Thạc Sĩ Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 24/6/14
    Last edited by a moderator: 8/8/14
    Luận văn thạc sỹ kinh tế: Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của cỏc doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO

    Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học ngoại thương ------------------- Lê thị minh thảo Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tảI việt nam trong thời kỳ hội nhập wto LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà nội - 2008
    Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học ngoại thương ------------------- Lê thị minh thảo Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tảI việt nam trong thời kỳ hội nhập wto Chuyên ngành: quản trị kinh doanh M∙ số: 60.34.05 Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh Người hướng dẫn khoa học: ts. Trần sỹ lâm hà nội - 2008
    LờI CáM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Sỹ Lâm, mặc dù rất bận với công tác chuyên môn của mình, nhưng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành tới Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Trường Đại học Ngoại thương đã trang bị nhưng kiến thức, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Công ty VINATRANS HANOI, NYK Logistics, APL Logistics, Thamico, Vinafco đã cung cấp cho tôi nhưng tài liệu và thông tin hưu ích liên quan đến đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian cũng như vật chất để tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành khóa luận của mình. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn, khả năng cá nhân còn nhiều hạn chế, trong khi đó phạm vi đề tài rộng, lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ, vì vậy, khóa luận sẽ không tránh khỏi nhưng thiếu sót. Tôi rất mong được sự đồng cảm và góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, đồng nghiệp cũng như đông đảo bạn đọc, giúp cho khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2008 Tác giả Lê Thị Minh Thảo
    i Mục lục Trang Danh mục các ký hiệu, các chư viết tắt Danh mục các bảng biểu Lời Mở Đầu . 1 Chương 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics . 3 1.1 Tổng quan về dịch vụ logistics 3 1.1.1 Khái quát về dịch vụ logistics 3 1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics 3 1.1.1.2 Các loại hình logistics chủ yếu . 4 1.1.1.3 Vai trò của dịch vụ logistics . 6 1.1.2 Nhà cung cấp dịch vụ logistics 11 1.1.2.1 Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ logistics 11 1.1.2.2 Một số loại hình nhà cung cấp dịch vụ logistics 12 1.1.2.3 Dịch vụ logistics do các LSP cung cấp . 13 1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay . 16 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16 1.2.2 Các yếu tố cấu thành và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ 17 1.2.2.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp dịch vụ 17 1.2.2.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm . 18 1.2.2.3 Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ . 18 1.2.2.4 Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp . 19 1.2.2.5 Khả năng thu hút nguồn nhân lực 19 1.2.2.6 Khả năng liên kết và hợp tác của các doanh nghiệp dịch vụ 19
    ii 1.2.2.7 Chỉ tiêu tổng hợp về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ 20 1.2.3 Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 20 1.2.3.1 Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp . 21 1.2.3.2 Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp . 23 1.3 Tình hình phát triển logistics tại một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 27 1.3.1. Tình hình phát triển logistics tại một số nước 27 1.3.1.1 Tình hình phát triển logistics của Trung Quốc . 27 1.3.1.2 Tình hình phát triển logistics của Singapore 30 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 33 Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam . 35 2.1 Tổng quan về thị trường dịch vụ logistics Việt Nam 35 2.1.1 Cầu dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam . 35 2.1.2 Cung dịch vụ logistics tại Việt Nam 37 2.1.2.1 Thành phần doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam . 37 2.1.2.2 Giới thiệu chung về hệ thống dịch vụ logistics tại Việt Nam . 39 2.1.2.3 Tình hình cung cấp dịch vụ logistics của các công ty logistics nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam . 42 2.1.2.4 Tình hình cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam 45 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các công ty giao nhận vận tải Việt Nam . 49 2.2.1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam 49 2.2.1.1 Thị phần và năng lực chiếm lĩnh thị trường . 49
    iii 2.2.1.2 Năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics 51 2.2.1.3 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp GNVT Việt Nam . 54 2.2.1.4 Khả năng thu hút nguồn lực . 54 2.2.1.5 Khả năng liên kết và hợp tác 57 2.3 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam . 58 2.3.1 Quy mô và tổ chức doanh nghiệp 58 2.3.2 ứng dụng công nghệ thông tin . 59 2.3.3 Nguồn nhân lực 60 2.4 Thực trạng về môi trường kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam . 60 2.4.1 Hệ thống khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ logistics ở Việt Nam 60 2.4.2 Cơ chế tổ chức quản lý 62 2.4.3 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho dịch vụ logistics . 63 2.4.4 Cở sở hạ tầng công nghệ thông tin và thương mại điện tử . 65 2.4.5 Đánh giá chung môi trường kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam . 66 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO . 67 3.1 Xu hướng phát triển logistics trên thế giới và xu hướng phát triển của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam . 67 3.1.1 Xu hướng phát triển logistics trên thế giới 67 3.1.2 Xu hướng phát triển của các công ty giao nhận vận tải Việt Nam 72 3.2 Cơ hội và thách thức đối với phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO . 73 3.2.1 Cơ hội 73 3.2.2 Thách thức . 75
    iv 3.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO . 77 3.3.1 Phát triển dịch vụ khách hàng 78 3.3.1.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng . 78 3.3.1.2 Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để hướng tới phát triển toàn diện mô hình logistics 79 3.3.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị hiện đại 79 3.3.3 ứng dụng thương mại điện tử và các phương pháp quản trị hiện đại 79 3.3.4 Xây dựng chiến lược marketing dịch vụ logistics 80 3.3.5 Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý, tích cực đào tạo nhân viên . 81 3.3.6 Giải pháp về huy động vốn 82 3.3.7 Tăng cường liên kết giưa các công ty giao nhận vận tải Việt Nam 82 3.4 Một số kiến nghị đối với Nhà nước để hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam 83 3.4.1 Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ logistics 83 3.4.2 Hệ thống hóa pháp luật và chính sách điều tiết hoạt động logistics 84 3.4.3 Đầu tư kết cấu hạ tầng và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho sự phát triển logistics 86 3.4.3.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải . 86 3.4.3.2 Phát triển mạnh vận tải đa phương thức . 88 3.4.3.3 Đầu tư và khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin . 88 3.4.4 Lập các trung tâm logistics quốc gia . 88 3.4.5 Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động logistics 90 3.4.6 Thúc đẩy sự liên kết giưa các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam 92
    v 3.4.6.1 Khuyến khích liên kết giưa các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam 92 3.4.6.2 Tăng cường vai trò của các hiệp hội . 92 Kết luận 94 Tài liệu tham khảo Phụ lục
    DANH MụC CáC BảNG BIểU Bảng Nội dung Trang Bảng 1.1 Lợi ích từ hoạt động thuê ngoài 9 Bảng 2.1 So sánh dịch vụ logistics được cung cấp logistics nước ngoài 43 Bảng 2.2 Nguồn tín dụng của các loại doanh nghiệp, 2002-2004 55
    DANH MụC các Ký HIệU, CáC CHư VIếT TắT Ký hiệu viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt CNTT Công nghệ thông tin EDI Electronic Data Interchange Trao đổi dư liệu điện tử FCL Full Container Loaded Hàng nguyên container GNVT Giao nhận vận tải LCL Less than Container Loaded Hàng lẻ LSP Logistics Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL Third Party Logistics Logistics bên thứ ba PO Purchase Order Đơn hàng XNK Xuất nhập khẩu WB World Bank Ngân hàng Thế giới WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới Wto World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
    1 lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của CNTT, trên thế giới, logistics đã phát triển rất nhanh chóng và ngành dịch vụ này đã trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn với sự lớn mạnh không ngừng của các công ty logistics bên thứ ba. ở Việt Nam, trong mấy năm gần đây, logistics đang là ngành dịch vụ mang lại nguồn lợi hàng tỷ USD. Tuy nhiên, nguồn lợi này không nằm trong tay các doanh nghiệp Việt Nam mà lại đang chảy về túi của các công ty nước ngoài. Vì vậy cần phải làm sao để phát triển dịch vụ logistics trong các doanh nghiệp GNVT Việt Nam, tận dụng lợi thế cạnh tranh để khai thác mảng thị trường hấp dẫn này. Là thành viên của WTO, theo cam kết từ năm 2009, Việt Nam sẽ mở cửa cho các công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh logistics. Vì vậy, các doanh nghiệp GNVT Việt Nam cần có một sự chuẩn bị vưng chắc, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước sự xâm nhập ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài ngay khi chúng ta ra nhập sân chơi chung. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết và hội thảo liên quan đến logistics. Tuy nhiên các nghiên cứu này còn chung chung, chưa đi sâu vào phân tích thực tế cũng như nhưng yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics trong các doanh nghiệp GNVT Việt Nam và chưa có tác giả nào chọn đề tài này để nghiên cứu. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng cũng như đề xuất nhưng giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp GNVT Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO và đang phải thực hiện cam kết của mình. 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa lý thuyết về dịch vụ logistics và năng lực cạnh tranh.
    2 - Phân tích năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp GNVT Việt Nam. - Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp GNVT Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Về lý luận: Phân tích rõ vai trò của dịch vụ logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp GNVT. - Về thực tế: Đưa ra thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp GNVT Việt Nam và từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp GNVT Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp GNVT Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc triển khai và ứng dụng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp GNVT Việt Nam trong nhưng năm gần đây. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần lời mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phụ lục luận văn được kết cấu thành gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO. Sau đây là nội dung của Luận văn.
    3 Chương 1 tổng quan về năng lực cạnh tranh dịch vụ Logistics 1.1 Tổng quan về dịch vụ logistics 1.1.1 Khái quát về dịch vụ logistics 1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics Thuật ngư logistics trên thế giới đã khá phát triển nhưng tại Việt Nam thuật ngư này còn tương đối mới mẻ. Nhiều người chỉ hiểu logistics là một hoạt động tương đối đặc thù có liên quan chặt chẽ với việc vận tải và giao nhận hàng hóa XNK. Nhưng trên thực tế, khái niệm này còn rộng hơn rất nhiều, logistics được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, quân sự Thuật ngư “logistics” lần đầu tiên được sử dụng trong quân đội, mang nghĩa là “hậu cần” hoặc “tiếp vận”. Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong giao thương quốc tế. Theo Hội đồng Quản lý Logistics của Mỹ (The Council of Logistics Management - CLM): “Logistics là một phần của quá trình cung ứng dây chuyền bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giư các loại hàng hóa và dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các địa điểm tiêu thụ một cách hiệu năng, hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”. Khác với thuật ngư “logistics”, thuật ngư “dịch vụ logistics” chưa được đề cập nhiều đến trong các tài liệu trên thế giới. Ngược lại, ở Việt Nam, khái niệm logistics lại không được bàn tới, Luật Thương mại 2005 (Điều 233) chỉ đưa ra định nghĩa về dịch vụ logistics: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
    4 Luật Thương mại 2005 coi dịch vụ logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa, nhưng người kinh doanh cung cấp một trong các dịch vụ như nhận hàng, vận chuyển, làm thủ tục hải quan thì đều được coi là nhà cung cấp dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics theo cách định nghĩa này có bản chất là một hoạt động tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO). Nếu cho rằng một doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh bất kỳ một trong nhiều công việc trên thì đều được xem là đã kinh doanh dịch vụ logistics thì sẽ dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh bất kỳ dịch vụ vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan trên nguyên tắc cũng bị xem là họ kinh doanh dịch vụ logistics và phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mà pháp luật đặt ra đối với việc kinh doanh dịch vụ logistics (mức vốn điều lệ 10 tỷ đồng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics). Dịch vụ logistics ở đây phải được hiểu là một dịch vụ liên hoàn của nhiều dịch vụ, các dịch vụ này thuộc các giai đoạn từ tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo đó, dịch vụ logistics gắn liền với cả giai đoạn nhập nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông và phân phối. 1.1.1.2. Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu Theo Hiệp định Thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS-The General Agreement on Trade in Services) của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì dịch vụ logistics được chia thành 3 nhóm như sau: ó Các dịch vụ logistics lõi (Core freight logistics services) Dịch vụ logistics lõi chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics, mang tính quyết định đối với các dịch vụ khác và cần phải tiến hành tự do hóa để thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ bao gồm: dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác. Dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm: - Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
    5 - Dịch vụ kho bãi và lưu giư hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; - Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; - Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. ó Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related freight logistics services) Dịch vụ logistics có liên quan tới vận tải: Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp có hiệu quả dịch vụ logistics tích hợp cũng như cung cấp môi trường thuận lợi cho hoạt động của dịch vụ logistics bên thứ 3 phát triển gồm có: - Dịch vụ vận tải hàng hải; - Dịch vụ vận tải thủy nội địa; - Dịch vụ vận tải hàng không; - Dịch vụ vận tải đường sắt; - Dịch vụ vận tải đường bộ; - Dịch vụ vận tải đường ống. ó Các dịch vụ logistics thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non - core freight logistics services) - Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; - Dịch vụ bưu chính; - Dịch vụ thương mại bán buôn; - Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối và giao hàng; - Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. Các nhà làm luật Việt Nam cũng tham khảo Hiệp định này để xây dựng điều khoản về phân loại dịch vụ logistics trong Nghị định 140/2007/NĐ - CP.
    6 1.1.1.3 Vai trò của dịch vụ logistics Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện nhưng điểm sau: - Dịch vụ logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hưu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp. - Dịch vụ logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho. Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của CNTT, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này. - Dịch vụ logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện, và hành trình vận tải, địa điểm, kho bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm . Để giải quyết nhưng vấn đề này một cách có hiệu
    7 quả không thể thiếu vai trò của dịch vụ logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian, và địa điểm (Just – in - Time). Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để hạn chế hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu thông nói chung và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn. - Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics cũng như Viện nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tới khoảng 10 - 13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15 - 20%. Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/năm và ở Brazil là 20%/năm [9]. Điều này cho thấy chi phí cho logistics là rất lớn. Vì vậy, với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn. Giảm chi phí trong sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thực tế nhưng năm qua tại các nước Châu Âu, chi phí logistics đã giảm xuống rất nhiều và còn xu hướng giảm nưa trong các năm tới.
    8 - Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối. Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải, chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD) thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10 - 15% giá FOB, hay 8 - 9% giá CIF. Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông. Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics (bao gồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý ) ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó, nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường biển [9]. Qua Bảng 1.1 ta thấy, việc thuê ngoài dịch vụ logistics đã đem lại nhưng lợi ích không nhỏ cho tất cả các công ty, dù công ty đó ở nước phát triển hay kém phát triển. Chẳng hạn, ở khu vực Châu Mỹ La Tinh, doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics trung bình đã giảm được 16% chi phí logistics so với việc doanh nghiệp không thuê ngoài dịch vụ logistics. Nếu thuê ngoài logistics, doanh nghiệp cũng giảm được 25% chi phí cố định đầu tư cho hoạt động logistics so với việc không thuê ngoài dịch vụ. Vì doanh nghiệp không phải đầu tư vào mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động logistics như: kho bãi, phương tiện vận chuyển, phương tiện xếp dỡ trong kho . Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được các chi phí này để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Về thời gian, chu kỳ trung bình của một đơn hàng là 10,2 ngày. Nhưng nếu doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistic, chu kỳ giảm xuống còn 6,8 ngày, rút ngắn được 3 - 4 ngày. Tương tự như vậy với khu vực khác. Như vậy, logistics đã góp phần làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
    9 Bảng 1.1: Lợi ích từ hoạt động thuê ngoài Châu á Tất cả Châu Bắc Châu Thái Lợi ích các khu Mỹ La Mỹ Âu Bình vực Tinh Dương Giảm chi phí logistics (%) 13 11 13 12 16 Giảm chi phí cố định 18 14 20 17 25 dành cho logistics (%) Từ 14 17,4 12,7 13,8 10,2 Chu kỳ trung bình (số ngày) của một đơn hàng Đến 10,3 13,1 10,2 9,7 6,8 (số ngày) Nguồn: Capgemini, Georgia Institute of Technology, SAP and DHL. The State of Logistics Outsourcing-2007 third-party logistics, 2007 - Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận. Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng nhưng dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ. Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider). Rõ ràng, dịch vụ logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận. Theo kinh nghiệm ở nhưng nước phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5 - 6 tháng xuống còn 2 tháng. Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần sản xuất và gấp từ 1 - 2 lần các dịch vụ ngoại thương khác.
    10 - Dịch vụ logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế. Sản xuất là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. - Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế. Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, chi phí về giấy tờ để phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD [9]. Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế. Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ logistics do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế. Ngoài ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (Electronic Logistics) sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nưa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa. Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...