Thạc Sĩ Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nước ta

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3
    M?C L?C
    Trang
    M? é?U 4
    Ch-ơng 1: Vị trí, tầm quan trọng của TCCSĐ cấp xã và những
    yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
    chiến đấu của TCCSĐ cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc hiện
    nay 14
    1.1. Một số khái niệm có liên quan 15
    1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, t- t-ởng Hồ Chí Minh
    và của Đảng ta về vị trí, vai trò của TCCSĐ 21
    1.3. Cơ hội và thách thức đặt ra đối với việc nâng cao năng lực lãnh
    đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc
    hiện nay 34
    Ch-ơng 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
    TCCSĐ cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc hiện nay 39
    2.1. Khái quát về các tỉnh miền núi Tây Bắc, những nhân tố tác động
    đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã các tỉnh
    miền núi Tây Bắc 39
    2.2. Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp
    xã tại các tỉnh miền núi Tây Bắc hiện nay 52
    2.3. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm 84
    Ch-ơng 3: Định h-ớng và giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao
    năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã ở các
    tỉnh miền núi Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay 98
    3.1. Yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
    chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cấp xã các tỉnh miền núi Tây Bắc
    trong giai đoạn hiện nay 98
    3.2. Những định h-ớng cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và
    sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã các tỉnh miền núi Tây Bắc trong
    giai đoạn hiện nay 103
    3.3. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
    chiến đấu của TCCSĐ cấp xã các tỉnh miền núi Tây Bắc 108
    kết luận 132
    Tài liệu tham khảo 133
    Kiến nghị 137 4

    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tây Bắc là địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt trên các ph-ơng diện địa -
    chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh, môi tr-ờng sinh thái và quan
    hệ lân bang với một số n-ớc láng giềng (Lào, Trung Quốc). Tính cấp thiết của
    vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của loại hình tổ chức cơ
    sở đảng (TCCSĐ) cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, ngoài những lý do
    chung về vai trò của TCCSĐ, về vị thế và vị trí của Tây Bắc trong cấu trúc
    lãnh thổ quốc gia, còn xuất phát từ những đặc thù sau đây của vùng cần đ-ợc
    nhận diện:
    Thứ nhất, Tây Bắc là địa bàn quần c- của nhiều thành phần tộc ng-ời từ
    những tộc ng-ời thiểu số có dân số t-ơng đối lớn nh- Thái, M-ờng, Mông,
    Dao, đến những tộc ng-ời có dân số ít nh- Xinhmun, Kháng, La Ha, Pu Péo, .
    c- trú đan xen nhau không chỉ trong phạm vi xã mà có khi cả bản/làng. Vì
    vậy, tổ chức và hoạt động của TCCSĐ trong điều kiện đa tộc ng-ời c- trú xen
    kẽ, đa dạng về sắc thái văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ, trình độ sản
    xuất là đặc tr-ng khác biệt của Tây Bắc so với các vùng đơn nhất tộc ng-ời.
    Đây là một vấn đề lớn đặt ra cần phải đ-ợc giải quyết cả trên ph-ơng diện lý
    luận và thực tiễn về xây dựng TCCSĐ ở địa bàn đa tộc ng-ời c- trú xen kẽ.
    Thứ hai, tổ chức và hoạt động của TCCSĐ cấp xã ở Tây Bắc phải đảm
    đ-ơng vai trò lãnh đạo ở những địa bàn đa thành phần tộc ng-ời có điều kiện
    khó khăn nhất cả n-ớc. Đây là vùng có số l-ợng xã “đặc biệt khó khăn”
    (thuộc Ch-ơng trình 135) nhiều nhất cả n-ớc. Địa hình miền núi Tây Bắc có
    độ dốc lớn, chia cắt, bản xa trung tâm xã, xã xa trung tâm cụm xã, dân c- ở
    đây th-a thớt, phần lớn các bản ở rẻo cao chỉ có từ 7-10 hộ, rất khó khăn cho
    tổ chức đời sống dân c-, cung ứng các dịch vụ cơ bản cũng nh- triển khai các
    chủ tr-ơng, chính sách của Đảng ở cơ sở. Thiết chế xã hội, phong tục tập
    quán, định kiến tộc ng-ời chi phối rất lớn đến phong cách, lối sống, nếp làm
    việc của cán bộ, đảng viên, nhiều nơi coi trọng ý thức tộc ng-ời hơn ý thức 5
    công dân; trách nhiệm dòng họ, thôn dân hơn trách nhiệm cán bộ, đảng viên .
    Đói nghèo, thất học ở Tây Bắc chiếm tỷ lệ cao nhất cả n-ớc, hạn chế rất lớn
    đến nguồn phát triển đảng viên, gây nên tình trạng “trắng” đảng viên ở nhiều
    thôn/bản . Trong khi đó, các quy định về xây dựng TCCSĐ ở vùng đa tộc
    ng-ời, có nhiều đặc thù và khó khăn nh- Tây Bắc vẫn ch-a đ-ợc cụ thể hoá,
    gây không ít khó khăn cho hoạt động thực tiễn. Tất cả những vấn đề đó đang
    đặt ra tr-ớc mắt đối với TCCSĐ ở Tây Bắc một cách bức xúc, nếu không kịp
    thời đ-ợc giải quyết thực tế sẽ xuất hiện nhiều nguy cơ đẩy TCCSĐ nhiều nơi
    tê liệt, mất sức chiến đấu.
    Thứ ba, các xã ở Tây Bắc cũng là nơi có nhiều biến động lớn do tác động
    của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, đặc biệt tác động của tiến trình công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển nhiều công trình quốc gia, đặc biệt là
    các công trình thủy điện đã buộc các tỉnh Tây Bắc phải tiến hành nhiều dự án
    tái định c- với một số l-ợng lớn dân c- khỏi các làng/bản truyền thống, mất
    những diện tích ruộng đất thung lũng tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp. Các
    dự án đó không chỉ giản đơn là tổ chức lại dân c-, mà thực chất là tái cấu trúc
    lại cả những đơn vị hành chính cơ sở và TCCSĐ vừa đảm bảo giữ vững giá trị
    truyền thống, vừa đảm bảo an sinh và phát triển trên vùng đất mới. Vấn đề này
    nếu thực hiện không khéo sẽ gây nên những đảo lộn về tổ chức và hoạt động
    của tổ chức đảng, ảnh h-ởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân, gây ra các bất
    ổn xã hội. Càng phát triển kinh tế thị tr-ờng thì khoảng cách về trình độ phát
    triển giữa các tộc ng-ời thiểu số tại chỗ với tộc ng-ời đa số nhập c- càng bị đẩy
    ra xa thêm, đặt ra rất nhiều vấn đề về sinh kế và phát triển xã hội tộc ng-ời bền
    vững. Tình trạng du canh, du c- ở Tây Bắc diễn ra phức tạp, gây ra tình trạng
    bất ổn định của kết cấu dân c-, tạo khó khăn trong xây dựng đội ngũ cốt cán
    bộ cốt cán, bồi d-ỡng đảng viên cũng nh- công tác lãnh đạo của tổ chức đảng.
    Đây là những khó khăn đặc thù của Tây Bắc so với các vùng khác.
    Thứ t-, lợi dụng khó khăn của Tây Bắc, các thế lực thù địch đã và đang
    ra sức chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện chủ nghĩa ly khai, phá hoại
    từ cơ sở - các tế bào phát triển của thể chế và xã hội. Sự chống phá của các
    thế lực thù địch ở Tây Bắc đ-ợc thực hiện bằng nhiều thủ đoạn, trong đó lợi
    dụng tự do tôn giáo để truyền đạo trái phép, tạo ra tình huống chuyển đổi tín 6
    ng-ỡng, đức tin rồi làm lu mờ ảnh h-ởng ý thức hệ chính thống mà Đảng ta ra
    sức xây dựng, củng cố ở cơ sở. Chống phá của các thế lực thù địch còn thể
    hiện ở việc chúng đẩy mạnh cổ vũ, khuyến khích chủ nghĩa dân tộc cực đoan
    để tạo ra các tình huống ly khai “giải lãnh thổ”, thiết lập các khu vực tự trị
    tộc ng-ời, mà địa bàn ng-ời Mông là một trong những “điểm nóng” nằm
    trong kịch bản của các thế lực thù địch. Tất cả những điều đó đặt ra những yêu
    cầu rất lớn đối với vấn đề đảm bảo an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo đ-ợc tiến
    hành từ cơ sở ở địa bàn Tây Bắc.
    Thứ năm, những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên đặt ra những yêu
    cầu, nhiệm vụ rất nặng nề và to lớn đối với tổ chức đảng các cấp ở vùng Tây
    Bắc trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó TCCSĐ
    đóng vai trò nền tảng. Thế nh-ng, thực trạng TCCSĐ ở các tỉnh miền núi Tây
    Bắc lại ch-a đủ năng lực đối ứng với những nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và sự
    nghiệp cách mạng đặt ra trong giai đoạn mới. Công tác nghiên cứu khoa học
    ch-a bắt kịp với tình hình mới, còn thiếu các nghiên cứu phát triển cung cấp
    luận cứ khoa học cho tổ chức Đảng các tỉnh Tây Bắc có thể vận dụng vào xây
    dựng TCCSĐ ở đảng vùng đa tộc ng-ời có nhiều khó khăn nhất cả n-ớc. Bản
    thân các TCCSĐ còn yếu kém về nhiều mặt, cả về năng lực lãnh đạo và sức
    chiến đấu, đáng chú ý là trình độ đảng viên thấp, tạo nguồn kết nạp đảng rất
    khó khăn, các khâu lãnh đạo của TCCSĐ từ ban hành nghị quyết đến tổ chức
    thực hiện nghị quyết đều yếu, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
    TCCSĐ đ-ợc vận dụng trên thực tế vào tình hình từng tộc ng-ời, từng địa bàn
    nhiều khi tuỳ tiện, vừa thiếu tập trung, vừa thiếu dân chủ . Thực trạng đó nếu
    không đ-ợc khắc phục có nguy cơ làm suy giảm năng lực lãnh đạo và sức
    chiến đấu của đảng ở cơ sở, không những không tranh thủ đ-ợc thời cơ mà
    còn có khả năng làm cho các nguy cơ lớn dần lên, vừa ảnh h-ởng trực tiếp đến
    sự phát triển của bản thân các tỉnh Tây Bắc, vừa tạo lực cản đối với tiến trình
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các vùng khác trên cả n-ớc.
    Với những lý do nêu trên, việc thực hiện đề tài: “Năng lực lãnh đạo và
    sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc
    n-ớc ta - Thực trạng và giải pháp” là yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa hết sức
    quan trọng cả về ph-ơng diện lý luận và thực tiễn. 7
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Tây Bắc là vùng có vị trí chiến l-ợc trên nhiều ph-ơng diện của Việt
    Nam. Là vùng rất đa dạng về địa hình, hệ sinh thái, tộc ng-ời, bản sắc văn hóa
    nên Tây Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển nh-ng còn có quá nhiều khó
    khăn, thách thức đặt ra trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá hiện nay. Do đó, nghiên cứu về Tây Bắc trên nhiều ph-ơng diện, trong đó
    có đề cập trực tiếp, hoặc gián tiếp về một số khía cạnh cụ thể của thực trạng
    năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã tại các tỉnh miền núi
    Tây Bắc đã trở thành vấn đề thu hút đ-ợc sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều
    nhà khoa học trong và ngoài n-ớc thuộc các chuyên ngành khác nhau. Hiện
    có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Tây Bắc, về những vấn đề có
    liên quan đến đề tài đã đ-ợc công bố. Có thể tóm l-ợc thành các nhóm sau:
    Thứ nhất: Những chuyên khảo, đề tài, bài viết nghiên cứu tổng quan về
    miền núi Tây Bắc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, đặc biệt là về
    phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số Tây Bắc. Trên cơ sở phân tích
    những "đặc tính vùng”, các công trình nghiên cứu của nhóm này tìm ra đặc
    tr-ng của vùng Tây Bắc trong liên hệ với không gian lịch sử - văn hóa đặc thù,
    độc đáo của toàn vùng . Những nội dung nghiên cứu đó có giá trị đối với đề
    tài khi triển khai nghiên cứu những yếu tố ảnh h-ởng, những yêu cầu đặt ra
    trong xây dựng TCCSĐ cấp xã tại các tỉnh miền núi Tây Bắc hiện nay. Tiêu
    biểu nh-:
    + Khổng Diễn (chủ biên, 1996): “Những đặc điểm kinh tế - xã hội các
    dân tộc miền núi phía Bắc”. Công trình này đã đi sâu phân tích làm nổi bật về
    những điều kiện thuận lợi và khó khăn của các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc
    biệt là vùng Tây Bắc trong phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới. Thông
    qua việc khái l-ợc những đặc điểm chính của nền kinh tế - xã hội các tỉnh
    miền núi phía Bắc, công trình đã phác họa nên những nét cơ bản về các tỉnh
    Tây Bắc trong mối t-ơng quan với các tỉnh, các vùng khác trên địa bàn này.
    + Ngô Ngọc Thắng (chủ biên, 1997): “Văn hoá các bản làng Thái, Mông
    ở miền núi Tây Bắc và việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện
    hiện nay” đã nêu lên một số đặc điểm chung và riêng của bản làng truyền 8
    thống của các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc. Công trình đã đi sâu phân
    tích về văn hoá bản, làng Thái, Mông ở Tây Bắc trong điều kiện đổi mới và
    việc cần thiết phải kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của đồng bào
    trong tình hình hiện nay.
    + Trần Văn Bính (chủ biên, 2005): “Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - Thực
    trạng và những vấn đề đặt ra”. Công trình này đi sâu đánh giá, phân tích toàn
    diện và khách quan về thực trạng đời sống văn hóa của một số dân tộc thiểu số
    vùng Tây Bắc trong công cuộc đổi mới, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục
    phát triển giữ gìn bản sắc văn hóa các tộc ng-ời tr-ớc tình hình mới.
    Thứ hai: Nhóm sách chuyên khảo, đề tài, bài viết nghiên cứu đã đề cập khá
    trực diện tới TCCSĐ cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc trên một số khía cạnh
    và đặt trong tổng thể những vấn đề lớn nh-: xây dựng hệ thống chính trị, dân
    chủ hoá đời sống xã hội nông thôn, đổi mới kinh tế kết hợp với đổi mới hệ thống
    chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ ở miền núi Tây Bắc . Tiêu biểu nh- sau:
    + Thào Xuân Sùng (1998):“Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Bắc thực
    hiện chính sách dân tộc của Đảng”. Công trình đã đề cập đến những chủ
    tr-ơng, đ-ờng lối và quá trình lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị các
    cấp của các tỉnh Tây Bắc trong thực hiện chính sách dân tộc từ năm 1986 đến
    năm 1998. Vai trò của TCCSĐ xã đã đ-ợc đề cập và thể hiện trong việc hiện
    thực hóa chính sách dân tộc tại các địa ph-ơng trên địa bàn. Từ đó, chất l-ợng
    hoạt động của TCCSĐ cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc đã đ-ợc phản ánh
    một cách gián tiếp thông qua những thành công và hạn chế trong quá trình các
    TCCSĐ cấp xã chỉ đạo triển khai nhiệm vụ có ý nghĩa chiến l-ợc này ở Tây Bắc.
    + Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên, 2000): “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và
    dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số các
    tỉnh miền núi phía Bắc n-ớc ta”. Công trình nghiên cứu này đã phân tích và
    trình bày về thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở
    vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc
    tr-ớc yêu cầu thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong nội dung nghiên cứu
    trên, vai trò và hoạt động của TCCSĐ cấp xã của các tỉnh miền núi Tây Bắc
    đ-ợc phân tích nh- một yếu tố quan trọng, có tính quyết định trong triển khai 9
    thực hiện nhiệm vụ dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn trên địa bàn Tây Bắc
    trong mối quan hệ với các địa bàn khác của vùng miền núi phía Bắc n-ớc ta.
    + Hoàng Chí Bảo: (chủ biên, 2004): “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông
    thôn n-ớc ta hiện nay”. Đây là công trình nghiên cứu rất công phu về mô hình
    tổ chức bộ máy, về thực trạng chất l-ợng hoạt động của hệ thống chính trị cơ
    sở nông thôn của n-ớc ta thời kỳ đổi mới. Trong nội dung nghiên cứu đó, hệ
    thống chính trị cơ sở, trong đó đặc biệt là TCCSĐ cấp xã ở nông thôn miền núi
    phía Bắc và Tây Bắc đ-ợc quan tâm, đề cập t-ơng xứng với vị trí chiến l-ợc
    cũng nh- những yêu cầu đặt ra đối với vùng giai đoạn hiện nay.
    + Nguyễn Cúc, Ngô Ngọc Thắng, Đoàn Minh Huấn (2006): “Đổi mới
    kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi phía Bắc n-ớc ta -
    Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đây là công trình đi sâu nghiên cứu về
    mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị ở vùng miền
    núi phía Bắc nói chung và Tây Bắc nói riêng từ năm 1986 đến năm 2006. Khi
    phân tích về quá trình đó, việc đổi mới nội dung, ph-ơng thức hoạt động của
    TCCSĐ đ-ợc coi là yếu tố giữ vị trí quyết định. Vai trò của TCCSĐ cấp xã của
    các tỉnh miền núi Tây Bắc trong lãnh đạo triển khai việc kết hợp giữa đổi mới
    kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị trên địa bàn xã đã đ-ợc phân tích, đánh
    giá gắn liền với những điều kiện thuận lợi, khó khăn của toàn vùng. Thông
    qua chất l-ợng những hoạt động đó, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
    TCCSĐ cấp xã của các tỉnh miền núi Tây Bắc đã đ-ợc phản ánh một cách gián
    tiếp trong tổng thể thực trạng kinh tế - xã hội của miền núi phía Bắc, miền núi
    Tây Bắc những năm qua.
    Thứ ba: Những chuyên khảo, bài viết nghiên cứu đề cập trên một số khía
    cạnh cơ bản về công tác xây dựng đảng, xây dựng TCCSĐ tại các tỉnh miền
    núi phía Bắc, vùng Tây Bắc. Đây là nhóm công trình đề cập khá trực tiếp đến
    vấn đề năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nói chung và TCCSĐ
    cấp xã nói riêng ở các tỉnh miền núi Tây Bắc thông việc đánh giá chất l-ợng
    lãnh đạo của TCCSĐ cấp xã trên các mặt chủ yếu của quá trình triển khai
    đ-ờng lối đổi mới tại điạ ph-ơng. Tiêu biểu nh-: 10
    + Đoàn Minh Huấn (chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ, 2004): “Tạo
    nguồn cán bộ hệ thống chính trị chủ chốt cấp xã các tỉnh Tây Bắc hiện nay”.
    Đề tài đã nghiên cứu khá sâu sắc về những yếu tố ảnh h-ởng tới chất l-ợng
    việc tạo nguồn cán bộ, thực trạng và giải pháp nâng cao chất l-ợng công tác
    tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc trong thời kỳ đổi mới.
    Vai trò của TCCSĐ đối với công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã tại các
    tỉnh miền núi Tây Bắc đã đ-ợc đề tài đề cập, phân tích nh- một nhân tố có ý
    nghĩa quyết định hàng đầu. Do đó, từ thực trạng chất l-ợng đội ngũ cán bộ
    chủ chốt cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc những năm qua, đề tài đã cung cấp những
    luận cứ khoa học, thực tiễn cần thiết cho việc đánh giá về năng lực lãnh đạo và
    sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã miền núi Tây Bắc những năm qua.
    + Nguyễn Đức ái (Luận án tiến sĩ lịch sử): “Nâng cao năng lực lãnh đạo
    và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy
    mạnh CNH, HĐH đất n-ớc”. Luận án đã trình bày những vấn đề lý luận,
    những quan điểm chủ yếu của Đảng ta về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
    của TCCSĐ nông thôn vùng cao phía Bắc. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, luận
    án đã phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, từ
    đó đề ra những định h-ớng, giải pháp để các đảng bộ của các tỉnh miền núi
    phía Bắc thực hiện tốt nhiệm vụ này trong giai đoạn hiện nay. Trong luận án
    này, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã ở
    miền núi Tây Bắc đ-ợc đề cập thành một mảng nghiên cứu có dung l-ợng phù
    hợp trong tổng thể vấn đề nghiên cứu rất lớn là chất l-ợng hoạt động của loại
    hình TCCSĐ các cấp của các tỉnh miền núi phía Bắc n-ớc ta thời kỳ đẩy mạnh
    CNH, HĐH đất n-ớc.
    Thứ t-: Những nghiên cứu của ng-ời n-ớc ngoài về miền núi phía Bắc,
    về vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là công trình của Tim Dolling (1999): “Moutains
    and ethnie minorities North West Viet Nam” đã nghiên cứu khá chuyên sâu về
    vùng Tây Bắc Việt Nam gắn với khảo sát hơn 40 địa danh của vùng trên các
    lĩnh vực chính: địa lý, lịch sử, dân tộc, phong tục, tập quán; Rambo T.A:
    “Những xu h-ớng phát triển ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam” (1997) đã nghiên
    cứu khá chi tiết, cụ thể mỗi cộng đồng tộc ng-ời gắn với hệ sinh thái tộc ng-ời
    (rẻo cao, rẻo giữa, thung lũng) và từ đó chi phối đến đặc tr-ng kinh tế - chính 11
    trị - xã hội mà mỗi chính sách phát triển tộc ng-ời cần phải tính toán đầy đủ;
    Neil Jamieson với báo cáo: “Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội khu vực
    miền núi phía Bắc. Dự án xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc”
    đã tập trung khảo cứu về những vấn đề về tộc ng-ời gắn với việc thực hiện các
    ch-ơng trình xóa đói giảm nghèo những năm qua. Báo cáo đã chỉ ra nhóm các
    dân tộc thiểu số ít đ-ợc thụ h-ởng lợi ích từ các chính sách -u tiên phát triển.
    Trên cơ sở đó, bào cáo khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần quan tâm hơn
    nữa đến việc chăm lo cho những đối t-ợng yếu thế trong xã hội, đặc biệt là
    đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa . Nhìn chung, những công trình nghiên
    cứu của các nhà nghiên cứu n-ớc ngoài chủ yếu nghiên cứu d-ới giác độ nhân
    học, đề cao việc phát huy năng lực nội sinh của từng cộng đồng tộc ng-ời
    thiểu số, phát huy quyền tự quản của cộng đồng làng bản. Tuy không trực tiếp
    đề cập đến TCCSĐ ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nh-ng nhóm những công trình
    này mở ra cách nhìn đa chiều, khách quan về khu vực miền núi Tây Bắc trên
    các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tộc ng-ời, phục vụ thiết thực cho đề tài
    khi triển khai các nội dung nghiên cứu.
    Tóm lại, những nhóm công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp những
    t- liệu quan trọng về cách tiếp cận đối t-ợng nghiên cứu của đề tài. Tuy vậy, cho
    đến nay vẫn ch-a có công trình nào đi sâu nghiên cứu về nâng cao năng lực lãnh
    đạo và sức chiến đấu của loại hình TCCSĐ cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc.
    3. Mục tiêu, giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
    3.1. Mục tiêu
    - Nghiên cứu về thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
    TCCSĐ cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc từ năm 1992 đến nay.
    - Xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn để đề ra những định h-ớng và
    đề xuất giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ cấp
    xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc đáp ứng yêu cầu phát triển của các tỉnh miền
    núi Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay.
    3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    - Về thời gian: Đề tài lấy mốc mở đầu cho vấn đề nghiên cứu là từ khi
    thực hiện Nghị quyết Trung -ơng lần thứ ba khóa VII (tháng 6-1992) Về một 12
    số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng (Nghị quyết đã nhấn mạnh mục tiêu
    cơ bản của công tác xây dựng đảng trong thời kỳ đổi mới ở n-ớc ta là nâng
    cao năng lực lãnh đạo của Đảng, của TCCSĐ). Từ năm 1992 đến nay, việc
    quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung -ơng lần thứ ba khóa VII và các nghi
    quyết Trung -ơng tiếp theo về công tác xây dựng Đảng đã tạo ra những
    chuyển biến quan trọng trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
    của TCCSĐ nói chung và TCCSĐ cấp xã nói riêng đã thực sự trở thành nhiệm
    vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng ở n-ớc ta. Những định h-ớng và
    giải pháp mà đề tài nêu ra sẽ phục vụ cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo và
    sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã tại các tỉnh miền núi Tây Bắc trong 10 năm
    tiếp theo, tức là từ năm 2011 đến năm 2020.
    - Về không gian: các tỉnh miền núi Tây Bắc n-ớc ta (tr-ớc đây) gồm 6
    tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái nh-ng đề tài
    tập trung khảo sát điểm trên một số địa bàn có khả năng phản ánh rõ nét và
    toàn diện nhất về những điều kiện thuận lợi, khó khăn, những nhân tố ảnh
    h-ởng tới thực trạng việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
    TCCSĐ cấp xã tại các tỉnh miền núi Tây Bắc từ năm 1992 đến 2010. Cụ thể,
    đề tài tiến hành khảo sát điểm tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu; mỗi
    tỉnh chọn một số huyện điểm để khảo sát.
    4. Ph-ơng pháp nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu trên cơ sở vận dụng ph-ơng pháp luận chủ nghĩa Mác -
    Lênin, phép biện chứng duy vật lịch sử.
    Đề tài thuộc dạng nghiên cứu tổng kết thực tiễn nên sử dụng chủ yếu
    ph-ơng pháp lịch sử và ph-ơng pháp lôgíc, ngoài ra đề tài kết hợp các ph-ơng
    pháp sau:
    - Ph-ơng pháp thu thập và ph-ơng pháp phân tích: sử dụng để thu thập
    và phân tích các nguồn dữ liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề
    tài. Bao gồm các tài liệu nh-: Văn kiện đại hội, hội nghị Trung -ơng Đảng;
    nghị quyết của Đảng bộ các tỉnh, huyện ở Tây Bắc, sách, báo chí đề cập đến
    công tác xây dựng chỉnh đốn, đổi mới Đảng, đặc biệt là về nâng cao năng lực
    lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. Báo cáo của các tỉnh, huyện miền núi
    Tây Bắc tổng kết việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của 13
    TCCSĐ cấp xã từ năm 1992 đến năm 2010 sẽ đ-ợc thu thập phân tích phục vụ
    các nội dung nghiên cứu sau: Đ-ờng lối, chủ tr-ơng của Đảng trong chỉ đạo
    việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã ở các
    tỉnh miền núi Tây Bắc những năm qua; Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức
    chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc.
    - Ph-ơng pháp nghiên cứu định l-ợng: sử dụng trong thu thập các thông
    tin cần thiết về những yếu tố tác động đến chất l-ợng việc nâng cao cao năng
    lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc
    những năm qua. Nhằm định l-ợng đ-ợc vấn đề nghiên cứu, kỹ thuật đ-ợc sử
    dụng chủ yếu là tiến hành khảo sát thực tế về chất l-ợng hoạt động của
    TCCSĐ cấp xã trong đề ra nghị quyết và chỉ đạo thực hiện nghị quyết về phát
    triển kinh tế - xã hội; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tộc ng-ời; giữ vững
    an ninh quốc phòng trên địa bàn các tỉnh miền núi Tây Bắc những năm qua.
    - Ph-ơng thức nghiên cứu định tính: sử dụng để xây dựng các câu hỏi
    mở, thu thập các nguồn thông tin ẩn qua việc nghiên cứu tổng hợp, phỏng vấn
    sâu về những vấn đề liên quan đến đánh giá thực trạng và việc nâng cao năng
    lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã thuộc các tỉnh miền núi Tây
    Bắc từ năm 1992 đến năm 2010.
    - Ph-ơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: Qua các cuộc hội thảo, các
    cuộc toạ đàm, phỏng vấn các nhà khoa học, các chuyên gia có kiến thức lý
    luận và thực tiễn, các vị lãnh đạo, đội ngũ cán bộ phụ trách công tác xây dựng
    Đảng, xây dựng TCCSĐ cấp xã tại các tỉnh miền núi Tây Bắc . đề tài thu nhập
    thông tin và ý kiến đánh giá về thực trạng chất l-ợng năng lực và sức chiến
    đấu của TCCSĐ cấp xã tại các tỉnh miền núi Tây Bắc những năm qua. Từ thực
    trạng đó, trên cơ sở ý kiến của các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực
    tiễn, đề tài tổng kết đề ra các định h-ớng, giải pháp khả thi cho việc nâng cao
    chất l-ợng TCCSĐ cấp xã tại các tỉnh Tây Bắc hiện nay.
    - Ph-ơng pháp thống kê toán học: ph-ơng pháp này đ-ợc sử dụng để xử
    lý các số liệu có liên quan đã đ-ợc tập hợp, phân tích trong các tài liệu nh-
    sách, báo, tạp chí và trong quá trình khảo sát thực tiễn trên địa bàn nghiên
    cứu của đề tài.
    5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho việc
    đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã các
    tỉnh miền núi Tây Bắc hiện nay.
    - Khuyến nghị sửa đổi, bổ sung những cơ chế, ph-ơng thức bất cập ảnh
    h-ởng đến chất l-ợng việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
    TCCSĐ cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc.
    Đề tài sẽ chuyển giao trực tiếp kết quả nghiên cứu cho Ban Chỉ đạo phát
    triển bền vững khu vực Tây Bắc; Tỉnh uỷ các tỉnh thuộc khu vực miền núi Tây
    Bắc; Học viện CT - HC Quốc gia Hồ Chí Minh.
    6. Kết cấu tổng quan
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tổng quan
    khoa học của đề tài đ-ợc kết cấu thành 3 ch-ơng:
    Ch-ơng 1: Vị trí, tầm quan trọng của TCCSĐ cấp xã và những yêu cầu
    đặt ra đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ
    cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc hiện nay.
    Ch-ơng 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ
    cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay.
    Ch-ơng 3: Định h-ớng và giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao năng lực
    lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc
    trong giai đoạn hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...