Tiến Sĩ Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG iii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .v
    MỤC LỤC vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của luận án 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
    3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
    3.2 Phạm vi nghiên cứu .6
    4. Phương pháp nghiên cứu 7
    4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính .7
    4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 7
    5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án 9
    5.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 9
    5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 12
    6. Kết quả nghiên cứu . 15
    6.1 Về phương diện học thuật 15
    6.2 Về phương diện thực tiễn . 16
    7. Nội dung của đề tài 17
    CHƯƠNG 1:
    CƠ CỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ CÁC YẾU
    TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 18
    1.1. Tổng quan về tài chính của Ngân hàng thương mại .18
    1.1.1. Khái niệm và hoạt động của Ngân hàng thương mại 18
    1.1.2. Tài chính của Ngân hàng thương mại . 21
    1.2. Năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại 25 11

    1.2.1. Quan niệm về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại 25
    1.2.2. Các tiêu chí phản ánh năng lực tài chính của NHTM trong xu thế hội nhập . 25
    1.3. Đánh giá năng lực tài chính của NHTM . 35
    1.3.1. Đánh giá năng lực tài chính của NHTM Theo tiêu chuẩn Moody’s . 35
    1.3.2. Đánh giá năng lực tài chính của NHTM Theo khung an toàn Camel . 36
    1.3.3. Đánh giá năng lực tài chính của NHTM Theo QĐ06/2008/NHNN . 38
    1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của NHTM 40
    1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan . 40
    1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan . 42
    1.4.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân
    hàng thương mại . 43
    1.5. Sự cần thiết phải nâng cao NLTC của NHTM . 45
    1.5.1. Đáp ứng yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận và đạt mục tiêu tăng trưởng 46
    1.5.2. Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ . 47
    1.5.3. Đáp ứng yêu cầu hội nhập . 47
    1.5.4. Đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ trong môi trường cạnh tranh . 47
    1.6. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực tài chính của một số NHTM trên thế giới
    và bài học rút ra đối với Việt Nam 48
    1.6.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới về nâng cao NLTC . 48
    1.6.2. Bài học đối với Việt Nam 55
    CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN
    HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠI 2003-2012 .59
    2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại Việt Nam 59
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH Việt Nam 59
    2.1.2. Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay .60
    2.2
    Đánh giá Năng lực tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam 62
    2.2.1. Đánh giá quy mô vốn chủ sở hữu 64
    2.2.2. Qui mô, tốc độ tăng trưởng và chất lượng tổng tài sản 70 12

    2.2.3. Khả năng sinh lời 75
    2.2.4. Phân tích khả năng thanh khoản 83
    2.2.5 Chất lượng quản lý 90
    2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của hệ thống NHTM
    Việt Nam bằng mô hình Probit 93
    2.3.1. . Mô
    hình đánh giá .93
    2.3.2. Kết quả nghiên cứu .96
    2.3.3. Kiểm định các giả thuyết .104
    2.3.4. Kết quả nghiên cứu .108
    2.4. Đánh giá chung về năng lực tài chính của NHTM Việt Nam 109
    2.3.1. Những kết quả đạt được .109
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .112
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO HỆ
    THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 129
    3.1 Mục đích xây dựng giải pháp .129
    3.2 Quan điểm đề xuất giải pháp .129
    3.2.1 Về định hướng chiến lược phát triển của ngành 129
    3.2.2 Về mục tiêu của ngành 130
    3.3 Căn cứ đề xuất giải pháp 131
    3.3.1 Dựa vào định hướng và chiến lược phát triển ngành Ngân hàng giai đoạn
    2011-2020 .131
    3.3.2 Dựa vào các bài học kinh nghiệm rút ra ở chương 131
    3.3.3 Dựa vào các tồn tại hiện nay của NHTM Việt Nam 132
    3.3.4 Dựa vào dữ liệu phân tích từ SPSS và kết quả hồi quy từ mô hình Probit 133
    3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao NLTC cho hệ thống NHTM Việt Nam giai
    đoạn 2013-2020 134
    3.4.1 Giải pháp 1: Tăng vốn chủ sở hữu cho các NHTM Việt Nam .134
    3.4.2 Giải pháp 2: Xử lý nợ xấu cho các NHTM Việt Nam 139
    3.4.3 Giải pháp 3: Tăng tính thanh khoản cho các NHTM Việt Nam 142 13

    3.4.4 Giải pháp 4: Tăng hiệu quả hoạt động cho các NHTM Việt Nam 143
    3.4.5 Giải pháp 5: Tăng chất lượng quản lý cho các NHTM Việt Nam .145
    3.5 Kiến nghị 149
    3.5.1 Chính phủ .150
    3.5.2 NHNN 151
    Kết luận 158
    Những công trình khoa học tác giả đã công bố 161
    Tài liệu tham khảo 162
    Phụ lục 168
    14

    MỞ ĐẦU
    2. Tính cấp thiết của luận án
    Tốc độ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh chóng trong những năm
    vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các công ty đa
    quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có
    nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới, đồng thời dòng vốn quốc tế cũng đã và
    đang ngày càng gia tăng mạnh.
    Cũng như các thị trường khác, thị trường tài chính giờ đây cũng phải chịu
    những sức ép lớn của quá trình hội nhập. Đặc biệt các Ngân hàng thương mại - tổ chức
    trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và
    đầu tư của nền kinh tế - ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian tài chính phi ngân
    hàng và các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác
    động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả năng thích
    nghi và năng lực tài chính của chính các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh gay
    gắt này. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân
    hàng có hiệu quả hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có năng lực tài chính tốt,
    kinh doanh hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh. Như vậy, năng lực tài chính trở
    thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong môi
    trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng và khốc liệt.
    Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để đưa quốc gia phát triển, bên
    cạnh đó cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế trở nên gay gắt hơn đặc biệt trong lĩnh
    vực tài chính ngân hàng. Thực hiện cam kết mở cửa thị trường tài chính cụ thể là từ
    ngày 01/04/2007 các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam,
    được phép huy động tiền gửi VNĐ. Với những kinh nghiệm lâu năm, với những công
    nghệ hiện đại, với nguồn vốn hùng hậu được hậu thuẫn bởi những tập đoàn tài chính
    vững mạnh và có uy tín trên thế giới. Họ tuyên bố một cách hùng hồn rằng sẽ đáp ứng
    đầy đủ mọi nhu cầu về lĩnh vực tài chính cho người Việt. Ngân hàng ngoại đã dần xâm
    nhập sâu vào thị trường nội địa. Các tập đoàn tài chính nước ngoài chính là thách thức
    đối với ngành Ngân hàng Việt Nam. 15

    Theo NHNN Việt Nam, hiện các ngân hàng ngoại có thể cung cấp rất nhiều dịch
    vụ khác nhau cho khách hàng nhưng ngân hàng nội chỉ cung cấp được vài dịch vụ. Khi
    họ dần đứng vững, các ngân hàng nội sẽ bị mất dần thị phần và khách hàng, vì lợi thế
    của các ngân hàng Việt Nam như có nhiều khách hàng truyền thống, am hiểu địa
    phương . là không còn phù hợp trong nền kinh tế hội nhập. Cùng quan điểm này, đại
    diện Ngân hàng Đầu tư Phát triển cho rằng ngân hàng nội sẽ phải đối mặt với sự thu
    hẹp thị phần và kênh phân phối khi Việt Nam buộc phải nới lỏng các hạn chế về tiếp
    cận thị trường dịch vụ ngân hàng. Khi đó, với sự hơn hẳn về công nghệ, trình độ quản
    lý, chất lượng và sự đa dạng của hệ thống sản phẩm sẽ làm nên tính vượt trội của ngân
    hàng ngoại.
    Sau hơn 6 năm gia nhập WTO, Ngân hàng thương mại Việt Nam đã thể hiện
    nhiều sự yếu kém của mình như: Năng lực tài chính thấp, sức cạnh tranh chưa cao,
    năng lực quản trị và công nghệ yếu, cải cách diễn ra chậm và thiếu tính minh bạch.
    Điều này được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cụ thể chính là
    cuộc chạy đua lãi suất, làm cho lãi suất huy động có lúc lên đến 21%/ năm. Yếu tố “sân
    nhà” cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so sánh
    duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy
    rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu hóa.Với những hoạt động
    của ngân hàng truyền thống thì tương lai không xa chúng ta sẽ bị đánh bại ngay trên
    sân nhà.
    Đầu năm 2011 sự biến động tăng lãi suất giữa các ngân hàng trở nên gay gắt và
    chứa đựng nhiều nguy cơ - rủi ro. Các ngân hàng đã xé rào trong việc huy động vốn lãi
    suất huy động thỏa thuận giữa người gửi và các ngân hàng, tùy theo mức gửi và thời
    gian gửi sẽ có mức lãi suất tương ứng, với mức lãi suất cao nhất lên đến 22%/năm. Sau
    đó các ngân hàng cho vay với lãi suất cao ngất ngưỡng 25%/năm cộng cho các loại phí
    như: Phí quản lý tài sản; Phí định giá tài sản ., cuối năm 2012, đầu năm 2013 thì nợ
    xấu gia tăng đột biến, tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam rất
    thấp, có nguy cơ đổ vỡ rất cao.
    Trước tình hình đó, Chính phủ ra quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 về
    việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Nội 16

    dung chiến lược: Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại,
    hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại
    hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng
    tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp
    ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế; lành mạnh hóa
    tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng.
    Cũng thời điểm đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số
    734/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai
    thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.
    Nhằm thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được tiến hành khẩn trương, quyết liệt
    để nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng được đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống được cải
    thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tâm lý, niềm tin của
    nhân dân vào chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được củng cố.
    Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên cho thấy việc đánh giá năng lực tài chính
    của các Ngân hàng thương mại Việt Nam ở giai đoạn này là rất quan trọng, vì từ đó
    giúp các nhà quản lý thực hiện được cơ cấu lại hệ thống ngân một cách có cơ sở, định
    hướng việc sáp nhập, hợp nhất cũng có căn cứ khoa học
    Sau khi đánh giá được năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sẽ xác
    định các yếu tố ảnh hưởng đến nó và từ đó giúp các nhà quản lý ở cấp độ vi mô, vĩ mô
    có căn cứ đưa ra các giải pháp khả thi nhằm đạt được mục tiêu vi mô: các ngân hàng
    hoạt động có hiệu quả hơn, đẩy lùi được nguy cơ đổ vỡ, phát triển bền vững và có khả
    năng cạnh tranh tốt với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài hoạt động ở
    Việt Nam, còn ở cấp độ vĩ mô thì Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, thực hiện thành
    công đề án và quyết định đã ban hành nêu trên.
    Để đạt được mục tiêu này thì cần có sự nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng kinh
    tế lượng trong phân tích và đánh giá về năng lực tài chính của hệ thống Ngân hàng Việt
    Nam. Thời gian qua đã có khá nhiều các nghiên cứu đánh giá năng lực tài chính của
    các Ngân hàng thương mại Việt Nam, tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu này đều tiếp
    cận theo phương pháp phân tích định tính truyền thống và phạm vi nghiên cứu chỉ bó 17

    hẹp trong phân tích cho một hoặc một vài Ngân hàng thương mại Nhà nước. Trong khi
    đó các nghiên cứu định lượng còn ít và hạn chế nhiều về phương pháp tiếp cận.
    Như vậy, hiện nay việc xem xét một cách tổng thể và xác định những nhân tố
    ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam là hết
    sức quan trọng và có giá trị. Bởi vì, nó sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch
    định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định.
    Qua đó, nó cũng là cơ sở để hoàn thiện một khung chính sách hợp lý trong quá trình
    quản lý hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
    Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu bức thiết ở Việt
    Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, xu thế phát triển của
    nền kinh tế có sự quản lý của Chính phủ một cách gián tiếp thông qua các chính sách
    kinh tế, với mong muốn nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho
    NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2020, đồng thời bổ sung thêm những hiểu biết và
    ứng dụng đối với việc đưa ra chính sách quản lý hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam, tôi
    đã lựa chọn đề tài: “Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”
    làm luận án nghiên cứu, để tiếp tục đóng góp thêm về phương diện lý luận vai trò của
    năng lực tài chính trong hệ thống NHTM Việt Nam và là cơ sở cho các Ngân hàng
    thương mại Việt Nam trên phương diện thực tiễn để giúp các ngân hàng giải quyết các
    khó khăn hiện nay từ đó phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên
    phạm vi toàn cầu.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu cốt lõi của luận án là tập trung nghiên cứu đánh giá năng
    lực tài chính của các NHTM Việt Nam có đảm bảo khung an toàn CAMEL hay không?
    Và các nhân tố tác động đến năng lực tài chính Ngân hàng thương mại Việt Nam như
    thế nào?
    Hệ thống hóa cơ sở lí luận về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại ở
    Việt Nam.
    Phân tích thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
    so với khung an toàn CAMEL. 18

    Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến năng lực tài
    chính Ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Lập luận và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình nghiên cứu
    trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2013 – 2020 nhằm giúp các Ngân hàng thương mại
    Việt Nam nâng cao năng lực tài chính để tồn tại và phát triển bền vững.
    Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu
    hỏi nghiên cứu sau: (i) Bản chất của năng lực tài chính? Tiêu chuẩn để đánh giá năng
    lực tài chính? Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến năng lực tài chính Ngân hàng thương
    mại Việt Nam? (ii) Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu nào để xây dựng
    và kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến năng lực tài chính? (iii) Những hướng
    tác động có thể nâng cao năng lực tài chính Ngân hàng thương mại Việt Nam trong
    giai đoạn 2013- 2020.
    Từ các câu hỏi nghiên cứu nêu trên thì luận án cũng đưa ra các giả thuyết:
    Giả thuyết 1: Vốn chủ sở hữu càng lớn thì năng lực tài chính của NHTM Việt
    Nam càng mạnh.
    Giả thuyết 2: Sử dụng đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ làm cho năng lực tài chính
    của NHTM Việt Nam càng tốt.
    Giả thuyết 3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu càng cao cho thấy năng lực tài chính
    của NHTM Việt Nam càng tốt.
    Giả thuyết 4: Dư nợ trên tài sản càng cao sẽ làm cho năng lực tài chính của
    NHTM Việt Nam càng tốt.
    Giả thuyết 5: Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ càng lớn sẽ làm cho năng lực tài chính của
    NHTM Việt Nam giảm xuống.
    Giả thuyết 6: Tỷ lệ sinh lãi trên vốn chủ sở hữu (ROE) càng lớn sẽ làm cho năng
    lực tài chính của NHTM Việt Nam tốt hơn.
    Giả thuyết 7: Tỷ lệ sinh lãi trên tài sản (ROA) càng lớn sẽ làm cho năng lực tài
    chính của NHTM Việt Nam tốt hơn.
    Giả thuyết 8: Tỷ lệ lãi cận biên (Nim) càng lớn sẽ làm cho năng lực tài chính
    của NHTM Việt Nam tốt hơn. 19

    Giả thuyết 9: Tỷ lệ sinh lãi ngoài cận biên(Nnim) càng lớn sẽ làm cho năng lực
    tài chính của NHTM Việt Nam tốt hơn.
    Giả thuyết 10: Chỉ số chi phí hoạt động càng lớn sẽ làm cho năng lực tài chính
    của NHTM Việt Nam giảm xuống.
    Giả thuyết 11: Khả năng thanh khoản trên tài sản càng lớn sẽ làm cho năng lực
    tài chính của NHTM Việt Nam tốt hơn.
    Giả thuyết 12: Khả năng thanh khoản ngắn hạn càng lớn sẽ làm cho năng lực tài
    chính của NHTM Việt Nam tốt hơn.
    Giả thuyết 13: Hệ số đảm bảo tiền gửi càng lớn sẽ làm cho năng lực tài chính
    của NHTM Việt Nam mạnh hơn.
    Giả thuyết 14: Dư nợ cho vay trên tiền gửi càng lớn sẽ làm cho năng lực tài
    chính của NHTM Việt Nam càng được nâng cao.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
    - Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
    - Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số tập đoàn tài chính, quốc
    gia trên thế giới.
    4.2 Phạm vi nghiên cứu:
    Về không gian: Nghiên cứu các Ngân hàng thương mại Việt Nam
    Về thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện luận án được thu thập trong khoảng
    thời gian chủ yếu từ năm 2003-2012, trong đó gồm dữ liệu có sẵn từ báo cáo tài chính
    của các ngân hàng, báo báo của NHNN, báo cáo ngân hàng thế giới, báo cáo của hệ
    thống giám sát ngân hàng.
    Về nội dung và hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án:
    Nghiên cứu các lý thuyết đã đề cập đến việc đánh giá năng lực tài chính của
    các NHTM, nghiên cứu này đi sâu vào việc đánh giá năng lực tài chính và các nhân tố
    ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam theo khung an toàn Camel
    Đối tượng phân tích là các Ngân hàng thương mại Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...