Tiến Sĩ Năng lực cạnh tranh của lao động xuất khẩu Việt Nam trong thị trường Đông Bắc Á So sánh giữa các nướ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DOCTORAL DISSERTATION ( LUẬN ÁN TIẾN SỸ)
    HANOI-2013

    COMPETITIVENESS OF VIETNAMESE LABOR EXPORT IN NORTH-EAST ASIA MARKET: A COMPARISON ACROSS ASEAN COUNTRIES (Năng lực cạnh tranh của lao động xuất khẩu Việt Nam trong thị trường Đông Bắc Á So sánh giữa các nước ASEAN)
    TABLE OF CONTENTS
    TITLE PAGE Page
    APPROVAL SHEET . ii
    DEDICATION . iii
    ACKNOWLEDGMENT iv
    ABSTRACT .v
    TABLE OF CONTENTS . vi
    LIST OF TABLES . viii
    LIST OF FIGURES .x
    CHAPTER
    1 INTRODUCTION 1
    Background of the Study .1
    Statement of the Problem 5
    Objective of the Study 7
    Hypothesis of the Study 8
    Significance of the Study 8
    Scope and Limitation of the Study 9
    Definition of Terms .10
    2 REVIEW OF RELATED LITERATURE AND STUDIES 14
    Related Literature 14
    Related Studies 32
    Conceptual Framework .43
    3 METHODOLOGY .45
    Research Design 45
    Time and Place of Study .46
    Sampling .46
    Respondents of the Study 47
    Data collection 48
    Research Instruments 48
    Methods of Analysis .50
    4 RESULTS AND DISCUSSION 53
    5 SUMMARY OF FINDINGS, CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS.100
    Summary of Findings .100
    Conclusions .103
    Recommendations .104
    BIBLIOGRAPHY 107
    QUESTIONNAIRE .112
    APPENDIX .121
    CURRICULUM VITAE 123
    TÓM TẮT

    Mỗi năm, nền kinh tế Việt Nam có hơn 1 triệu lao động mới và tình trạng dư thừa lao động luôn là một vấn đề lớn đối với nền kinh tế. Do đó, xuất khẩu lao động là con đường hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này và tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cạnh tranh luôn xảy ra ở mọi nơi và mọi lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực xuất khẩu lao động. Chính vì vậy, việc xác định năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết để định hướng và phát triển nguồn lực lao động quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu về vấn đề này hầu như không có.
    Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "Năng lực cạnh tranh của xuất khẩu lao động Việt Nam trên thị trường Đông Bắc Á: Một so sánh giữa các quốc gia ASEAN" để đi sâu nghiên cứu và phân tích nhằm rút ra những bài học quý giá nhất cho phát triển nền kinh tế.
    Cấu trúc của luận án bao gồm 5 chương.

    GIỚI THIỆU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Luận án đã đề xuất một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh lao động xuất khẩu. Căn cứ vào các chỉ số này, luận án đánh giá theo cả hai cách tiếp cận: Đánh giá trực tiếp từ người sử dụng lao động và đánh giá gián tiếp bằng cách so sánh năng lực của lao động xuất khẩu với yêu cầu của người sử dụng lao động. Ngoài ra, luận án so sánh năng lực cạnh tranh của xuất khẩu lao động giữa các nước trong ASEAN tại các thị trường khác nhau. Căn cứ vào các kết quả phân tích, luận án đề xuất các giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đây là những thông tin rất có giá trị cho chính phủ trong kế hoạch xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu lao động.
    Kết quả của luận án là nguồn thông tin giá trị cho chính phủ và các nhà quản lý xác định được điểm mạnh và điểm yếu của lao động Việt Nam. Mặt khác, luận án cũng chỉ ra các yêu cầu của nhà tuyển dụng quốc tế. Đây là những thông tin rất quan trọng để chính phủ Việt Nam có kế hoạch phát triển lực lượng lao động trong và ngoài nước.

    Câu hỏi nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài này, tác giả đã đi sâu, nghiên cứu và phân tích để trả lời các câu hỏi sau:
    1. Năng lực cạnh tranh của xuất khẩu lao động giữa các quốc gia trên các khía cạnh như: Trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, năng suất lao động (được đánh giá bởi người sử dụng lao động trước đó), kinh nghiệm làm việc (trong công ty trước đây), thái độ làm việc, và ý thức tuân theo hợp đồng lao động theo đánh giá của người lao động và người sử dụng lao động quốc tế?
    2. Sự chênh lệch về năng lực cạnh tranh của lao động xuất khẩu theo đánh giá của người sử dụng lao động quốc tế?
    3. Sự chênh lệch về năng lực cạnh tranh của lao động xuất khẩu giữa các quốc gia?
    4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh lao động xuất khẩu ?
    Ý nghĩa của đề tài
    Kết quả của nghiên cứu của luận án có ý nghĩa quan trọng để quản lý hiệu quả xuất khẩu lao động, cụ thể như sau:
    Đối với người sử dụng lao động quốc tế, dựa trên các kết quả phân tích của luận án, Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng các kế hoạch hành động đặc biệt để nâng cao năng lực cạnh tranh cho lao động Việt Nam. Do đó, người sử dụng lao động sẽ có được nguồn lao động nhập khẩu chất lượng hơn trong tương lai.
    Đối với lao động Việt Nam, Luận án sẽ giúp họ hiểu điểm mạnh và điểm yếu của họ. Ngoài ra, người lao động cũng sẽ nắm được các yêu cầu của nhà tuyển dụng quốc tế về các khía cạnh: Trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, năng suất lao động (được đánh giá bởi người sử dụng lao động trước đó), kinh nghiệm làm việc (trong công ty trước đây), thái độ làm việc, và ý thức tuân theo hợp đồng lao động. Vì vậy, người lao động có thể lấy đó làm cơ sở nhằm chuẩn bị tốt hơn, cải thiện năng lực cạnh tranh của bản thân. Điều này sẽ cung cấp cho họ những định hướng và chiến lược phù hợp để có thể sống và làm việc ở nước ngoài.
    Đối với các nhà quản lý xuất khẩu lao động, kết quả của luận án sẽ mang lại các thông tin giá trị về các yêu cầu của nhà tuyển dụng quốc tế. Những kết quả này sẽ là những cơ sở quan trọng để đề xuất các kế hoạch hành động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam. Luận văn đã xây dựng được một bức tranh tổng thể hoàn chỉnh về tương quan năng lực cạnh tranh lao động xuất khẩu trên thế giới và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động thông qua việc đổi mới, cải thiện và đáp ứng mong đợi của các nhà tuyển dụng quốc tế.
    Đối với chính phủ Việt Nam, luận án phản ánh thực trạng của lao động Việt Nam, điểm mạnh và điểm yếu, mặt khác luận án cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về các yêu cầu của người sử dụng lao động quốc tế. Đây sẽ là nguồn thông tin giá trị cho chính phủ Việt Nam để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn lao động, đặc biệt là lao động xuất khẩu.
    Đối với các nhà nghiên cứu khác, luận án sẽ giúp họ có những thông tin giá trị về lĩnh vực xuất khẩu lao động và năng lực cạnh tranh.
    Phạm vi và giới hạn của đề tài
    Luận án chỉ đánh giá năng lực cạnh tranh lao động xuất khẩu của bốn quốc gia (Việt Nam, Philippines, Indonesia, Thái Lan) dưới tác động của 07 yếu tố chính: Trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, năng suất lao động (được đánh giá bởi người sử dụng lao động trước đó), kinh nghiệm làm việc (trong công ty trước đây), thái độ làm việc, và ý thức tuân theo hợp đồng lao động. Mặt khác, luận án chỉ phân tích cạnh tranh trong thị trường Đông Bắc Á, trên cơ sở các đánh giá của ba nhóm người sử dụng lao động quốc tế, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Các biến trong mô hình được đưa ra dựa trên nghiên cứu các tài liệu tổng quan, các công trình nghiên cứu trước đó và thực tế điều tra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...