Thạc Sĩ Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thực trạng và các giải pháp cải thiện

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết và ý nghĩa thực hiện đề tài
    ngân hàng là một trong những kênh huy động và điều hòa nguồn vốn quan
    trọng trong nền kinh tế. ngân hàng còn là một công cụ quan trọng trong việc ổn định thị trường tài chính và quản lý kinh tế của nhà nước. Ngân hàng cũng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hóa.

    Hiện nay, ngành ngân hàng nói chung và SCB nói riêng đang hoạt động trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Ở Việt Nam, lộ trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới đã được khẳng định thông qua việc ký kết khu vực tự do thương mại AFTA, chương trình ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung ASEAN ngày
    28/7/1995, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ ngày 13/7/2000 và đã được Quốc hội
    hai nước thông qua vào cuối năm 2001. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia diễn dàn hợp tác Á- Âu (1996), diễn dàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC (1998), và ngày 7/11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.

    Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, thời điểm hội nhập chính thức là vào năm 2008. Vào thời điểm này, các ngân hàng nước ngoài được hoạt động như ngân hàng nội địa. Cộng với các ngân hàng thương mại quốc doanh đang từng bước triển khai cổ phần hoá Điều đó có nghĩa là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm dịch vụ đa dạng, và trình độ quản trị cao và các ngân hàng thương mại quốc doanh được cổ phần hoá với một sức mạnh mới sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh khổng lồ của các ngân hàng cỡ trung như SCB.

    Ngoài sức ép của lộ trình hội nhập, xét về mặt thực lực, bản thân hầu hết SCB nói chung và SCB nói riêng đều thiếu khả năng phát triển mạnh các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng địa bàn . dẫn tới kết quả cạnh tranh yếu kém.

    Trong bối cảnh như thế, việc tìm hiểu và đánh giá lại thực trạng năng lực cạnh tranh của SCB để từ đó đưa ra những bước đi phù hợp nhằm gia tăng hiệu quả, gia tăng tính cạnh tranh, nâng cao vị thế, qui mô SCB trên địa bàn cả nước trong quá trình hội nhập là một vấn đề cấp thiết đang đặt ra. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu là: “NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN”.

    2. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu sẽ vận dụng phương pháp phương pháp phân tích thống kê
    và phương pháp điều tra khảo sát.

    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề án
    Làm rõ lý luận cạnh tranh, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần.
    Phân tích, đánh giá, làm rõ hiện trạng năng lực cạnh tranh của SCB.
    Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của SCB

    4. Phạm vi nghiên cứu
    Toàn hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn.
    Phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 2005 cho đến 2007.

    5. Nội dung nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm 3 phần sau:
    Chương một : Năng lực cạnh tranh và hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực
    cạnh tranh của một ngân hàng thương mại cổ phần.
    Chương hai : Hiện trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn.
    Chương ba : Giải pháp cải thiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...