Chuyên Đề Năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Năng lực hành chính nhà nước
    a. khái niệm năng lực hành chính nhà nước”
    Năng lực là khả năng thực hiện nhằm đạt mục tiêu định trước.
    Năng lực hành chính nhà nước là khả năng thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước của bộ máy hành chính nhà nước, là khả năng huy động tổng hợp các nguồn lực công để tạo thành sức mạnh trong thực thi công vụ.
    Năng lực nền hành chính gắn liền với chức năng quản lí.
    b.Năng lực hành chính nhà nước được thể hiện trên những phương diện nào?
    Thể hiện thông qua các nguồn lực hành chính, các điều kiện vật chất và kĩ thuật, khả năng đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, yêu cầu thực thi công vụ, tính chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức.
    c. Các yếu tố tác động tới năng lực hành chính nhà nước
    Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực của hành chính nhà nước bao gồm:
    · hệ thống tổ chức hành chính được thiết lập trên cơ sở pháp luật, trong đó có phân định rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính;giữa thẩm quyền chung và thẩm quyền chuyên môn.Nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng quản lí chồng chéo, yếu kém, đùn đẩy trách nhiệm.
    · hệ thống thể chế, quy trình và thủ tục hành chính được ban hành có căn cứ khoa học, hợp lý, tạo nên cơ chế vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, nhanh nhạy, thông suốt trong bộ máy nhà nước;
    · đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu cụ thể trong việc thực thi công vụ;
    · tổng thể các điều kiện vật chất kĩ thuật cần và đủ theo yêu cầu để đảm bảo cho hoạt động công vụ đạt kết quả mong muốn.
    Năng lực hành chính nhà nước phụ thuộc vào việc đảm bảo số lượng và chất lượng của các yếu tố trên. Năng lực hành chính nhà nước quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước.
    2. Hiệu lực của hành chính nhà nước
    a. Khái niệm hiệu lực hành chính nhà nước”
    Hiệu lực hành chính nhà nước là sự thực hiện đúng ,có kết quả chức năng quản lí của bộ máy hành chính để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.
    Hiệu lực là mức độ đạt mục đích cuối cùng mà hành chính nhà nước hướng tới
    b. Hiệu lực hành chính nhà nước được thể hiện trên những phương diện nào?
    Thực hiện đúng mục đích đề ra không tính đến chi phí, nguồn lực bỏ ra
    Nguồn lực nhà nước.
    c. Các yếu tố tác động tới hiệu lực hành chính nhà nước
    Thứ nhất, sự kết hợp các yếu tố thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ tổ chức và công sản.
    Thứ hai, sự ủng hộ của nhân dân đối với nhà nước nói chung và hành chính nói riêng. Sự tín nhiệm của nhân dân dối với cơ quan hành chính nhà nước càng lớn thì hoạt động quản lí của bộ máy hành chính càng dễ đạt mục tiêu.
    Thứ ba, đặc điểm tổ chức và nguyên tắc vận hành của hệ thống chính trị. Hiệu lực quản lý của bộ máy hành chính phụ thuộc vào nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, sự phân công rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan nhà nước với nhau.
    3. Hiệu quả của hành chính nhà nước
    a. khái niệm hiệu quả hành chính nhà nước
    Hiệu quả quản lí nhà nước là kết quả quản lí đạt được của bộ máy hành chính trong sự tuong quan với mức độ các chi phí nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, là sự phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hoạt động hành chính nhà nước với chi phí.
    b. Hiệu quả hành chính nhà nước được thể hiện trên những phương diện nào?
    Hiệu quả hành chính nhà nước được thể hiện trên những phương diện sau:
    · Đạt mục tiêu quản lí hành chính nhà nước nhất định với mức chi phí càng ít càng tốt.
    Với một mức chi phí các nguồn lực, hành chính nhà nước đạt kết quả càng cao càng tốt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...