Tài liệu Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 1

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lí do nghiên cứu đề tài:
    Bước sang thế kỉ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ lượng tri thức khoa học tăng lên theo cấp số nhân, khoảng cách giữa phát minh lí thuyết và ứng dụng chúng trong thực tế ngày càng rút ngắn lại. Sự phát triển đó đă ảnh hưởng lên tất cả các mặt văn hoá- kinh tế- chính trị trong đó có giáo dục. Giáo dục đóng một vai tṛ lớn trong việc phát huy tiềm năng trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đưa nước ta tiến lên nhanh, vững vàng hội nhập kinh tế quốc tế và sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
    Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhu cầu của thực tiễn xă hội đ̣i hỏi con người mới phải là con người có năng lực tri thức (năng lực trí tuệ), năng lực giải quyết vấn đề trong môi trường sống luôn biến động. V́ vậy giáo dục nước nhà cần phải có sự đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy, nhà trường phải tổ chức hoạt động dạy và học như thế nào để sau khi ra trường học sinh có khả năng tự học, tự thích nghi với hoàn cảnh mới muốn vậy phải đạt mục tiêu “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng độn sáng tạo, h́nh thành nhân cách con người Việt Nam xă hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách, trách nhiệm công dân; chuẩn bị chho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 27- Luật Giáo dục của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 38/2005/ QH 10 ngày 14- 6- 05).
    Để đạt mục tiêu đó, ngành giáo dục kết hợp với cấp uỷ, chính quyền tích cực thực hiện các biện pháp phát triển giáo dục. Ngành luôn chú trọng thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện đổi mới chương tŕnh nội dung sách giáo khoa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc thực hiện mục tiêu trên là chưa hiệu quả, đặc biệt là môn Công nghệ ở các trường phổ thông. Do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan nên việc học tập môn Công nghệ của học sinh vẫn thiên về lí thuyết, học sinh ít được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực hành, thực nghiệm, sử dụng và làm quen với qui tŕnh sản xuất kĩ thuật cụ thể, ít được tiếp xúc với các thiết bị ki thuật, chưa được tham gia vào lao động sản xuất thực tế. V́ vậy học sinh không hứng thú học tập, khả năng tư duy, năng lực vận dụng kiến thức kĩ thuật vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề kĩ thuật c̣n yếu. Là sinh viên sắp ra trường, sẽ trực tiếp giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường phổ thông, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của ḿnh vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học môn học, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục trong thời đại mới, dạy học theo hướng phát huy tích cực, tự lực của người học nhằm đưa học sinh vào chủ thể của hoạt động qua đó năng lực nhận thức của học sinh được h́nh thành ngay khi học tập trong nhà trường góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh khi rời khỏi ghế nhà trường tiếp tục học tập chuyên sâu hoặc tham gia vào lao động sản xuất.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm h́nh thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học Công nghệ 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    - Năng lực kĩ thuật
    - Một số biện pháp h́nh thành năng lực kĩ thuật cho học sinh ở trường phổ thông
    4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
    4.1. Nhiệm vụ:
    Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiêmj vụ của đề tài phải giải quyết các vấn đề sau:
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của năng lực và con đường h́nh thành năng lực kĩ thuật
    - Nghiên cứu thực trạng quá tŕnh dạy và học môn Công nghệ ở trường phổ thông
    - Đặc điểm môn Công nghệ 11
    - Thiết kế bài dạy theo hướng h́nh thành và phát triển năng lực kĩ thuật thông qua một số bài học cụ thể thuộc chương tŕnh Công nghệ 11
    - Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của đề tài
    4.2. Phạm vi nghiên cứu:
    - Năng lực kĩ thuật, biện pháp phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ 11 ở trường phổ thông.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu thu thập thông tin khoa học liên quan đến năng lực kĩ thuật, biện pháp h́nh thành và phát triển năng lực kĩ thuật.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm.

    6. Cấu trúc của khoá luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
    Chương 2: Đề xuất một số biện pháp và vận dụng để h́nh thành và phát triển năng lực kĩ thuật trong dạy học Công nghệ 11
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


    PHẦN NỘI DUNG
    Chương I
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

    1. Cơ sở lí luận của đề tài:
    1.1. Năng lực:
    1.1.1. Khái niệm về năng lực:
    Theo tâm lí học: Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt.
    Một con người cụ thể khi đứng trước những yêu cầu của một hoạt động, thực hiện một công việc xác định, nếu nhờ những đặc điểm tâm lí và sinh lí của ḿnh để có thể giải quyết tố những yêu cầu của hoạt động hay của công việc đó th́ có thể kết luận rằng người ấy có năng lực giải quyết công việc đó. Như vậy, có thể thấy năng lực là sự tương xứng giữa một bên là đặc điểm tâm- sinh lí của một con người và một bên là những yêu cầu cụ thể của hoạt động đối với người đó. Sự tương xứng đó là điều kiện để con người hoàn thành công việc mà hoạt động phải thực hiện.
    Như vậy, con người sinh ra ai cũng có một năng lực nhất định, không có năng lực này th́ có năng lực khác. Mỗi người có thể có nhiều loại năng lực khác nhau, năng lực này có thể tồn tại ở trạng thái lặn, năng lực khác lại ở trạng thái trội, tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh lí và yêu cầu của mỗi công việc. Năng lực được h́nh thành nhờ có sự học hỏi, luyện tập và ư thức vươn lên. Điều này đ̣i hỏi người giáo viên khi dạy học phải biết khơi dậy năng lực tiềm tàng sẵn có trong học sinh. Tuy nhiên, để phát triển năng lực ở học sinh th́ bản thân học sinh phải có tư chất, đó chính là đặc điểm về tâm- sinh lí hệ thần kinh của con người. Tư chất là điều kiện tự nhiên cần thiết để h́nh thành và phát triển năng lực. Các tư chất là bẩm sinh c̣n năng lực được h́nh thành và phát triển qua quá tŕnh hoạt động. Năng lực gắn liền và phụ thuộc hữu cơ với các tri thức và kĩ năng của con người. Con người càng hiểu biết nhiều về một lĩnh vực nào đó th́ năng lực hoạt động về mặt này của họ càng phát triể nhanh.
    1.1.2: Các mức độ của năng lực:
    Dựa vào tốc độ tién hành một hoạt động và kết quả đạt được của hoạt động, người ta chia năng lực thành ba mức độ khác nhau: năng lực, tài năng, thiên tài.
    - Năng lực: Là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.
    - Tài năng: Là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành sáng tạo một hoạt động nào đó.
    - Thiên tài: Là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất về thực hiện hoạt động hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.
    1.1.3: Phân loại năng lực:
    Dựa vào mục đích đáp ứng trong thực tiễn của các hoạt động mà năng lực được chia làm hai loại: năng lực chung và năng lực riêng biệt.
    - Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như: Năng lực giao tiếp, năng lực trí tuệ là những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả.
    - Năng lực riêng biệt (c̣n gọi là năng lực chuyên biệt hay năng lực chuyên môn) là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao. Chẳng hạn như: năng lực toán học, năng lực thơ văn, năng lực kĩ thuât, năng lực âm nhạc, năng lực sư phạm
    Hai loại năng lực chung và năng lực riêng luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
    1.1.4: Mối quan hệ giữa năng lực với tư chất, với thiên hướng và với tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
    a. Mối quan hệ giữa năng lực với tư chất:
    Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lí bẩm sinh của bộ năo, của hệ thần kinh, của cơ quan phân tích. Nó tạo nên sự khác biệt giữa con người với nhau. Ngoài những yếu tố bẩm sinh, di truềyn, trong tư chất c̣n chúa đựng những yếu tố tự tạo trong cuộc sống cá thể. Đặc điểm di truyền có được bảo tồn và thể hiện ở thế hệ sau hay không, và thể hiện ở mức độ nào, điều đó hoàn toàn do hoàn cảnh sống quyết định.
    Như vậy tư chất là một trong những điều kiên h́nh thành năng lực, nhưng tư chất không qui định trước sự phát triển của các năng lực. Trên cơ sở của tư chất, có thể h́nh thành những năng lực khác nhau. Trong hoạt động, những tiền đề bẩm sinh được phát triển nhanh chóng, những yếu tố chưa hoàn thiện sẽ tiếp tục được hoàn thiện thêm và những cơ chế bù trừ được h́nh thành để bù đắp cho những khuyết nhược của cơ thể.
    b. Mối quan hệ giữa năng lực với thiên hướng:
    Thiên hướng là một khuynh hướng của cá nhân đối với một loại hoạt động nào đó.
    Thiên hướng về một loại hoạt động nào đó nà năng lực đối với hoạt động ấy thường ăn khớp với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thiên hướng mănh liệt của con người đối với một loại hoạt động nào đó có thể coi là dấu hiệu của những năng lực đang h́nh thành và phát triển.
    c. Mối quan hệ giữa năng lực với tri thức, kĩ năng, kĩ xảo:
    Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong lĩnh vực đó. Cùng với năng lực th́ tri thức, kĩ nẵng, kĩ xảo thích hợp cũng rất cần thiết cho việc thực hiện có kết quả một hoạt động. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo không đồng nhất với năng lực, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Ngược lại năng lực góp phần làm cho việc tiếp thu tri thức, h́nh thành kĩ năng và kĩ xảo tương ứng với lĩnh vực của năng lực đó được nhanh chónh và dễ dàng hơn.
    Như vậy, giữa năng lực và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có sự thống nhất biện chứng, nhưng không đồng nhất. Một người có năng lực trong một lĩnh vực nào đấy có nghĩa là đă có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định của lĩnh vực này. Ngược lại khi đă có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thuộc một lĩnh vực nào đó không hẳn sẽ có được năng lực về lĩnh vực đó bởi năng lực chỉ được h́nh thành trong hoạt động cụ thể. Năng lực của mỗi người dựa trên cơ sở tư chất nhưng điều chủ yếu là năng lực h́nh thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động của rèn luyện, dạy học và giáo dục.
    1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự h́nh thành và phát triển năng lực:
    Quá tŕnh h́nh thành và phát triển năng lực là thành tố của quá tŕnh h́nh thành và phát triển nhân cách, tuân theo qui luật chung của sự phát triển nhân cách. Năng lực, nhân cách không phải là cái bẩm sinh mà là được h́nh thành bộc lộ và phát triển trong quá tŕnh con người hoạt động và giao lưu, giao tiếp. Như V.I. Lenin đă khẳng định: “ Cùng với ḍng sữa mẹ, con người hấp tụ tâm lí, đạo đức của xă hội mà nó là thành viên”. Nhà tâm lí học Xô Viết nổi tiếng A.N.Lêonchiev cũng chỉ ra rằng: “ nhân cách cụ thể là nhân cách con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thề giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hoá xă hội do các thế hệ trước tạo ra,các quan hệ xă hội mà nó gắn bó”. Như vậy,năng lực, nhân cách của con người được h́nh thành và phát triển dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
    - Yếu tố tự nhiên- sinh học:
    Yếu tố tự nhiên- sinh học đề cập ở đây là nói đến vai tṛ của di truyền trong sự h́nh thành và phát triển năng lực. Di truyền là sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tinhsinh học đă có ở cha mẹ, là sự truyền lại của cha mẹ cho con cái những đặc điểm và những phẩm chất nhất định đă được ghi lại trong hệ thống gen. Di truyền tạo ra những điều kiện ban đầu để con người có thể hoạt động có kết quả trong một lĩnh vực nhât định. Ví dụ như cha mẹ có năng khiếu ca hát, hội hoạ những năng khiếu này di truyền ở con cái th́ giúp cho con cái thuận lợi hơn trong hoạt động ca hát, hội hoạ.
    Tuy nhiên, di truyền chỉ tạo nên tiền đề vật chất cho sự h́nh thành và phát triển năng lực. Sự thành công trong một lĩnh vực nào đó phần lớn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn, vào lao đông, rèn luyện cũng như việc tích luỹu kinh nghiệm của cá nhân.
    - Yếu tố môi trường- xă hội:
    Mỗi con người đều hoạt động trong một môi trường xă hội nhất định, môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, phương tiện, hành động và đặc biệt cho hoạt động của cá nhân với xă hội, nhờ đó cá nhân thu được những kinh nghiệm xă hội loài người, biến nó thành cái của ḿnh. Sự phát triển của cá nhân góp phần tích cực vào sự phát triển môi trường xung quanh đưa xă hội ngày càng tiến lên. Cũng thông qua môi trường sống, con người điều chỉnh hành vi của ḿnh cho phù hợp với chuẩn mực của xă hội, đem lại hiệu quả cao trong các hoạt động của ḿnh và năng lực ngày càng được phát triển.
    - Yếu tố giao tiếp:
    Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xă hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xă hội cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người. Các Mác đă chỉ ra rằng: “ Sự phát triển của một cá nhân được qui định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác và nó giao lưu một cách trực tiếp với họ”.
    Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xă hội, chuẩn mực xă hội, lĩnh hội nền văn hoá xă hội, chuẩn mữc xă hội hoàn thiện bản thân. Cũng thông qua giao tiếp con người được thể hiện khả năng của ḿnh góp phần xây dựng xă hội ngày càng hoàn thiện hơn.
    Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xă hội mà c̣n nhận thức được chính bản thân ḿnh, tự đối chiếu so sánh ḿnh với người khác, với chuẩn mực xă hội, tự đánh giá bản thân ḿnh. Thông qua giao tiếp khả năng tự ư thức được phát triển.
    - Yếu tố hoạt động của chủ thể:
    Hoạt động của cá nhân có vai tṛ quyết định trực tiếp đến sự h́nh thành và phát triển năng lực. Để h́nh thành và phát triển năng lực trong một lĩnh vực nào đó, cá nhân phải tham gia trực tiếp, học hỏi kinh nghiệm của loài người, lĩnh hội tiếp thu nền văn hoá xă hội một cách tích cực, say mê, kiên tŕ đi tới đích th́ mới đạt kết quả tốt. Nhiều nhà khoa học cho rằng: “ Thiên tài, chín mươi chín phần trăm là do lao động, chỉ một phần trăm là do bẩm sinh”. Như vậy bằng chính hoạt động của mỗi cá nhân mà cá nhân hoàn thiện năng lực của bản thân. Nếu cá nhân không trực tiếp tham gia hoạt động học tập, lao động, hoạt động xă hội, hoạt động nghề nghiệp th́ không thể h́nh thành và phát triển năng lực.
    Hoạt động có vai tṛ quyết định sự h́nh thành và phát triển năng lực nên trong công tác giáo dục cần làm phong phú nội dung, h́nh thức, cách tổ chức hoạt động sao cho thực sự lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động đó.
    - Yếu tố giáo dục, dạy học:
    Giáo dục là một hiện tượng xă hội, là quá tŕnh tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng đến con người đưa đến sự h́nh thành và phát triển nhân cách (trong đó có năng lực).
    Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự h́nh thành và phát triển năng lực. V́ giáo dục là quá tŕnh tác động có mục tiêu xác định, h́nh thành ở người học những năng lực cần đạt được phù hợp với chuẩn mực của xă hội. Giáo dục góp phần tạo cho thế hệ trẻ sự phát triển nhanh, mạnh hướng vào tương lai.
    Sự h́nh thành và phát triển năng lực của học sinh phải thông qua chính hoạt động của học sinh trong mối quan hệ với cộng đồng. Bởi vậy, nhà trường hiện đại phải là nhà trường hoạt động lấy hoạt động của học sinh là động lực chính để đạt mục đích đào tạo. Chỉ có dạy học trong nhà trường mới có khả năng tạo ra những hoạt động đa dạng, phong phú cần thiết, tạo điều kiện để phát triển những năng lực khác nhau ở học sinh, phù hợp với năng khiếu bẩm sinh của họ và phù hợp với yêu cầu của xă hội. Tuy nhiên cũng cần phải chú ư tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh giao lưu với các thành viên khác trong nhà trường, gia đ́nh và xă hội.
    Bằng những hoạt động trong nhà trường sẽ giúp học sinh sớm ư thức được những yêu cầu của xă hội đối với hoạt động của mỗi người trong những lĩnh vực khác nhau Hơn thế c̣n giúp cho việc định hướng học sinh phát huy được khả năng, năng lực của ḿnh.
    Trong dạy học có khả năng định hướng thúc đẩy phát triển năng lực của học sinh nhưng cần khắc phục t́nh trạng g̣ ép học sinh theo khuôn mẫu cứng nhắc v́ như vậy sẽ làm hạn chế sự phát triển đa dạng ở học sinh. Cần tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự lực để chiếm lĩnh tri thức, h́nh thành và phát triển năng lực.
    1.2. Năng lực kĩ thuậ (NLKT):
    1.2.1. Khái niệm:
    Năng lực kĩ thuật là tổ hợp những yếu tố tâm sinh lí cá nhân đáp ứng những đ̣i hỏi của một hoạt động kĩ thuật nào đó.
    Như vậy, NLKT thuộc năng lực chuyên môn, có phạm vi rộng, do đó nó có thể bao gồm nhiều năng lực chuyên biệt (phạm vi hẹp).
    1.2.2. Cấu trúc của năng lực kĩ thuật:
    NLKT là sự thể hiện tương xứng giữa một bên là tổ hợp những thuộc tính tâm- sinh lí cá nhân con người và một bên là những yêu cầu của một dạng hoạt động kĩ thuật cụ thể nào đó đặt ra cho con người trong lao động, sản xuất. Nhờ có những thuộc tính nhất định con người đạt được những kết quả tốt đẹp trong hoạt động kĩ thuật. Như vậy, NLKT phải được thể hiện trong kết quả của hoạt động kĩ thuật, công nghệ. Khi mục đích của hoạt động kĩ thuật, công nghệ nào đó được đặt ra và người học đi tới mục đích đó bằng chính hoạt động của ḿnh th́ người đó được coi là có năng lực kĩ thuật.
    Cấu trúc của NLKT gồm 3 khâu thành phần nằm trong mối quan hệ tương hỗ. Đó là các khâu: khâu nhận thức kĩ thuật, khâu thiết kế kĩ thuật, khâu vận dụng kĩ thuật. Mối quan hệ tương hỗ giữa các khâu được thể hiện qua sơ đồ sau:
    Nhận thức kĩ thuật
    [​IMG]


    [​IMG] Thiết kế kĩ thuật Vận dụng kĩ thuât
    Những khâu trên của NLKT không nằm tách biệt mà đó là những quá tŕnh xen kẽ lẫn nhau. Trong thiết kế có nhận thức, trong vận dụng lại có sự thiết kế hoặc có sự nhận thức. Để thiết kế kĩ thuật th́ cần phải có những hiểu biết, phải có kiến thức về kĩ thuật, phải có sự nhận thức. Cũng chính từ sự nhận thức kĩ thuật th́ mới tiến hành vận dụng và sự vận dụng đó chính là vận dụng những thiết kế kĩ thuật.
    1.2.3 Đặc điểm của năng lực kĩ thuật:
    NLKT thuộc phạm trù của năng lực nói chung, do đó NLKT cũng mang những đặc điểm chung của năng lực. Đó là: Nó có sự kết hợp nhiều đặc điểm tâm lí với đặc điểm sinh lí; có sự tụ hội nhiều yếu tố kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo kinh nghiệm và sẵn sàng hoạt động; có sự ảnh hưởng của yếu tố bẩm sinh nhưng chỉ được h́nh thành thông qua hoạt động rèn luyện của chủ thể. Bên cạnh đó NLKT c̣n có những đặc điểm riêng:
    1.2.3.1. Năng lực kĩ thuật dùng yếu tố tư duy kĩ thuật là yếu tố hạt nhân chủ đạo trong mọi khâu thành phần:
    Tư duy kĩ thuật (TDKT) có vai tṛ quan trọng trong việc h́nh thành và phát triển NLKT. Để hoàn thành tốt một hoạt động kĩ thuật th́ con người cần đọc được và hiểu được những bản vẽ, sơ đồ, mô h́nh kĩ thuật. Tuy nhiên để làm những việc đó, con người phải có TDKT đó là tư duy khái niệm, tư duy h́nh ảnh, tư duy thao tác. Cá nhân phải có TDKT th́ mới đảm bảo có NLKT thực sự.
    Bên cạnh TDKT th́ trí tưởng tượng kĩ thuật cũng giữ vai tṛ chủ đạo. Trí tưởng tượng (gồm thành phần khái niệm và h́nh ảnh) có ư nghĩa lớn lao trong việc đọc các bản vẽ kĩ thuật,các sơ đồ nguyên lí hoạt động của các cơ cấu, hệ thống, máy móc.
    1.2.3.2. Năng lực kĩ thuật dùng óc quan sát và trí nhớ trực quan là yếu tố điểm tựa ở trong mọi hoạt động ở các khâu thành phần.
    Óc quan sát tức là phải biết tập trung chú ư và có khẳ năng nhận thức rơ ràng các sự kiện và ư nghĩa của chúng. Óc quan sát tốt dẫn đến h́nh thành năng lực quan sát, khả năng xem xét nh́n nhận vấn đề, hiện tượng tốt hơn. Trước một sự vật, hiện tượng nếu tập trung chú ư th́ có thể t́m ṭi ra những phát hiện mới, đồng thời có ư thức t́m hiểu những kiến thức liên quan đến hiện tượng và ư nghĩa của nó.
    Trí nhớ trực quan đóng vai tṛ điểm tựa của NLKT. Trong tâm lí học, trí nhớ được biểu hiện là sự ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những ǵ cá nhân thu được trong hoạt động sống của ḿnh.
    Theo các nhà nghiên cứu, sự tiếp thu tri thức đạt được thọng qua tri giác là:
    Qua nếm (vị giác): 1%
    Qua sờ (xúc giác): 1,5%
    Qua ngửi (khướu giác): 3,5%
    Qua nghe (thính giác): 11%
    Qua nh́n (thị giác): 83%
    Qua những số liệu này t́ có thể nhận thấy phương tiện trực quan đóng vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh thu nhận thông tin.
    Và cũng theo các nhà nghiên cứu tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học là:
    Nghe được: 20%
    Nh́n được: 30%
    Nghe và nh́n: 50%
    Nói được: 80%
    Làm được: 90%
    Qua đó, càng nhận thấy nếu để trực tiếp cá nhân thực hiện các hoạt động th́ khả năng hiểu và thu nhận kiến thức nhiều và năng lực về hoạt động ấy được h́nh thành và phát triển.
    Như vậy, óc quan sát và trí nhớ trực quan là yếu tố điểm tựa của NLKT, quan trọng đối với các hoạt động kĩ thuật bởi khi học kĩ thuật học sinh thường được làm quen với nhiều h́nh vẽ, bản vẽ, sơ đồ, mô h́nh, vật thật Và với kiến thức vừa mang tính cụ thể vừa mang tính trừu tượng học sinh cần có óc quan sát tốt và trí nhớ trục quan tốt góp phần h́nh thành và phát triển NLKT.
    1.2.3.3. Năng lực kĩ thuật dung yếu tố khéo tay kĩ thuật và hứng thú kĩ thuật là yếu tố bổ trợ:
    Hứng thú có ư nghĩa rất quan trọng trong đời sống và trong hoạt động của con người. Có hứng thú trong một công việc nào đó làm cho con người trở nên say mê tích cực trong hoạt động và kết quả là công việc đạt hiệu quả cao. Nếu như một người được giao một công việc mà người đó không hứng thú không say mê th́ chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, chất lượng công việc không tốt. Chính v́ vậy để h́nh thành NLKT th́ hứng thú kĩ thuật cũng có tác động rất nhiều. Trong một hoạt động kĩ thuật, nếu cá nhân có ham muốn, say mê, thích thú học tập th́ chắc chắn rằng NLKT được h́nh thành.
    Tuy nhiên bên cạnh sự hứng thú kĩ thuật, trong các hoạt động kĩ thuật th́ sự khéo tay của người lao động cũng rất quan trọng. Nhờ sự khéo léo th́ chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn. Ví dụ như: Hai người cùng cùng được giao gia công một cái đục băng phương pháp nguội. Giả thiết rằng cả hai đều có tư duy tưởng tượng tốt và đều hứng thú với công việc. Nhưng khi làm xong sản phẩm sẽ có xự khác biệt, một cái sẽ có độ chính xác cao, nhẵn bóng hơn, tiến đọ hoàn thành sản phẩm nhanh hơn. Nguyên nhân có sự khác biệt đó là do sự khéo tay của người làm kĩ thuật.
    Như vậy, hứng thú và sự khéo tay của người lao động có tác động bổ trợ cho sự h́nh thành và phát triển NLKT. Trong qua tŕnh dạy học cần tạo sự say mê, hứng thú tích cực của học sinh đối với hoạt động kĩ thuật và rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác trong khi thiết kế, chế tạo sản phẩm kĩ thuật.
    1.2.4. Cơ chế h́nh thành năng lực kĩ thuật:
    Nhờ có những thuộc tính nhất định, con người đạt được những kết quả tốt đẹp trong hoạt động kĩ thuật, trong lao động sản xuất. Điều đó có nghĩa là năng lực kĩ thuật được thể hiện trong kết quả của hoạt động. Con người khi đứng trước một hoạt động kĩ thuật, xác định được mục đích của hoạt động và đi tới mục đích đó bằng chính hoạt động của ḿnh th́ người đó được coi là có năng lực kĩ thuật. Muốn h́nh thành năng lực kĩ thuật cá nhân phải thể hiện rơ ba yếu tố trong cấu trúc của năng lực kĩ thuật. Ba yếu tố đó là: năng lực nhận thức kĩ thuật, năng lực thiết kế kĩ thuật, năng lực vận dụng kĩ thuật. Ba yếu tố này nằm trong mối quan hệ tương hỗ, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi đứng trước một hoạt động kĩ thuật, cá nhân cần phải có sự hiểu biết về hoạt động đó, đó chính là năng lực nhận thức kĩ thuật. Có hiểu biết về kiến thức kĩ thuật cá nhân mới có cơ sở để vận dụng vào thực tiễn và cao hơn nữa là tiến hành thiết kế kĩ thuật. Cá nhân có khả năng đạt được mục đích của hoạt động kĩ thuật bằng sự nỗ lực rèn luyện của chính bản thân ḿnh điều đó đồng nghĩa với việc cá nhân đă có năng lực kĩ thuật. Khi đă đạt được kết quả của hoạt động th́ cũng là lúc ở cá nhân đó đă có được ba yếu tố: nhận thức kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật, vận dụng kĩ thuật.
    1.2.5. Một số biện pháp h́nh thành và phát triển năng lực kĩ thuật:
    Để h́nh thành và phát triển NLKT cho học sinh, trong dạy học môn công nghệ cần đảm bảo những yêu cầu như:
    - Thực hiện tốt các biện pháp phát triển tư duy kĩ thuật kết hợp với đa dạng nội dung bài toán kĩ thuật vận dụng thiết kế.
    - Thường xuyên cập nhật thông tin kĩ thuật để bổ sung cho nội dung bài dạy cho sinh động hấp dẫn v́ nó có tính thời đại, đồng thời hướng dẫn học sinh biết cách khai thác thong tin mở rộng kiến thức thông qua các địa chỉ trên mạng, báo chí.
    - Tổ chức đa dạng các hoạt động nhận thức và vận dụng tri thức, các h́nh thức tổ chức dạy học tập thể, cá nhân hay theo nhóm học sinh trong các bài dạy học lí thuyết và dạy học thực hành, các buổi học chuyên đề tự chọn môn kĩ thuât. Đồng thời tổ chức các hoạt động ngoại khoá kĩ thuật, các dịp thi học sinh giỏi kĩ thuật và các nội dung thi khéo tay kĩ thuật để tạo điều kiện cho học sinh mở rộng kiến thức, bộc lộ năng khiếu có cơ hội sang tạo kĩ thuật và tŕnh bày kết quả.
    - Bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu kĩ thuật công nghệ trong quá tŕnh hướng dẫn học sinh nhận thức kĩ thuật để học sinh có khả năng được đóng vai tṛ của nhà nghiên cứu công nghệ. Có như vậy học sinh sẽ có hứng thú học tập hơn.
    - Tiến hành công việc kiểm tra đánh giá kết quả học kĩ thuật thông qua việc kiểm tra phải toàn diện với các nội dung kiểm tra phải có tính thiết thực, h́nh thức phong phú đồng thời dạy cho học sinh biết cách tự kiểm tra để đánh giá kết quả đă thực hiện của ḿnh.
    1.2.6 Cách kiểm tra đánh giá năng lực kĩ thuật:
    Khi tiến hành một hoạt động kĩ thuật, bằng hoạt động của chính ḿnh cá nhân đạt được kết quả nhất định. Như vậy ở cá nhân đó đă h́nh thành năng lực nhất định. Trong dạy học, để biết năng lực kĩ thuật đă được h́nh thành ở mức độ nào đối với học sinh th́ người giáo viên phải tiến hành kiểm tra đánh giá.
    Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích:
    - Xác định mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, t́nh trạng kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh đối với yêu cầu của môn học.
    - Khẳng định năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và của tập thể lớp, tạo cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận thức rơ những điểm mạnh và điểm yếu của ḿnh để tiếp tục phấn đấu và khắc phục.
    - Thông qua kiểm tra đánh giá, giáo viên căn cứ vào kết quả thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của ḿnh tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
    Những phương pháp kiểm tra thường sử dụng trong dạy học là:
    - Kiểm tra bằng quan sát: bao gồm quan sát thường xuyên và quan sát sự tŕnh diễn của học sinh.
    - Kiểm tra viết: bao gồm:
    Trắc nghiệm tự luận: gồm có bài viết, tiểu luận, luận văn.
    Trắc nghiệm khách quan: bao gồm các dạng câu hỏi như: nhiều lựa chọn, đúng- sai, ghép đôi, điền khuyết.
    - Kiểm tra vấn đáp: Gồm vấn đáp thuần túy, vấn đáp kết hợp.
    Để đánh giá năng lực kĩ thuật của học sinh, có thể sử dụng các cách như sau:
    1. Sử dụng phối hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau như: vấn đáp, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan, thực hiện thao tác thực hành kĩ thuật (thiết kế, chế tạo, vận dụng, bảo dưỡng .).
    2. Sử dụng các câu hỏi, các bài toán có yêu cầu tổng hợp, khái quát hóa, vận dụng lí thuyết đă học vào thực tiễn.
    3. Trong các giờ học thực hành chú ư quan sát sự nhanh nhẹn, sự linh hoạt tháo vát trong hoạt động thực hành của học sinh.
    Năng lực kĩ thuật không thể h́nh thành trong thời gian ngắn mà phải thông qua cả quá tŕnh phấn đấu rèn luyện của học sinh. Do vậy, để đánh giá chính xác mức độ của năng lực kĩ thuật ở học sinh, giáo viên có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau như:
    - Quan sát người học: Bao gồm quan sát trực tiếp hoặc thông qua các thiết bị như camera, máy ghi âm.
    - Hỏi đáp trực tiếp về các vấn đề liên quan đến nội dung cần đánh giá.
    - Trao đổi tṛ chuyện với học sinh về những kiến thức có liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật.
    - Nghe học sinh tŕnh bày, thảo luận với người khác về vấn đề liên quan đến nội dung hoặc năng lực cần đánh giá.
    - Quan sát thao tác thực hành, sự linh hoạt của học sinh thông qua các bài thực hành.
    - Đánh giá những bài tập mà học sinh vừa hoàn thành.
    Để đánh giá chính xác năng lực của học sinh và đảm bảo khách quan, giáo viên cần nắm rơ cách thức đánh giá đồng thời cũng cho học sinh biết rơ nững căn cứ, cách thức đánh giá đó để học sinh đồng t́nh với kết quả kiểm tra đánh giá.
    1.3 Tư duy kĩ thuật (TDKT):
    1.3.1. Khái niệm:
    Thế giới xung quanh tồn tại nhiều cái mà con người chưa biết. Nhiệm vụ của cuộc sống và hoạt động thực tiễn luôn đ̣i hỏi con người phải t́m hiểu những cái chưa biết, và hiểu về những cái chưa biết đó ngày càng sâu sắc, đúng đắnvà chính xác hơn. Cụ thể là phải t́m ra được cái bản chất và những qui luật tác động của chúng. Quá tŕnh nhận thức đó được gọi là tư duy. Vậy tư duy là một quá tŕnh tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có t́nh qui luật của sự vvật hiện tượng trong hiện thực khách quan, mà trước đó ta chưa biết.
    Đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu về TDKT nhưng cho đến nay chưa đi đến một định nghĩa thống nhất. Một cách tổng quát có thể hiểu: TDKT là sự phản ánh khái quát các nguyên lí kĩ thuật, các quá tŕnh kĩ thuật, các thiết bị kĩ thuật dưới dạng các mô h́nh kết cấu kĩ thuật nhằm giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong thực tế sản xuất. Do đó TDKT là loại tư duy xuất hiện trong lĩnh vực lao động kĩ thuật nhằm giải quyết những bài toán (nhiệm vụ) có tính chất kĩ thuật trong sản xuất.
    1.3.2. Cấu trúc của tư duy kĩ thuật:
    TDKT được cấu trúc bởi ba thành phần: thành phần khái niệm kĩ thuật, thành phần h́nh ảnh kĩ thuật, thành phần thao tác kĩ thuật. ba thành phần này có mối quan hệ tương hỗ, có thể biểu hiện qua sơ đồ sau:
    [​IMG][​IMG] Khái niệm (lí thuyết)


    [​IMG] H́nh ảnh (trực quan) Thao tác (thực hành)
    - Thành phần khái niệm kĩ thuật thường được h́nh thành thông qua các bài học về lí thuyết kĩ thuật.
    - Thành phần h́nh ảnh kĩ thuật được h́nh thành trong tư duy thông qua việc quan sát các phương tiện trực quan như các cơ cấu, thiết bị sản phẩm kĩ thuật là vật thật hay thông qua h́nh ảnh ở tranh vẽ, ảnh chụp, mô h́nh, mô phỏng
    - Thành phần thao tác kĩ thuật của tư duy có được phải thông qua thực hành kĩ thuật, thông qua việc thực hiên thực hành các qui tŕnh công nghệ, thực hành tháo lắp, lắp ráp kiểm tra, bảo dưỡng.
    Trong quá tŕnh tư duy để giải quyết vấn đề đó là nhiệm vụ học tập nếu như chỉ dựa vào từng thành phần của tư duy kĩ thuật ta có các loại tư duy như:
    - TDKT để việc giải quyết vấn đề dựa trên các khái niệm kĩ thuật, các mối quan hệ logic và gắn bó với ngôn ngữ c̣n được gọi là tư duy trừu tượng.
    - TDKT để việc giải quyết vấn đề dựa trên h́nh ảnh trực quan (kể cả biểu tượng) của đối tượng kĩ thuật c̣n được gọi là tư duy trực quan.
    - TDKT để giẩi quyết vấn đề bằng thao tác vật chất hướng vào việc giải quyết các t́nh huống cụ thể, c̣n được gọi là tư duy thao tác.
    1.3.3. Đặc điểm của tư duy kĩ thuật:
    TDKT là thành phần của tư duy nói chung, do vậy TDKT cung mang những đặc điểm của tư duy nói chung đó là:
    - TDKT cũng dung ngôn ngữ làm phương tiện: Nếu không có ngôn ngữ th́ bản thân quá tŕnh tư duy không diễn ra được đồng thời sản phẩm của tư duy không được tiếp nhận.
    - TDKT phản ánh khái quát gián tiếp, có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: Tư duy phát hiện bản chất sự vật, hiện tượng và qui luật giữa chúng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện và các kết quả nhận thức của loài người và kinh nghiệm của cá nhân tu được. Tính gián tiếp của tư duy c̣n thể hiẹn ở chơ nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ.Tư duy dựa vào nhận thức cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy và hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng các khái niệm qui luật. Ngược lại tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến quá tŕnh nhận thức cảm tính. F. Ănghen dă nói: “ Nhập vào với con mắt của chúng ta chẳng những có các cảm giác khác, mà c̣n có cả hoạt động tư duy của ta nữa”.
    - TDKT c̣n mang tính trừu tượng: Tư duy phản ánh cái bản chất, chung cho nhiều sự vật hợp thành một nhóm, một loại, một phạm trù đồng thời trừu xuất khỏi những sự vật đó những cái cụ thể, cá biệt.
    Ngoài những đặc điểm chung của tư duy th́ TDKT c̣n có 4 đặc điểm riêng thể hiện rơ mối quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc của nó:
    Thứ nhất, TDKT có tính chất lí thuyết- thực hành: Nó biểu hiện ở sự thống nhất chặt chẽ giữa thành phần lí thuyết và thành phần thực hành của hoạt động trong sự tác động qua lại và kết hợp không ngừng giữa các hành động trí óc (thao tác) với các hoạt động chân tay bên ngoài (động tác).
    Thứ hai, TDKT có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần khái niệm- h́nh tượng (h́nh ảnh) của hoạt động, có nghĩa thành phần h́nh ảnh và khái niệm là những thành phần cần thiết và có giá trị ngang nhau trong TDKT. V́ thế người ta gọi TDKT chính là tư duy không gian.
    Thứ ba, TDKT có tính chất thiết thực, linh hoạt cao. Thể hiện ở hai mặt:
    - Quá tŕnh tư duy để giải quyết một bài toán kĩ thuật hay một bài toán công nghệ cần phải được hoàn thành trong khoản một thời gian hạn chế.
    - Tính linh hoạt của TDKT không chỉ thể hiẹn ở sự sẵn sàng đáp ứng với thời điểm cần thiết mà c̣n thể hiện ở kĩ năng của con người biết vận dụng hợp lí và có hiệu quả các tri thức đă có vào những điều kiện khác nhau.
    Thứ tư, TDKT mang tính nghề nghiệp. Nghĩa là những người làm công tác kĩ thuật trong một nghề nào đó thường rất nhạy bén với những vấn đề của nghề đó. Sự nhạy cảm nghề nghiệp này cho phép tiếp cận với những khái niệm kĩ thuật hay đối tượng kĩ thuật mới nhanh hơn so với những người không làm nghề đó.
    1.3.4. Mối quan hệ giữa tư duy kĩ thuật và năng lực kĩ thuật:
    TDKT và NLKT có mối qun hệ mật thiết với nhau. TDKT tạo tiền đề cho việc phát triển khả năng sang tạo kĩ thuật, yếu tố hạt nhân của NLKT.
    TDKT với những đặc điểm của nó, bằng sự nhận thức về các hoạt động kĩ thuật, giúp cho cá nhân có năng lực về hoạt động đó. TDKT có tính trừu tượng khái quát, nó không chỉ giải quyết nhiệm vụ nhận thức hiện tại về các hoạt động kĩ thuật mà c̣n tạo tiền đề cho sang tạo kĩ thuật. Với sự nhận thức sâu sắc về đối tượng kĩ thuật th́ cá nhân có thể t́m ṭi phát hiện ra những cái mới đối với đối tượng, chẳng hạn như t́m ra cách thể hiện mới, t́m ra phương án chế tạo mới.
    TDKT c̣n là yếu tố hạt nhân của NLKT. Để hoàn thành tôt một hoạt động kĩ thuật th́ con người phải hiểu được những bản vẽ, sơ đồ, mô h́nh kĩ thuật. Để làm những việc này con người phải có TDKT đó là tư duy khái niệm, tư duy h́nh ảnh, tư duy thao tác. Cá nhân phải có TDKT th́ mới đảm bảo có NLKT. Khi đă có NLKT th́ chắc chắn con người đă có TDKT.
    2. Cơ sở thực tiễn:
    2.1. Thực trạng việc dạy và học môn Công nghệ:
    2.1.1. Thực trạng việc dạy môn Công nghệ:
    Do sự phân hóa trong việc thi cử (thi tốt nghiệp và thi đại học) dù môn Công nghệ là môn học có nội dung thiết thực sinh động và gắn liền với thực tiễn lao động và sản xuất nhưng trong tư tưởng làm việc của giáo viên nó vẫn được coi là môn phụ, điều này cũng tồn tại ngay trong tư tưởng, suy nghĩ của các cấp lănh đạo. Sự quan tâm đến môn học, đầu tư phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho môn học c̣n nhiều hạn chế. Điều này khiến cho giáo viên môn Công nghệ ít nhiều có những mặc cảm nghề nghiệp làm giảm đi sự tâm huyết, ḷng nhiệt t́nh trong giảng dạy.
    Môn Công nghệ là môn gắn liền với thực tiễn lao động, sản xuất. Sự phát triển cúa khoa học kĩ thuật ngày càng phong phú hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Chính v́ vậy việc dạy học đ̣i hỏi người giáo viên cần thường xuyên cập nhật thông tin, gắn bài dạy vào thực tiễn để thu hút học sinh. Muốn vậy giáo viên cần phải nâng cao năng lực chuyên môn và dặc biệt phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Điều này giao viên môn Công nghệ phần lớn chưa thực hiện được.
    Thực tế trong thời gian đầu do số lượng giáo viên môn Công nghệ được đào tạo đúng chuyên ngành c̣n thiếu, nên ở một số trường khó tuyển được giáo viên môn Công nghệ. V́ thế, một số nhà trường đă sử dụng các giáo viên ở môn khác dạy kiêm nhiệm môn Công nghệ. Do không được đào tạo và rèn luyện theo khuôn mẫu nghề nghiệp nên kiến thức chuyên môn về môn Công nghệ, kĩ thuật công nghiệp của những giáo viên kiêm nhiệm rất non yếu hoặc sai lệch mặc dù các giáo viên này có tự nghiên cứu nhưng cũng chưa đủ vững. Điều này làm mất tính chính xác, đặc tính kĩ thuật khó đạt được làm giảm đi sự thu hút hứng thú của học sinh đối với môn học.
    Ngoài những khó khăn về đội ngũ giáo viên, về sự quan tâm đến vị trí môn học ở trường phổ thông. Phần lớn giáo viên môn Công nghệ c̣n chưa tâm huyết với nghề nghiệp. Việc chuẩn bị bài lên lớp và việc tiến hành dạy học đôi khi chỉ mang tính h́nh thức. Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên cũng việc sử dụng các phương tiện hiện đại hầu như c̣n hạn chế. Đối với dạy học các bài thực hành công nghệ, mặc dù đă được nhà nước quan tâm về trang thiết bị phục vụ thực hành, nhưng do chưa đảm bảo đủ số lượng và chất lượng để mỗi học sinh được thực hành. V́ vậy mà mục tiêu và nội dung các giờ dạy học thực hành công nghệ cũng chưa được tiến hành đầy đủ, nếu có được thực hành th́ cũng chủ yếu là quan sát giáo viên thực hiện hoặc t́m hiểu trong sách giáo khoa. Do đó năng lực và kĩ năng thực hành của học sinh chưa được phát huy. Trong các giờ học lí thuyết việc giáo viên hướng dẫn học sinh t́m hiểu kiến thức vẫn mang tính chất thuyết tŕnh, giới thiệu, các phương pháp dạy học tích cực vẫn chưa được áp dụng. Do vậy học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động. V́ học sinh chưa có hứng thú học tập thực sự và như vậy giáo viên đă không phát huy được NLKT của học sinh.
    2.1.2. Thực trạng việc học môn Công nghệ:
    Môn Công nghệ là môn học trong chương tŕnh chính khóa trong trường trung học phổ thông, và là môn học gắn liền với thực tiễn lao động và sản xuất. những kiến thức của bộ môn gắn liền với thực tiễn nên đă thu hút sự quan tâm chú ư của học sinh. Tuy nhiên v́ đây là môn học không thi tốt nghiệp, không thi đại học do đó học sinh cũng chỉ hứng thú trong các giờ học trên lớp. Ngoài các tiết học chính của môn Công nghệ th́ thời gian đầu tư t́m hiểu thêm kiến thức kĩ thuật công nghệ trong thực tế thông qua hoạt động tham quan, ngoại khóa kĩ thuật ngoài giờ lên lớp cũng c̣n ít.
    Trong các giờ học chính, do thực trạng đội ngũ giáo viên đă làm cho lớp học không tập trung được sự chú ư của học sinh. Trong giờ học vẫn c̣n t́nh trạng một số em học sinh làm việc riêng, học bài các môn học khác. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn Công nghệ.
    Do thực tế việc học môn Công nghệ, học sinh chỉ tập trung được ở các giờ học chính khóa nên cần h́nh thành và phát triển NLKT ngay trong giờ học trên lớp.
    2.2. Vấn đề h́nh thành và phát triển năng lực kĩ thuật trong dạy học Công nghệ hiện nay:
    Cách mạng khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, yêu cầu con người cần phải có năng lực thực sự để phục vụ lao động và sản xuất. Quá tŕnh học tập ở trung học phổ thông rèn luyện trong nhà trường đă và đang h́nh thành ở học sinh những năng lực nhất định. Kiến thức môn Công nghệ gắn liền với thực tiễn, học sinh có NLKT sẽ dễ dàng thích ứng hơn với các hoạt động kĩ thuật trong thực tiễn. Qua thực tế việc dạy và học môn Công nghệ th́ vấn đề h́nh thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh có một số điểm như sau:
    - Học sinh nắm được các kiến thức kĩ thuật c̣n mơ hồ, c̣n gặp nhiều khó khăn khi giải các bài toán kĩ thuật. Tư duy không gian của học sinh c̣n yếu thể hiện ở khả năng đọc bản vẽ, đọc sơ đồ nguyên lí của các cơ cấu hệ thống c̣n yếu.
    - Các giờ thực hành c̣n mang tính chất quan sát, học sinh chưa được thực hành nhiều, chưa được luyện tập do đó tư duy thao tác kĩ thuật cũng chưa thành thạo. Khi bước vào thực hành học sinh c̣n lúng túng, thao tác chưa chuẩn xác do vậy cũng chưa phát huy được tính sáng tạo.
    - Trong dạy học vẽ kĩ thuật, nếu học sinh có khả năng tưởng tượng th́ nội dung kiến thức kĩ thuật được tiến hành tiếp thu rất thuận lợi. Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, khả năng tưởng tượng kĩ thuật của học sinh có chiều hướng phát triển tốt. Tuy nhiên sự tưởng tượng đó cũng chưa thể hiện rơ trong môn học. Do năng lực đọc và phân tích các bản vẽ kĩ thuật c̣n yếu nên khả năng tưởng tượng chính xác về vật thể đă được thể hiện, biểu diễn trên bản vẽ c̣n chưa linh hoạt, có nhiều em c̣n tưởng tượng chưa chính xác.
    - Hứng thú kĩ thuật của học sinh chưa thực sự được h́nh thành trong các giờ học kĩ thuật. Có nhiều học sinh có hứng thú nhưng cũng chỉ trong một phạm vi nhất định. Hiện nay các cuộc thi khéo tay kĩ thuật đă được tổ chức thường xuyên hơn do đó cũng đă thu hút được sự quan tâm của học sinh và cũng từ đó sự khéo tay, sáng tạo của học sinh được thể hiện.
    Khi c̣n ngồi trên ghế nhà trường, thông qua quá tŕnh học tập và rèn luyện, học sinh đă h́nh thành những năng lực nhất định. Để lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp trong tương lai, học sinh phải biết được những năng lực của bản thân. Năng lực kĩ thuật của học sinh được h́nh thành chủ yếu thông qua các hoạt động khi học môn Công nghệ trong nhà trường. Có năng lực kĩ thuật, học sinh sẽ định hướng được và hiểu hơn về các lĩnh vực kĩ thuật. Như vậy, h́nh thành và phát triển năng lực kĩ thuật góp phần định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật. V́ vậy trong dạy hoc Công nghệ phải chú trọng h́nh thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh.
     
Đang tải...