Luận Văn Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO: Thực trạng và g

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau hơn 20 năm kể từ công cuộc đổi mới, sự đóng góp của ngành nông nghiệp vào phát triển kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả đáng kể và đang ngày càng tăng lên. Sản phẩm của ngành nông nghiệp không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà nhiều sản phẩm còn có khả năng xuất khẩu ra nước ngoài và đạt được những vị thế cao trên thị trường thế giới. Ví dụ: gạo có khối lượng xuất khẩu đứng thứ 2 trên thị trường thế giới trong nhiều năm: năm 2001, 2004 Năm 2001, thị phần xuất khẩu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới là 14%, năm 2004 là 16%[SUP]([1])[/SUP]. Cà phê cũng có khối lượng xuất khẩu đứng thứ 2 trên thị trường thế giới liên tục từ năm 2003 đến nay[SUP]([2]).[/SUP]
    Tuy nhiên, mặc dù các hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn, xếp hạng cao trên thị trường thế giới nhưng tổng giá trị xuất khẩu thu được còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu của thực tế này là phần lớn các nông sản xuất khẩu của chúng ta là dưới dạng thô, sơ chế, tỉ lệ chế biến nông sản thấp. Tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm vẫn chưa đáp ứng, thỏa mãn các tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu lớn như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ.
    Với mục tiêu duy trì và nâng cao vị thế của hàng nông sản xuất khẩu đồng thời làm tăng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, việc nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông sản Việt Nam là một điều hết sức cần thiết.
    Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa như trên, em lựa chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Phân tích và làm rõ năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu;
    - Đánh giá thực trạng chung các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay;
    - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong số 9 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực[SUP]([3])[/SUP], đề tài giới hạn phân tích năng lực cạnh tranh của 3 mặt hàng, đó là: gạo, cà phê và chè, trong khoảng thời gian là từ năm 2000 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, trong đó việc phân tích sẽ được bám sát trên hệ thống lí luận chung. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp phân tích dự báo nhằm đưa ra một số giải pháp trong tương lai.
    5. Bố cục khóa luận
    Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các bảng biểu, khóa luận bao gồm ba chương:
    Chương I: Tổng quan về năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực
    Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO
    Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam trong thời gian tới
    Trong khuôn khổ có hạn của một bài khóa luận tốt nghiệp, bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn đọc.
    Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Hồng Yến đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ LỰC 4
    1. Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. 4
    1.1. Năng lực cạnh tranh. 4
    1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh. 4
    1.2. Hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. 9
    1.2.1. Hàng nông sản. 9
    1.2.2. Hàng xuất khẩu chủ lực: 9
    1.2.3. Hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. 11
    1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. 11
    1.3.1. Sản lượng và danh thu hàng nông sản xuất khẩu cao. 11
    1.3.2. Thị phần hàng nông sản xuất khẩu lớn. 12
    1.3.3. Chi phí sản xuất và giá hàng nông sản xuất khẩu. 13
    1.3.4. Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm hàng nông sản xuất khẩu cao. 15
    1.3.5. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu tốt. 16
    1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu. 17
    1.4.1. Tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp và các ngành khác. 17
    1.4.2. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. 18
    1.4.3. Tạo nguồn ngoại tệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế. 18
    1.4.4. Góp phần mở rộng hợp tác quốc tế. 19
    2. Kinh nghiệm của một số nước thành công trên thế giới 19
    2.1. Hoa Kỳ. 19
    2.1.1. Đầu tư phát triển công nghệ chế biến nông sản và quản lý chất lượng đồng bộ. 20
    2.1.2. Chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản. 20
    2.1.3. Thực hiện hoạt động tài trợ xuất khẩu. 20
    2.1.4. Xây dựng thương hiệu, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. 21
    2.2. Thái Lan. 21
    2.1.1. Thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, chú ý loại hình tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp. 22
    2.1.2. Chính sách thuế và tín dụng. 22
    2.1.3. Chính sách giá cả nông sản. 23
    2.2.4. Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản sản phẩm. 23
    2.2.5. Tổ chức khâu tiêu thụ, quảng bá và phát triển thương hiệu hàng hóa. 24
    2.3. Trung Quốc. 24
    2.3.1. Đa dạng hóa nông sản xuất khẩu và cải thiện chất lượng sản phẩm theo hướng toàn diện. 24
    2.3.2. Đầu tư trọng điểm cho khâu bảo quản và chế biến nông sản xuất khẩu. 25
    2.3.3. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho các chương trình khoa học công nghệ nông nghiệp. 25
    2.3.4. Thực hiện chính sách ưu đãi với đội ngũ cán bộ khoa học. 26
    CHƯƠNG II: NĂNG LỰC CẠNH TRANH MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC VIỆT NAM SAU 2 NĂM GIA NHẬP WTO 28
    1. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam 28
    1.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản trước khi Việt Nam gia nhập WTO 28
    1.1.1. Chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam trước khi gia nhập WTO 28
    1.1.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản trước khi Việt Nam gia nhập WTO 32
    1.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO 35
    1.2.1. Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO 35
    1.2.1.1. Các quy định xuất khẩu nông sản trong WTO 35
    1.2.1.2. Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi sau khi gia nhập WTO 38
    1.2.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO 41
    2. Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam 43
    2.1. Gạo. 43
    2.2. Cà phê. 50
    2.3. Chè. 58
    3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh một số hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay 65
    3.1. Những thành tựu đạt được. 65
    3.2. Những hạn chế cần khắc phục. 66
    3.3. Nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đạt được. 68
    3.4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế cần khắc phục. 70
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ LỰC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 73
    1. Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam 73
    1.1. Mục tiêu phát triển hàng nông sản Việt Nam 73
    1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam 74
    2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam trong thời gian tới 76
    2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô. 77
    2.1.1 Giải pháp về đổi mới cơ chế và quản lý nhà nước. 77
    2.1.2 Giải pháp về quy hoạch tổng thể. 78
    2.1.3. Giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu. 80
    2.1.4. Giải pháp về tăng cường hợp tác và hội nhập quan hệ kinh tế quốc tế. 81
    2.2. Nhóm giải pháp vi mô. 82
    2.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. 82
    2.2.3. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ. 91
    2.2.4. Phát triển nguồn nhân lực. 92
    LỜI KẾT LUẬN 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...