Thạc Sĩ Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam (Khảo sát nghiên cứu ở Hà Nội)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam (Khảo sát nghiên cứu ở Hà Nội)
    Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 62.34.01.02
    Nghiên cứu sinh : Trần thị Phương Hiền Mã NCS: NCS30.82QT
    Người hướng dẫn : GS.TS. Đàm Văn Nhuệ
    Cơ sở đào tạo : Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

    * Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    Thứ nhất, thông qua phân tích so sánh các quan điểm về “năng lực”, luận án đã luận giải sự khác biệt giữa các thuật ngữ “năng lực” được sử dụng trên thế giới. Luận án cũng đã tổng hợp các quan điểm phân biệt quản trị và lãnh đạo, đúc kết vai trò của năng lực lãnh đạo đối với cương vị quản trị, điều hành nhằm giúp các nhà quản trị điều hành Việt Nam tránh nhầm lẫn và đánh đồng hoạt động quản trị và lãnh đạo là một để có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn.
    Thứ hai, luận án kết hợp các lý thuyết về mô hình năng lực cá nhân, năng lực lãnh đạo, các lý thuyết về lãnh đạo để xây dựng và kiểm định mô hình phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của CEO tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu được đề xuất thích hợp với bộ dữ liệu khảo sát. Các giả thuyết đề ra được chấp nhận với mức độ tác động của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của CEO tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp khác nhau, trong đó yếu tố “DO” – hành động lãnh đạo có tác động mạnh nhất, tiếp đến là yếu tố“BE” – tố chất lãnh đạo và cuối cùng là yếu tố “KNOW” – kiến thức lãnh đạo.
    * Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    Thứ nhất, kết quả khảo sát 419 CEO và 600 người “sát sườn” với đội ngũ CEO đó ở 419 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho thấy đội ngũ CEO Việt Nam và đội ngũ “sát sườn” đều có “tiếng nói chung” khi đánh giá về tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo cũng như các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của CEO. Tuy nhiên, đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của bản thân đội ngũ CEO Việt Nam có khuynh hướng cao hơn đội ngũ “sát sườn”. Điều này cho thấy CEO cần phải quan tâm tới đánh giá về năng lực lãnh đạo của mình từ nhiều bên hữu quan để có được thông tin hữu ích nhằm củng cố, cải thiện năng lực lãnh đạo của mình.
    Thứ hai, luận án đề xuất các giải pháp dựa trên ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của CEO tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã được xác định. Theo đó, để nâng cao năng lực lãnh đạo, đội ngũ CEO Việt Nam cần: (1) Bồi dưỡng và rèn luyện các tố chất lãnh đạo được phát hiện trong nghiên cứu như: đạo đức, trách nhiệm, sáng tạo, nhạy cảm, linh hoạt, kiên định, khiêm nhường ; (2) Trau dồi các kiến thức về lãnh đạo bằng cách tự học hoặc tham gia vào các khoá đào tạo ở các cơ sở đào tạo tại Việt Nam được thiết kế theo chủ đề như: nâng cao năng lực lãnh đạo và điều hành của CEO, nghề CEO hoặc đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các doanh nghiệp nước ngoài; (3) Thể hiện có ý thức các tố chất và kiến thức lãnh đạo vào thực tiễn hành động lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp để nâng cao chất lượng hành động lãnh đạo của mình nhằm “chèo lái” doanh nghiệp thành công và phát triển lâu dài. Các hành động lãnh đạo được quan tâm cụ thể ở đây là: tạo dựng tầm nhìn được chia sẻ, khuyến khích sự tham gia, chấp nhận thử thách, làm gương cho cấp dưới và truyền nhiệt huyết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...