Thạc Sĩ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giảng viên trường đại học sư phạm

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đại học, được
    xác định là một trong những mục tiêu chiến lược hiện nay.
    Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), với xu hướng đưa công nghệ thông tin
    (CN TT) vào hoạt động dạy học (HĐDH), là một trong những biện pháp nhằm thực
    hiện mục tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục.
    Rõ ràng tính hiệu quả của việc đổi mới PPDH theo hướng ứng dụng CN TT chịu
    tác động rất lớn bởi chính năng lực ứng dụng CN TT của giảng viên - cụ thể là kiến
    thức, kỹ năng CN TT; quá trình tiếp nhận; động lực đối với việc ứng dụng CN TT
    của giảng viên; và các yếu tố tác động khác, như chính sách hỗ trợ, khuyến khích
    của lãnh đạo nhà trường là những vấn đề đã và đang được quan tâm nghiên cứu.
    Đã có nhiều chương trình, dự án, đề tài ở nhiều cấp độ khác nhau đánh giá về
    việc ứng dụng CN TT và truyền thông - ICT, vào trong hoạt động dạy và học (chẳng
    hạn, “Educating Teacher in the use of ICTs in Mathematics and Science
    Education”, AEI, 2002 [31]; "Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và
    truyền thông vào giảng dạy (ICT) của giáo viên các trường chuyên nghiệp, trường
    đào tạo nghề ở thành phố Hồ chí Minh và xây dựng chương trình bồi dưỡng theo
    hướng tiếp nhận công nghệ dạy học", 2006 [21].) cũng như thông qua các hội nghị,
    hội thảo đề cập đến nội dung đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên đại học
    (“Đánh giá hoạt động dạy học và ICKH của giảng viên: Phương pháp và công cụ”,
    Hội thảo quốc gia, N inh Thuận, 2007 [14]).
    Tuy nhiên, việc xem xét thực trạng tình hình ứng dụng CN TT, kết hợp với điều
    tra khảo sát cũng như phân tích những yếu tố tác động đến năng lực của giảng viên
    trong lĩnh vực này ở bậc đại học đã chưa được tiến hành một cách có hệ thống.
    Trong bối cảnh chung, Trường ĐHSP Huế với nhiều năm thực hiện việc đổi
    mới PPDH đã rất quan tâm và hỗ trợ GV tiếp nhận CN TT, thúc đNy việc ứng dụng
    CN TT vào HĐDH. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi thực hiện chủ trương

    của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2008-2009, nhà trường đã áp dụng hệ thống tín chỉ
    trong đào tạo. Bước đầu đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức, cũng
    như trong việc triển khai từ phía người dạy lẫn người học. Trong Hội nghị Tổng kết
    5 năm thực hiện đổi mới PPDH (tháng 8/2005), báo cáo về thực trạng ứng dụng
    CN TT đã chỉ ra một số điểm còn tồn tại, chẳng hạn việc thực hiện chưa được triển
    khai đồng đều giữa các khoa, một số còn mang tính hình thức . Thực tế cho đến
    nay vẫn chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc đánh giá năng lực ứng dụng
    CN TT, xác định thực trạng, hay nghiên cứu các yếu tố tác động. Trong khi đó, chỉ
    thông qua những nội dung này chúng ta mới có thể hy vọng phát hiện những
    nguyên nhân dẫn đến các điểm còn tồn tại, đề ra các giải pháp phù hợp nhằm giải
    quyết vấn đề.
    Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chung, cũng như năng lực CN TT của Trường
    ĐHSP Huế, nhằm làm rõ thực trạng, khảo sát việc ứng dụng CN TT trong hoạt động
    dạy học; bên cạnh đó tìm kiếm, phát hiện những nhân tố nào có thể đảm bảo năng
    lực ứng dụng CN TT trong hoạt động dạy học, tác giả đã chọn đề tài: “Iăng lực ứng
    dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giảng viên Trường ĐHSP -
    ĐH Huế”.
    Qua đề tài này, tác giả hy vọng sẽ xác định được một hướng tiếp cận trong việc
    khắc phục những điểm còn tồn tại nêu trên, góp phần duy trì mục tiêu đảm bảo và
    nâng cao chất lượng giáo dục của trường ĐHSP Huế; cũng như có thể xác lập một
    số đề xuất ở mức khái quát về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến năng lực ứng dụng
    CN TT trong hoạt động dạy học của giảng viên đại học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...