Thạc Sĩ Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay,
    về lĩnh vực tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Đảng chủ trương phải thực hiện đồng bộ
    ba cuộc cải cách: cải cách tư pháp, cải cách pháp luật, cải cách hành chính. Đây là những
    vấn đề rất quan trọng đã và đang được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, của
    các ngành, các cấp.
    Tuy vẫn còn những ý kiến khác nhau từ nghiên cứu lý luận và thực tiển, nhưng nhìn
    chung đã xác định rằng để đảm bảo cho công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính
    thành công thì vấn đề trọng yếu của quá trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền và cũng là
    nhân tố không thể thiếu, đó là cải cách tư pháp.
    “Về một số trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” của Nghị quyết 08-
    NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã chỉ rõ “ nâng cao chất lượng công tố của
    Kiểm sát viên tại phiên toà, đảm bảo tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và
    những người tham gia tố tụng khác ” và nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ
    chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục khẳng định “Nâng cao chất
    lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư
    pháp ” là những định hướng và yêu cầu thúc đẩy việc nghiên cứu nhiều hơn nữa vấn đề
    tranh tụng trong hoạt động tố tụng, về chất lượng tranh tụng của Viện Kiểm sát thực hành
    quyền công tố, mở rộng yếu tố tranh tụng và vì vậy, tranh tụng được xác định là một
    trong những nội dung quan trọng về cải cách tư pháp.
    Từ những vấn đề trên, về mặt lý luận, thực tiển và từ yêu cầu thực hiện nghị quyết
    của Đảng về cải cách tư pháp, năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà là một
    trong những nội dung cần được quan tâm nghiên cứu nhiều thêm. Do vậy, để góp phần, tác
    giả luận văn chọn đề tài “Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công
    tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật tại
    Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.


    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Trong tố tụng hình sự, tranh tụng giữa các chủ thể có liên quan trong quá trình xử lý
    tội phạm qua những vụ án hình sự là vấn đề không phải mới trong khoa học pháp lý và
    được ghi nhận thành nguyên tắc của tố tụng hình sự và áp dụng phổ biến hầu hết các nước
    trên thế giới. Ở nước ta, tranh tụng chưa được quy định là một trong những nguyên tắc cơ
    bản của Bộ luận Tố tụng hình sự hiện hành, chỉ được thể hiện tại một số điều của Bộ luật.
    Vì vậy, vấn đề áp dụng nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo tranh tụng dân chủ giữa các
    chủ thể mà trong đó có vai trò của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thể hiện năng lực
    tranh tụng tại phiên tòa xét xử án hình sự cũng đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học
    pháp lý nghiên cứu. Có những công trình và đề tài khoa học về lĩnh vực này, trong đó đáng
    chú ý như:
    ─ Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Đức Mai về “Vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình
    sự” - năm 1996. Nội dung luận văn làm rõ tính khoa học và sự cần thiết trong hoạt động
    tranh tụng, đáp ứng yêu cầu trong quan hệ tố tụng tại phiên tòa xét xử hình sự.
    ─ Luận văn Thạc sỹ luật học của Nguyễn Tiến Long về “Thực hiện pháp luật đảm
    bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay” - năm 2005.
    Qua nội dung của luận văn đã làm rõ thêm các khái niệm tranh tụng; vai trò, đặc điểm của
    tranh tụng và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự từ đó đề xuất các giải pháp đảm
    bảo tranh tụng trong xét xử hình sự sơ thẩm ở nước ta hiện nay.
    ─ Luận văn Thạc sỹ luật học của Hoàng Anh Phương “Năng lực tranh tụng của
    Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự ở Việt Nam
    hiện nay” - năm 2007. Nội dung của luận văn đã phân tích và đánh giá một cách hệ thống
    cơ sở lý luận năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên; các tiêu chí đánh giá và thực trạng về
    năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ
    thẩm hình sự ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực tranh
    tụng của Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp
    quyền ở Việt Nam hiện nay;
    ─ Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện khoa học Kiểm sát - Viện Kiểm sát nhân dân tối
    cao “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ
    năm 1945 đến nay” - năm 1999, đã tập hợp những nghiên cứu so sánh những vấn đề lịch


    sử và thực tiễn của chế định quyền công tố trong tư pháp hình sự trên thế giới, cũng như
    việc phân tích khoa học các đặc điểm chủ yếu của mỗi chức năng của quyền công tố trong
    luật tố tụng hình sự Việt Nam và đưa ra khái niệm khoa học về quyền công tố nhằm góp
    phần xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
    ─ Đề tài khoa học cấp Bộ của Trường đào tạo các chức danh Tư pháp - Bộ Tư pháp
    “Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” - năm 2003. Nội dung của
    đề tài làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa; đánh giá thực trạng
    thực hiện tranh tụng và đề ra giải pháp nhằm mở rộng tranh tụng tại phiên tòa nhằm định
    hướng cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo chức danh tư pháp ở nước
    ta.
    ─ Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao “Một số vấn đề lý
    luận và thực tiễn đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa” - năm 2004. Nội dung chỉ ra
    một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống tranh tụng qua phương pháp so sánh với hệ thống
    tố tụng hình sự thẩm vấn và những quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự cần sữa đổi bổ
    sung để đáp ứng yêu cầu khi áp dụng tố tụng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
    ─ “Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm” của Tiến sỹ Dương Thanh Biểu, Nxb Tư
    pháp, năm 2007. Đề cập những vấn đề lý luận, vận dụng kiến thức pháp luật, về các trình
    tự, nội dung liên quan việc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm và qua các ví dụ minh họa đã
    nêu được những tồn tại, thiếu sót của Kiểm sát viên trong tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm
    hình sự.
    ─ “Kỹ năng tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự liên quan
    đến phụ nữ” - Nxb CAND, năm 2007 của nhóm nghiên cứu Viện Kiểm sát nhân dân tối
    cao với nội dung dẫn chứng từ công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới của Việt Nam,
    tuyển chọn một số bản luận tội, bản đối đáp, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ
    thẩm hình sự liên quan đến phụ nữ đã góp phần khắc phục những khuyết điểm, tồn tại của
    hoạt động thực hành quyền công tố, trong đó có hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại
    phiên tòa hình sự nói chung và tại phiên tòa sơ thẩm hình sự có liên quan đến phụ nữ nói
    riêng.
    ─ Bài đăng tải trong Tạp chí Kiểm sát số 12 năm 2005 của Lê Hữu Thể: “Vai trò
    của Kiểm sát viên trong hoạt động tranh dụng tại phiên tòa”, có nội dung chỉ ra cách để


    Kiểm sát viên thực hiện tốt hơn trong hoạt động tranh tụng và các giải pháp thực hiện vai
    trò chủ động, tích cực qua tranh tụng.
    ─ Bài đăng trong Tạp chí Kiểm sát số 8 năm 2006 của Phạm Hồng Hải về: “Thực
    trạng tranh tụng trong phiên tòa hình sự của Kiểm sát viên dưới góc độ luật sư”, có nội
    dung nêu ra những mặt được, chưa được qua thực hiện tranh tụng của Kiểm sát viên thực
    hành quyền công tố và những yêu cầu khắc phục để nâng cao chất lượng tranh tụng.
    Tuy vẫn còn nhiều bài viết khác được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu lập pháp,
    tạp chí Luật học, Thông tin khoa học pháp lý, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Tòa án nhân dân,
    . Nhưng nhìn chung, nội dung các đề tài phần nhiều xoay quanh nghiên cứu hoạt động
    tranh tụng ở giai đoạn tố tụng sơ thẩm hình sự, còn mảng tranh tụng tại phiên tòa phúc
    thẩm hình sự ít được đề cập và năng lực Kiểm sát viên cần được nghiên cứu nhiều thêm ở
    cả giai đoạn tố tụng này của Bộ Luật tố tụng hình sự.
    3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến năng lực tranh tụng của
    Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và những yếu tố đảm bảo năng lực tranh tụng của
    Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm và thực tế thực hiện ở địa
    phương.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Từ thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang,
    luận văn nghiên cứu vấn đề về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền
    công tố tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và phúc thẩm ở địa phương. Luận văn không nghiên
    cứu vấn đề tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử
    phúc thẩm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao.
    Về thời gian nghiên cứu, luận văn chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề có liên
    quan đến đề tài trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2007.
    4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    4.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
    Qua thực tiển, với mong muốn nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý
    luận và thực tiển liên quan đến đề tài của luận văn, luận chứng và đề xuất những giải pháp


    để năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử án hình sự
    thực hiện việc tranh tụng được tốt hơn, nhằm đảm bảo phiên tòa hình sự thể hiện đầy đủ
    tính dân chủ, bình đẳng, khách quan, công khai và qua đó, Hội đồng xét xử ra quyết định,
    bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật ; góp phần hoàn thiện các quy định về tranh
    tụng của Bộ luật tố tụng hình sự, thực hiện cải cách tư pháp, lấy “xét xử là hoạt động trung
    tâm” theo tinh thần của Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ chính trị (Khóa IX).
    4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    Để đạt được mục đích nên trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
    ─ Làm rõ sở lý luận về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công
    tố tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm.
    ─ Đánh giá thực trạng về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền
    công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm ở tỉnh An Giang.
    ─ Đề xuất quan điểm, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật đảm bảo năng lực
    tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự ở
    tỉnh An Giang.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận của luận văn
    Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
    điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, nhất là các quan điểm, chủ
    trương của Đảng về cải cách tư pháp. Luận văn có dựa trên cơ sở lý luận của Khoa học luật tố
    tụng hình sự, những nghiên cứu có liên quan đến áp dụng pháp luật theo hệ tố tụng tranh
    tụng, hệ tố tụng thẩm vấn.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa
    duy vật lịch sử như phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiển, phương pháp lịch sử cụ
    thể, phương pháp phân tích tổng hợp. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp của các
    bộ môn khoa học khác như phương pháp so sánh, thống kê kết hợp với khảo sát thực tế.
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    ─ Phân tích và góp phần làm rõ thêm các khái niệm có liên quan đến đề tài như:
    khái nhiệm quyền công tố, thực hành quyền công tố, năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên


    thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự ; các yếu tố cấu thành năng lực tranh tụng
    của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự.
    ─ Đề xuất các giải pháp để nâng chất lượng năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên
    thực hành quyền công tốt tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, đáp ứng yêu
    cầu cải cách tư pháp.
    7. Ý nghĩa của luận văn
    Kết quả nghiên cứu của luận văn, trong chừng mực, góp phần làm cơ sở tham khảo
    cho việc nghiên cứu, phục vụ yêu cầu thực tiễn về các tiêu chí đánh giá năng lực tranh
    tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm,
    phúc thẩm theo phân cấp trong tố tụng hình sự.
    Luận văn cũng có thể sử dụng nghiên cứu, tham khảo “đổi mới việc tổ chức phiên tòa
    xét xử, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người
    tham gia tố tụng .” theo yêu cầu cải cách tư pháp của Nghị quyết 49 Bộ chính trị (Khóa
    IX).
    8. Kết cấu của luận văn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...