Luận Văn Năng suất lao động và các biện pháp nâng cao năng suất lao động cho công ty TNHH Minh Bạch

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Năng suất lao động và các biện pháp nâng cao năng suất lao động cho công ty TNHH Minh Bạch.


    LỜI MỞ ĐẦU

    Qua bốn năm được học tập ở trường Đại học KTQD. Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về lý luận, về những quy luật, những nguyên tắc, những phương pháp quản lý và tiếp cận kinh tế . Với phương châm: “Học đi đôi với hành” Vận dụng những kiến thức đã được học trong chuyên ngành vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn cụ thể tại Công ty thực tập (Công ty TNHH Minh Bạch). Thực tập giúp cho sinh viên chúng em nâng cao được chuyên ngành để khi ra trường không bị bỡ ngỡ với thực tế. Làm chuyên đề thực tập giúp cho sinh viên chúng em bám sát, nắm vững từng vấn đề cụ thể, hiểu kỹ hơn một số lĩnh vực trong chuyên ngành mà em đã được học trong giảng Đường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
    Vào thực tập tại Công ty TNHH Minh Bạch, em đã dành nhiều thời gian quan sát, tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu tổ chức, các cá nhân trong Công ty. Các quyết định, cách giải quyết những vấn đề của những người quản lý trong các lĩnh vực khác nhau của công ty. Nhằm góp phần tăng thêm kiến thức hiểu biết từ học lý thuyết đến ứng dụng với thực hành và góp một phần thực tế để áp dụng trong bài tập chuyên đề thực tập của mình, em rất mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào phần tăng năng suất lao động trong lĩnh vực gia công phôi thép của Công ty. Vì thế em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Năng suất lao động và các biện pháp nâng cao năng suất lao động cho công ty TNHH Minh Bạch”. Bởi vì năng suất lao động và nâng cao năng suất lao động là vấn đề hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nó tác động tổng hợp và hoàn thiện đến chất lượng cuộc sống của con người, đồng thời thực hiện mục tiêu tái sản xuất. Khi làm chuyên đề tốt nghiệp mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự tận tình chỉ bảo của các Thầy, Cô trong trường .
    Em xin chân thành cảm ơn cô PGS/TS: Nguyễn Thị Thiềng. Nguyên phó viện trưởng viện dân số & các vấn đề xã hội Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và tập thể CBCNV trong Công ty TNHH Minh Bạch. Nhất là chú Chu Minh Chức nguyên trưởng phòng hành chính tổng hợp cơ sở từ sơn Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập trong thời gian qua. Và nhất là đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thiện bản thảo chuyên đề thực tập này.
    E xin cam đoan nội dung bản chuyên đề không hề được sao chép từ các nguồn khác. Nếu sai em xin chịu mọi trách nhiệm và hình thức kỷ luật của nhà trường và khoa.
    Bản chuyên đề được in thành 02 bản. Một bản lưu lại công ty tại phòng hành chính tổng hợp Bắc Ninh. Một bản nộp cho giảng viên hướng dẫn
    MỤC LỤC

    CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ 1
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ. 4
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIA CÔNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 5
    I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIA CÔNG. 5
    1. Các khái niệm. 5
    2. Vai trò của ngành gia công 5
    3. Các nhân tố ảnh hưởng và tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành gia công phôi thép. 5
    3.1.Nguyên liệu. 5
    3.2.Khách hàng. 6
    3.3.Đội ngũ cán bộ, công nhân. 6
    3.4.Đối thủ cạnh tranh. 6
    3.5.Quy luật cạnh tranh. 7
    II. TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 7
    1.Khái niệm về năng suất lao động. 7
    1.1.Căn cứ vào tính chất, năng suất chia thành ba loại: tổng năng suất, năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất bộ phận. 8
    1.1.1 Tổng năng suất 8
    1.1.2. Năng suất nhân tố bộ phận 8
    1.1.3.Năng suất bộ phận 9
    1.2. Căn cứ vào phạm vi 9
    1.2.1 năng suất lao động cá biệt 9
    1.2.2 Năng suất của doanh nghiệp 9
    1.2.3 Năng suất quốc gia 10
    2. Năng suất lao động và một số vấn đề liên quan. 10
    2.1. Năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. 10
    2.2 Năng suất lao động và khả năng cạnh tranh 10
    2.3 Năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế - việc làm. 12
    2.4 Năng suất lao động và tiền lương. 12
    2.4.1 Do yêu cầu tăng cường khả năng cạnh tranh. 12
    2.4.2 Năng suất lao động chỉ là một bộ phận của năng suất chung. 13
    2.4.3 Do yêu cầu của tích lũy 13
    3. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động 14
    3.1.Tính năng suất lao động bằng hiện vật 14
    3.2.Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng giá trị 15
    3.3.Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng thời gian lao động. 16
    4. Những nhân tố tác động tới năng suất lao động 16
    4.1.Các nhân tố liên quan đến quá trình phát triển và sử dụng tư liệu sản xuất. 16
    4.2.Các nhân tố liên quan đến con người và quản lý con người 17
    4.3.Các nhân tố liên quan đến điều kiên tự nhiên 18
    Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MINH BẠCH 19
    I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MINH BẠCH 19
    1.Giới thiệu về công ty. 19
    1.1. Lịch sử hình thành công ty 19
    1.2.Nhiệm vụ của công ty. 20
    1.3.Chức năng và quyền hạn của công ty. 20
    1.3.1 Khái niệm chung về công ty. 20
    1.3.2.Đặc điểm của công ty TNHH 21
    2. Lao động của công ty 29
    2.1. Đặc điểm chung 29
    2.2. Tình hình lao động chia theo trình độ chuyên môn của cơ sở Bắc Ninh. 30
    2.3. Tình hình lao động chia theo giới tính 31
    3. Các hình thức trả lương công ty đang áp dụng. 31
    3.1. Hình thức trả lương theo thời gian. 31
    3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 32
    II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 33
    1. Kết quả kinh doanh năm 2008 33
    2. Phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty trong năm 2009 34
    III. CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG. 34
    1. Tuyển dụng và đào tạo. 34
    2. Vấn đề tạo động lực cho người lao động 35
    3. Bảo hộ lao động 36
    4. Những tồn tại về hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty. 37
    4.1.Đánh giá chung: 37
    4.2.Những tồn tại: 37
    4.2.1.Sử dụng nguồn nhân lực. 37
    4.2.2Cạnh tranh. 39
    IV. CÁC CHỈ TIÊU TÍNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY HIỆN NAY. 39
    1. Cách tính năng suất thứ nhất mà công ty áp dụng là tính năng suất lao động bằng giá trị. 40
    2. Tính năng suất lao động bằng hiện vật 41
    V. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG QUÝ I NĂM 2009 VÀ DỰ KIẾN TRONG CẢ NĂM 2009 42
    1. Năng suất lao động của công ty trong quý I/2009 42
    2. Năng suất lao động dự kiến của công ty trong năm 2009 43
    VI. NHỮNG TỒN TẠI TRỌNG VẤN ĐỀ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY. 43
    1. Năng suất lao động bình quân qua các năm tuy có tăng nhưng còn thiếu ổn định. 43
    2. Tốc độ tăng năng suất lao động tuy có cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân, nhưng khoảng cách này đang có xu hướng thu hẹp lại. 43
    3. Chưa khai thác tốt thời gian làm việc của người lao động 44
    4. Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động của công ty còn thấp do chưa giảm lượng lao động của sản phảm. 44
    5. Kết cấu giữa công nhân phụ và công nhân chính chưa hợp lý. 45
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MINH BẠCH 47
    I. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CUẢ CÔNG TY TNHH MINH BẠCH 47
    1. Đổi mới khoa học công nghệ. 47
    2. Tổ chức quản lý 47
    3. Trình độ lao động 48
    4. Tuyển chọn lao động cần căn cứ vào yêu cầu của sản xuất 48
    5. Hoàn thiện công tác định mức lao động. 49
    6. Xác định kết cấu công nhân viên cho phù hợp. 51
    II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MINH BẠCH 52
    1. Kiến nghị về chính sách khen thưởng của công ty 52
    1.1. Hình thức thưởng cho công nhân tiết kiệm vật tư . 53
    1.2 Thưởng cho việc hạn chế số sản phẩm phế 53
    2. Kiến nghị về chính sách quan hệ ngoại giao 54
    3. Mở rộng phạm vi trả lương theo sản phẩm 54
    4. Kiến nghị về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty 54
    5. Kiến nghị về cải tiến điều kiện làm việc cho cán bộ, công nhân. 55
    6. Kiến nghị về vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. 56
    7. Kiến nghị về việc xác định rõ chức năng của từng phòng ban và sự phối hợp giữa các phòng ban. 56
    8. Kiến nghị về hình thức khuyến khích tài chính 57
    KẾT LUẬN 58
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...