đạt tới trình độ điêu luyện, tức
    biết quỳ xuống để xin bánh của khách du lịch! Hươu Nara chạy khắp nơi
    theo du khách để đòi ăn ôsenbệ, đôi khi lộng hành quá mức, quấy nhiễu
    mọi người, làm bọn trẻ con khóc tóang và các cô gái hét vang vì sợ.
    Ngoài bánh ôsenbei, có một món đặc sản địa phương khác là Kakino
    hazushi, tức sushi cuốn lá hồng, vốn có nguồn gốc từ vùng Yoshino lân
    cận. Yamato-cha là một đặc sản khác của Nhật, tức là nước trà xanh, vị
    hơi chát, uống mát rất đã khát trong cái nóng của mùa hè tháng Chín ở
    Nhật. Tại Nhật, tôi thấy thứ nước trà này, đóng vào chai nhựa 500 ml như
    nước ngọt, còn phổ biến hơn cả Coca Cola.
    NGUỒN GỐC TÊN GỌI NARA


    Có một huyền thọai ph phường về nguồn gốc tên gọi của thành ph
    “Nara” rất phổ biến đối với người dân Triều Tiên, cho rằng từ “Nara” xuất
    phát từ cách phát âm tương tự của từ “quốc gia” trong tiếng Triều Tiên.
    Tuy nhiên, điều này thiếu thuyết phục do đấy là một từ trong tiếng Triều
    Tiên hiện đại và ít có căn cứ lịch sử nào để biết được ngôn ngữ cổ Baekje
    thực tế ra sao vào thời kỳ Nara được hình thành. Hầu hết các nhà nghiên
    cứu lịch sử và ngữ văn đều cho rằng tên gọi của thành phố bắt nguồn từ
    tiếng Nhật “nadaraka” (なだ らか), vốn có nghĩa là một vùng đất bằng
    phẳng.
    ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NARA


    Thời kỳ Yayoi: các công cụ bằng đá cổ đại cùng các vật dụng đất nung
    thuộc thời kỳ Jomôn đã được tìm thấy trong phạm vi thành phố Nara; tuy
    nhiên, việc phát hiện những di chỉ thuộc thời kỳ Yayoi trong các khu vực
    của thành phố như tại khu Saki, khu Kashiwagi, khu Suruga, và khu
    Kubonoshô đã làm người ta tin rằng “các ngôi làng” này được xây dựng
    trên các vùng đất phù hợp cho việc trồng lúa.
    Thời kỳ Kofun: Trong thế kỷ thứ tư, nhiều gia tộc có ảnh hưởng và quyền
    lực đã để lại những lăng mộ đồ sộ tại lòng chảo Yamato. Trong đó, hùng
    mạnh nhất là gia tộc Wani, sau này đổi tên thành gia tộc Kasuga và đặc
    biệt mạnh mẽ trong khu vực quanh thành phố Nara cho tới cuối thế kỷ
    thứ sáu là một nhóm gồm gia tộc Ôya và Ono. Một thị tộc có quyền lực
    khác, cư trú ở miền Tây Bắc thành ph Nara là gia tộc Hijikata, sau này
    nổi tiếng dưới tên gọi thị tộc Sugawara.
    Thời kỳ Nara: vào năm 710 (năm Wadô thứ 3), kinh đô được dời từ
    Fujiwara-kyô ở Asuka về Heijô-kyô tại Nara, trở thành kinh đô cố định đầu
    tiên trong lịch sử Nhật Bản (trước đó, Thiên hoàng đã từng dời đô đến hơn
    60 lần!). Trong vòng 70 năm sau đó, Heijô-kyô trở thành kinh đô vô cùng
    thịnh vượng của nước Nhật cổ. Thành ph này tọa lạc trên khu vực rộng
    4.3 km từ tây sang đông và 4.8 km từ bắc xuống nam cộng thêm một khu
    vực rộng 1.5 km từ đông sang tây và 2.4 km từ bắc xuống nam nằm về
    phía đông thành phố, tên gọi là Gekyô (hay Kinh đô Bên ngoài). Thành
    phố này, rực rỡ với những cung điện tuyệt đẹp, những ngôi chùa và dinh
    cơ quý tộc, được chia một cách có chủ đích thành từng khu bởi con ph
    chính, Suzaku-ôji, và những con phố lớn nhỏ khác. Trong đó, phố chính
    Suzaku-ôji chạy từ Heijô-kyô thẳng xuống hướng nam xuyên qua trung
    tâm thành phố. Bản quy họach quy mô lớn này được cho là sao chép
    Trường An, kinh đô của nhà Đường bên Trung Hoa. Vào đỉnh cao của thời
    kỳ này, kinh đô Nara có dân số vào khỏang 100.000 người cộng thêm rất
    nhiều khách vãng lai từ các vương quốc khác, bao gồm cả nhà Đường.
    Chính cư dân thời kỳ này đã tạo nên sự thăng hoa của văn hóa thời kỳ
    Tempyô.
    Những tu viện Phật giáo khổng lồ được dựng lên tại kinh đô mới này và
    mau chóng tạo được thế lực trong triều chính. Năm 784, Thiên hoàng
    Kammu buộc phải dời đô từ Heijo-kyo (Nara) về Nagaoka và rồi chuyển
    tới Heian-kyo (Kyoto) nhằm bảo vệ vị thế của thiên hòang và triều đình,
    thóat khỏi ảnh hưởng can thiệp lên công việc triều chính của các ngôi
    chùa đầy thế lực tại Nara. Tại Kyoto, kinh đô tiếp tục tồn tại trong suốt
    hơn một ngàn năm.
    Một đặc điểm của Nara và thời kỳ Heian là sự suy tàn dần dần của những
    ảnh hưởng từ Trung Hoa, tuy chúng vẫn còn tác động rất mạnh mẽ. Nhiều
    kiến thức từ nước ngòai mang về tới thời này đã dần được “Nhật hóa”. Một
    ví dụ cụ thể là để phổ biến cho tầng lớp bình dân, nhiều trung tâm hành
    chính đã được thành lập để hỗ trợ hệ thống chính quyền vốn được sao
    chép từ mô hình của Trung Hoa. Trong nghệ thuật cũng vậy, những
    khuynh hướng bản địa mau chóng trở nên phổ biến. Sự phát triển của hệ
    ký tự Kana đã giúp hình thành nền văn học Nhật Bản. Rất nhiều bản kinh
    Phật vừa được nhập từ Trung Hoa trong thời Heian cũng đã được Nhật
    hóa. Điều này thể hiện khá rõ trong kiến trúc: các chùa Nara cũng sử
    dụng hệ đấu-cũng như Trung Hoa, nhưng kết hợp khá nhuần nhuyễn với
    những tiêu chuẩn Nhật Bản, vật liệu Nhật Bản và không gian Nhật Bản.
    Sau khi Heian-kyô bị dời đi: Sau khi kinh đô bị dời về Kyôto, phế tích
    Heijô-kyô nhanh chóng trở thành ruộng lúa. Tuy nhiên, hầu hết những
    ngôi chùa lớn đều còn lại nguyên vẹn, cho phép Nara tiếp tục tồn tại trong
    lịch sử như một thành phố sở hữu vô số đền chùa. Khởi đầu là sự chấn
    hưng ảnh hưởng của chùa Kôfuku-ji, kế đó là chùa Tôdai-ji và Gangô-ji,
    thành phố thực sự trở thành một thành phố lịch sử, biến Nara trở thành
    như ngày nay.
    Cuộc tấn công của lãnh chúa Heike (thị tộc Taira): Trong cuộc tấn công
    của thị tộc Taira năm 1180 (năm Jishô thứ 4), công trình Daibutsu-den
    (Đại Phật Điện, nơi đặt bức tượng Phật khổng lồ) bị thiêu rụi và Nara đã
    gần như bị tiêu hủy. Tuy nhiên, không lâu sau, chùa Tôdai-ji và Kôfuku-ji
    được xây lại và thị trấn Nara lại được tái thiết xinh đẹp như xưa. Với rất
    nhiều ngôi làng đã tồn tại trong khu vực này từ cuối thế kỷ 13 và nhờ có
    sự phát triển vững vàng của nền thương mại và tiểu thủ công nghiệp,
    Nara đã nở rộ thành một kinh đô thứ hai, bên cạnh Kyoto, cho tới khi nó
    bị qua mặt do sự phát triển của Sakai vào cuối thế kỷ 15. Dần dần, những
    ngôi làng mới được thành lập, và tới đầu thế kỷ 16, đã có 200 làng ở đây
    với dân số tổng cộng là 25.000 người. Cùng thời gian này, hàng bông đã
    qua tẩy trắng của Nara và hàng đồng thau của Nishinokyô đã trở thành
    thứ hàng rất cao giá tại Kyôto, trong khi những sản phẩm khác của Nara
    như gươm, đồ sơn mài, quạt nan cùng búp bê thì được xuất rất nhiều về
    Sakai.
    Lần thứ hai tai họa xảy đến với pho tượng Phật khổng lồ: năm 1560 (năm
    Eiroku thứ 3), Hisahide Matsunaga cho xây lâu đài Tamon trên núi
    Mikenji-yama. Đấy là lần đầu tiên trong lịch sử Nara bị cai trị bởi một
    chiến binh. Bảy năm sau, trận ác chiến giữa Hisahide và lãnh chúa vùng
    Miyoshi lan tới Nara và Daibutsu-den (Đại Phật Điện – LTD) một lần nữa bị
    thiêu rụi. Tuy nhiên lần này nỗ lực phối hợp của tòan thể cư dân của thị
    trấn Nara đã giúp giới hạn bớt những thiệt hại gây ra bởi cuộc chiến, và
    mau chóng mọi ngôi làng trong vùng đã cùng chung sức khôi phục lại
    Nara.
    Thời kỳ Edo: Trong thời kỳ Edo, Nara được đưa vào một lãnh địa nằm
    dưới quyền cai trị trực tiếp của quan tổng đốc do triều đình Mạc phủ cắt
    cử. Tất cả những thị dân cao tuổi có uy tín đều được chọn để nhận một
    chức vị từ quan tổng đốc của Mạc phủ để đứng ra điều hành thị trấn.
    Trong một cuộc thống kế dân số tiến hành vào cuối thế kỷ 17, trong tất cả
    thị xã làng mạc trong khu vực có tổng cộng là 35.000 dân. Vào đầu thời
    kỳ Edo, Nara nở rộ với những mặt hàng cao cấp như là bông trắng cũng
    như rượu sake, mựs đen, áo giáp và mũ trụ, gươm và quạt, biến Nara
    thành một thị trấn thủ công nghiệp.
    google






    ___otAku___ = yUkj_nO_hAnA
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...