Luận Văn Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và tập quán canh tác lúa lâu đời, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Trong thời gian vừa qua xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Cho đến nay, gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường của trên 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ lực của gạo Việt Nam chủ yếu là thị trường các nước Châu Á như Philippine, Malaysia Tuy nhiên, lượng gạo tiêu thụ bình quân trên đầu người ở các thị trường này đang có xu hướng giảm dần làm cho nhu cầu gạo ở các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam đang tiến tới bão hòa.
    Trung Đông là một khu vực cách xa nước ta về địa lý và có nhiều điểm khác biệt về truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tuy nhiên, đây là thị trường dồi dào tiềm năng cho công cuộc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010- 2020. Hiện nay, Trung Đông là khu vực nhập khẩu (NK) lương thực lớn của thế giới với khoảng 90% nhu cầu lương thực hàng năm được đáp ứng từ NK bên ngoài. Trung Đông với dân số hơn 300 triệu người, tốc độ tăng dân số cao, đặc biệt các quốc gia trong khu vực có thế mạnh về dầu mỏ như UAE, Cô oét, Ả rập Xê út tạo nên khả năng thanh toán rất tốt cho việc NK.
    Từ đó có thể thấy rằng tiềm năng thương mại giữa Việt Nam và Trung Đông là rất lớn do Việt Nam xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng mà Trung Đông có nhu cầu NK.Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Trung Đông vẫn còn rất hạn chế. Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2011 vào thị trường này mới chỉ đạt hơn 60 triệu USD, chưa tương xứng với tiềm năng thương mại giữa hai bên.
    Từ thực tế trên, năm 2008, Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành “Chương trình hành động đẩy mạnh quan hệ với Trung Đông đến năm 2015” nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu mặt hàng gạo nói riêng vào thị trường Trung Đông.
    Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam vào thị trường Trung Đông trong bối cảnh hiện nay khi mà mặt hàng gạo Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như Thái Lan, Pakistan, Mỹ và gần đây nhất là Ấn Độ, năng lực cạnh tranh (NLCT) của mặt hàng gạoxuất khẩu của Việt Nam cần phải được nâng cao. Ý thức được tính cấp bách đó, tác giả đã chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông” làm khóa luận tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống lại các chỉ tiêu đánh giá NLCT XK và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT XK của một mặt hàng.
    - Tìm hiểu khái quát về thị trường gạo Trung Đông.
    - Đánh giá thực trạng NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường Trung Đông.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: nghiên cứu hoạt động xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam, thị trường tiêu thụ tại Trung Đông. Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả chỉ xem xét 15 nước Trung Đông hiện có quan hệ ngoại giao với Việt Nam theo số liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp: Ba-ranh, Cô-oét, Ô-man, Ca-ta, Ả-rập Xê-út, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Palextin, I-rắc, Ixrael, Jordan, Liban, Syria, Iran, Ai Cập.
    - Về thời gian: khóa luận nghiên cứu thực trạng NLCT của mặt hàng gạo XK của Việt Nam sang Trung Đông từ năm 2007 đến nay, giải pháp được đề xuất áp dụng từ nay đến năm 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích và dự báo
    5. Nội dung nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông
    Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh mặt hàng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2007 đến nay
    Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông từ nay đến 2020
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...