Thạc Sĩ Năng lực, năng lực thực thi công việc, năng lực lãnh đạo, quản lý [Tham khảo làm luận văn Thạc sỹ]

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. Năng lực


    Trong bất cứ hoạt động nào của con người, để thực hiện có hiệu quả, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực. Theo quan điểm của Tâm lý học Mác xít, năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Nội dung và tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng của nó. Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu xác định. Nói một cách khác thì mỗi một hoạt động khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó.

    Như vậy, khi nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ ) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này không phải phép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn. Ở góc độ này, chúng ta có thể định nghĩa: “Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao”[6,tr190]. Nói cách khác: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”; “Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”[21,tr660.661].

    Như trên đã phân tích, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực cũng thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy Như vậy, có thể định nghĩa năng lực nghề nghiệp như sau: “Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Nếu không có sự tương ứng này thì con người không thể theo đuổi nghề được”[19,tr72]. Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố sau: Tri thức chuyên môn; kỹ năng hành nghề; thái độ với nghề [26].

    Dưới góc độ hành chính học, “năng lực” có ba cách tiếp cận sau: “năng lực” là tập hơn ba nhóm yếu tố kiến thức, kỹ năng và cách ứng xử một người có và sử dụng để đạt được kết quả trong công việc; “năng lực” là những gì một người có, biết và làm được để đạt được kết quả trong công việc; “năng lực” là những gì một người phải có để hoàn thành công việc theo quy định. Năng lực của mỗi người bao giờ cũng gắn liền với hoạt động của chính người đó và cả sản phẩm của chính hoạt động ấy. Năng lực chỉ hình thành và phát triển trong hoạt động. Đến lượt nó, kết quả hoạt động lại tùy thuộc và trình độ phát triển của năng lực được hình thành trong hoạt động này. Như vậy, tùy theo hoạt động của con người có thể chia thành các loại năng lực khác nhau; năng lực luôn được xác định gắn liền với việc thực thi những loại công việc nhất định: Năng lực để đảm nhận vị trí công việc mang tính chuyên môn; năng lực để đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý .
    Năng lực cán bộ, công chức (năng lực thực thi công việc được giao) luôn gắn với các yếu tố: Loại công việc; quy trình thực thi công việc; kết quả. Nói đến năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức là nói đến năng lực chung, năng lực tổng quát và năng lực cụ thể theo từng nhóm năng lực chung. Năng lực tổng quát thường có thể chung cho nhiều loại tổ chức ; chung cho từng nhóm đối tượng như nhóm cán bộ, nhóm công chức. Năng lực cụ thể chính là chi tiết hóa năng lực tổng quát nhưng gắn chặt với họat động của tổ chức . Cần phân biệt giữa năng lực cần có để thực thi công việc và tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào một vị trí. Tiêu chuẩn mang tính quy định cứng, là điều kiện cần để bổ nhiệm, chủ yếu dựa trên các quy định như đòi hỏi về bằng cấp, lòng trung thành, phẩm chất (khó đo lường) Còn năng lực chỉ thể hiện khi kiểm tra, đánh giá hoặc khi thực thi công việc; năng lực là điều kiện cần và đủ để làm tốt công việc được giao; năng lực có thể đo lường được thông qua việc đánh giá thực thi được hay không được công việc được giao. Trong thực thi công việc được giao nếu năng lực thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, có thể dùng biện pháp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực.

    1.2.2. Năng lực thực thi công việc

    Năng lực thực thi công việc chính là khả năng thực hiện các nhiệm vụ được giao (năng lực thực thi nhiệm vụ chuyên môn). Để thực thi công việc được giao, cán bộ, công chức phải có kiến thức về chuyên môn, kỹ năng thực hiện và thái độ thực thi công việc:

    Về kiến thức và trình độ chuyên môn


    Kiến thức và trình độ chuyên môn có được do được đào tạo, bồi dưỡng ở các trường lớp tạo nên cho con người đó một thế giới quan khoa học, óc nhận xét, khả năng tư duy, xét đoán và quyết định hành động đúng quy luật, đúng mức độ và thời điểm. Kiến thức cơ bản của một người thể hiện ở bằng cấp chuyên môn được đào tạo ở các trường lớp. Người có bằng cấp chuyên môn thuộc lĩnh vực nào có nghĩa cá nhân đó có trình độ kiến thức ở lĩnh vực đó càng nhiều và kiến thức đó được nhà nước công nhận qua việc cấp văn bằng.

    Tuy nhiên, việc đánh giá năng lực con người không chỉ qua văn bằng họ có được mà cần phải đánh giá một cách tổng hợp hơn về nhiều khía cạnh, chẳng hạn như về trình độ hiểu biết kiến thức tự nhiên, xã hội. Những loại kiến thức này vô cùng phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau. Và những loại kiến thức này không nhất thiết cá nhân nào cũng phải học có bằng cấp mới biết, có người chỉ cần tham khảo, tìm hiểu qua các sách, báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng và việc tự tư duy vận dụng vào thực tiễn họ cũng có đủ năng lực để phát hiện ra thế giới khách quan một cách nhanh nhạy và chính xác, xử lý các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Trên thực tế, có người học nhiều nhưng vẫn chậm nhận ra được bản chất của hiện thực khách quan cần xử lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...